https://kevesko.vn/20230712/bang-chung-viet-nam-giam-ngheo-da-chieu-thanh-cong-24088692.html
Bằng chứng Việt Nam giảm nghèo đa chiều thành công
Bằng chứng Việt Nam giảm nghèo đa chiều thành công
Sputnik Việt Nam
Việt Nam là 1 trong 25 quốc gia giảm nghèo đa chiều thành công 15 năm qua, theo đánh giá của UNDP. 12.07.2023, Sputnik Việt Nam
2023-07-12T15:53+0700
2023-07-12T15:53+0700
2023-07-12T15:53+0700
bộ lao động - thương binh và xã hội
việt nam
kinh tế
kinh doanh
đói nghèo
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/18/10982438_0:0:3073:1728_1920x0_80_0_0_090755ad34a6bd0239e4a2deb8f3b07a.jpg
Chỉ có khoảng 1,9% dân số Việt Nam (1,8 triệu người, năm 2021) thuộc diện nghèo đa chiều và 3,5% dân số (ngoài nhóm trên) được xếp vào nhóm ở ngưỡng nghèo (3,3 triệu người, năm 2021).Việt Nam trong nhóm 25 nước giảm nghèo đa chiều thành côngTheo chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) toàn cầu được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Sáng kiến nghèo đói và phát triển con người (OPHI) tại Đại học Oxford công bố ngày 11/7, Việt Nam nằm trong số 25 quốc gia đã giảm nghèo đa chiều thành công.Đáng chú ý, trong 25 quốc gia giảm nghèo đa chiều thành công, ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Congo, Honduras, Indonesia, Serbia, Morocco.Căn cứ theo điểm đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10 (điểm cao - 10 nghĩa là mức độ nghèo đa chiều cao). Theo đó, các tiêu chí nghèo đa chiều của Việt Nam giảm 50%, theo Tuổi trẻ.Các dữ liệu của Việt Nam trong báo cáo được cập nhật đến giai đoạn 2020-2021. Dựa trên những dữ liệu này, 1,9% dân số Việt Nam (1,8 triệu người, năm 2021) thuộc diện nghèo đa chiều và 3,5% dân số (ngoài nhóm trên) được xếp vào nhóm ở ngưỡng nghèo (3,3 triệu người, năm 2021).Các dữ liệu cho thấy, Ấn Độ vẫn ở trong nhóm nghèo tương đối. Vẫn còn khoảng 231 triệu người nước này đang trải qua tình trạng nghèo đa chiều.Theo báo cáo, cứ 100 người ở Ấn Độ thì 16 người đang trải qua tình trạng nghèo đa chiều, cao gấp 4 lần con số tại Trung Quốc, nhưng vẫn tốt hơn so với các quốc gia láng giềng như Pakistan hay Bangladesh.Theo báo cáo mới công bố, 1,1 tỷ trong số 6,1 tỷ người (hơn 18%) sống trong tình trạng nghèo đa chiều ngắn hạn ở 110 quốc gia. Trong đó, tại châu Phi cận Sahara (534 triệu) và Nam Á (389 triệu) là nơi sinh sống của khoảng 5/6 người nghèo.Thêm vào đó, gần 2/3 tổng số người nghèo (730 triệu người) sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình. Điều này cho thấy những chính sách giảm nghèo ở các quốc gia này có vai trò quan trọng trong giảm nghèo toàn cầu.Việt Nam chú trọng giảm nghèo bền vữngNghèo đa chiều là cách đánh giá mới theo tiêu chí về thu nhập (dưới 2,15 USD/ngày - tương đương 50.000 đồng/ngày) và mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, điều kiện sống.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, từ năm 2016-2020, Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới hướng tới giảm nghèo bền vững, tiếp cận đa chiều theo xu hướng chung của các nước trên thế giới.Đây là phương pháp tiếp cận mới, tiến bộ hơn, có tính nhân văn, tác động toàn diện hơn đến người nghèo, nhưng cũng là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.Nỗ lực của Việt NamVới việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều quốc gia vào năm 2015, Việt Nam là quốc gia tiên phong của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều làm công cụ xác định mục tiêu, theo dõi tình hình nghèo đói và xây dựng chính sách.Theo ông Phí Mạnh Thắng, Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mục tiêu tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều của Việt Nam giai đoạn 2022-2025 là duy trì mức 1-1,5%/năm.Theo VnEconomy dẫn lời ông Thắng cho biết, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nước còn 4,03%, giảm 1,17% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao (giảm từ 1-1,5%/năm).Người dân đã có ý thức chủ động nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo sinh kế, tạo thu nhập phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương, trong bối cảnh ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.Đáng chú ý, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Việt Nam đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia, làm cơ sở xác định đối tượng tác động chính sách giảm nghèo.Theo Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo, chuẩn nghèo quốc gia được xây dựng theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ.Việc thay đổi chuẩn nghèo từ đơn chiều sang đa chiều thay đổi căn bản về phương pháp đo lường. Chuẩn nghèo đơn chiều (thu nhập) đo lường và giám sát mức độ về thu nhập.Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ về thu nhập và thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân về việc làm, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và môi trương, thông tin; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội và xây dựng, thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Ngân sách Nhà nước và các nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo của Việt Nam ngày càng tăng.Năm 2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025.Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, trong đó bố trí tối thiểu 75 nghìn tỷ đồng cho Chương trình.
https://kevesko.vn/20230712/da-ro-evn-sai-o-dau-24087999.html
https://kevesko.vn/20230711/nhieu-ngan-hang-viet-nam-dinh-sai-pham-trong-cap-tin-dung--24073828.html
https://kevesko.vn/20230711/ha-noi-tam-dong-cua-quan-com-binh-dan-gia-tren-troi-24068412.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/18/10982438_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_fdbaef151e752fb2529b5a3cb5cb089f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
bộ lao động - thương binh và xã hội, việt nam, kinh tế, kinh doanh, đói nghèo
bộ lao động - thương binh và xã hội, việt nam, kinh tế, kinh doanh, đói nghèo
Chỉ có khoảng 1,9% dân số Việt Nam (1,8 triệu người, năm 2021) thuộc diện nghèo đa chiều và 3,5% dân số (ngoài nhóm trên) được xếp vào nhóm ở ngưỡng nghèo (3,3 triệu người, năm 2021).
Việt Nam trong nhóm 25 nước giảm nghèo đa chiều thành công
Theo chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) toàn cầu được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Sáng kiến nghèo đói và phát triển con người (OPHI) tại Đại học Oxford công bố ngày 11/7, Việt Nam nằm trong số 25 quốc gia đã giảm nghèo đa chiều thành công.
Đáng chú ý, trong 25 quốc gia giảm nghèo đa chiều thành công, ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc, Ấn Độ,
Campuchia, Congo, Honduras, Indonesia, Serbia, Morocco.
Căn cứ theo điểm đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10 (điểm cao - 10 nghĩa là mức độ nghèo đa chiều cao). Theo đó, các tiêu chí nghèo đa chiều của Việt Nam giảm 50%, theo Tuổi trẻ.
Các dữ liệu của Việt Nam trong báo cáo được cập nhật đến giai đoạn 2020-2021. Dựa trên những dữ liệu này, 1,9% dân số Việt Nam (1,8 triệu người, năm 2021) thuộc diện nghèo đa chiều và 3,5% dân số (ngoài nhóm trên) được xếp vào nhóm ở ngưỡng nghèo (3,3 triệu người, năm 2021).
Các dữ liệu cho thấy, Ấn Độ vẫn ở trong nhóm nghèo tương đối. Vẫn còn khoảng 231 triệu người nước này đang trải qua tình trạng nghèo đa chiều.
Theo báo cáo, cứ 100 người ở
Ấn Độ thì 16 người đang trải qua tình trạng nghèo đa chiều, cao gấp 4 lần con số tại Trung Quốc, nhưng vẫn tốt hơn so với các quốc gia láng giềng như Pakistan hay Bangladesh.
Theo báo cáo mới công bố, 1,1 tỷ trong số 6,1 tỷ người (hơn 18%) sống trong tình trạng nghèo đa chiều ngắn hạn ở 110 quốc gia. Trong đó, tại châu Phi cận Sahara (534 triệu) và Nam Á (389 triệu) là nơi sinh sống của khoảng 5/6 người nghèo.
Thêm vào đó, gần 2/3 tổng số người nghèo (730 triệu người) sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình. Điều này cho thấy những chính sách giảm nghèo ở các quốc gia này có vai trò quan trọng trong giảm nghèo toàn cầu.
Việt Nam chú trọng giảm nghèo bền vững
Nghèo đa chiều là cách đánh giá mới theo tiêu chí về thu nhập (dưới 2,15 USD/ngày - tương đương 50.000 đồng/ngày) và mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, điều kiện sống.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, từ năm 2016-2020, Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới hướng tới giảm nghèo bền vững, tiếp cận đa chiều theo xu hướng chung của các nước trên thế giới.
Đây là phương pháp tiếp cận mới, tiến bộ hơn, có tính nhân văn, tác động toàn diện hơn đến người nghèo, nhưng cũng là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Với việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều quốc gia vào năm 2015, Việt Nam là quốc gia tiên phong của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều làm công cụ xác định mục tiêu, theo dõi tình hình nghèo đói và xây dựng chính sách.
Theo ông Phí Mạnh Thắng, Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mục tiêu tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều của Việt Nam giai đoạn 2022-2025 là duy trì mức 1-1,5%/năm.
Theo VnEconomy dẫn lời ông Thắng cho biết, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nước còn 4,03%, giảm 1,17% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao (giảm từ 1-1,5%/năm).
Người dân đã có ý thức chủ động nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo sinh kế, tạo thu nhập phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương, trong bối cảnh ảnh hưởng bởi
đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Việt Nam đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia, làm cơ sở xác định đối tượng tác động chính sách giảm nghèo.
Theo Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo, chuẩn nghèo quốc gia được xây dựng theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ.
Việc thay đổi chuẩn nghèo từ đơn chiều sang đa chiều thay đổi căn bản về phương pháp đo lường. Chuẩn nghèo đơn chiều (thu nhập) đo lường và giám sát mức độ về thu nhập.
Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ về thu nhập và thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân về việc làm, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và
môi trương, thông tin; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội và xây dựng, thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngân sách Nhà nước và các nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo của Việt Nam ngày càng tăng.
Năm 2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, trong đó bố trí tối thiểu 75 nghìn tỷ đồng cho Chương trình.