https://kevesko.vn/20230713/van-hanh-cung-cap-dien-cua-evn-bat-cap-ra-sao-24100316.html
Vận hành cung cấp điện của EVN bất cập ra sao?
Vận hành cung cấp điện của EVN bất cập ra sao?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Kết luận thanh tra của Bộ Công Thương tiếp tục cho thấy, việc quản lý, vận hành cung cấp điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đơn vị... 13.07.2023, Sputnik Việt Nam
2023-07-13T09:56+0700
2023-07-13T09:56+0700
2023-07-13T09:59+0700
evn
việt nam
bộ công thương
điện
năng lượng
nhà máy nhiệt điện
nhiệt điện than
nhiên liệu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/1e/22120244_0:179:1280:899_1920x0_80_0_0_c7e902b235ec4fd3907d76e2949e8350.jpg
Về thủy điện - nguồn chiếm khoảng 29% cơ cấu - theo kết luận thanh tra, vTheo kết luận thanh tra, từ tháng 7/2022, dù dự báo lưu lượng nước về hồ chỉ đạt 60-80% so với trung bình nhiều năm, song việc khai thác ở nhiều hồ thủy điện lớn đã làm ảnh hưởng tới điều tiết chuẩn bị nước cho phát điện mùa khô 2023.Theo báo cáo của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), đến cuối 2022, sản lượng huy động từ nguồn này đạt gần 13 tỷ kWh, giảm 2,1 tỷ kWh so với mức nước dâng bình thường và thấp hơn 1,5 tỷ kWh kế hoạch 2022. Trong đó, miền Bắc thiếu 1,26 tỷ kWh.Tháng 3/2023, sản lượng các hồ thấp hơn 563 triệu kWh so với kế hoạch năm. Con số thiếu hụt tăng lên 765 triệu kWh vào tháng 4 do nước về giảm mạnh. Tuy nhiên, các nhà máy thủy điện vẫn được huy động cao trong các tháng 3-5/2023, dẫn tới hầu hết hồ miền Bắc, một số hồ miền Trung và Nam không đảm bảo mực nước theo kế hoạch.Theo cơ quan thanh tra, thực tế vận hành nhiều thời điểm tổng công suất khả dụng hệ thống điện miền Bắc trong tháng 5 và 6 chỉ đạt hơn 17.000 MW, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nên phải cắt điện diện rộng, không kịp thông báo trước làm ảnh hưởng lớn đời sống người dân, kinh tế - xã hội.Về nhiệt điện - nguồn chiếm hơn 32% cơ cấu - cung ứng gần một nửa sản lượng cả nước, trong đó có miền Bắc, cũng gặp những đứt gãy khi tồn kho nhiên liệu của các nhà máy ở mức thấp. Các nhà máy thiếu than phần lớn thuộc quản lý của EVN. Chẳng hạn, Duyên Hải 1 tồn kho dưới 70%, Duyên Hải 3 tồn kho từ 67% vào cuối tháng 4 giảm xuống còn 8% vào cuối tháng 5; Hải Phòng tồn kho duy trì mức 40-50% trong 2-3 tháng; Thái Bình là 18-44% trong 4 tháng đầu năm.Về điện khí - nguồn chiếm hơn 9% cơ cấu nguồn điện - kết luận thanh tra cho biết, năm 2021-2022 và quý I/2023, khả năng cấp khí tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đáp ứng nhu cầu vận hành thực tế các nhà máy.Tuy nhiên, tháng 4-5/2023 việc cấp khí không đủ nhu cầu nâng công suất tối đa các nhà máy tại cùng khung giờ cần huy động cao (16h hôm trước đến 7h sáng hôm sau) khi điện mặt trời, gió không thể phát. Nguyên nhân là lưu lượng khí theo giờ tại khu vực Đông Nam Bộ không đáp ứng đủ nhu cầu do giới hạn điều kiện vận hành kỹ thuật hệ thống khai thác, vận chuyển và cung cấp khí.Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương chưa làm tròn trách nhiệmNgoài việc chỉ ra trách nhiệm của EVN và các đơn vị liên quan, kết luận thanh tra nêu rõ, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương được giao công tác quản lý về cung ứng điện, tuy nhiên, một số thời điểm việc giám sát, kiểm tra chưa sát tình hình thực tế.Cụ thể, A0 đã dự báo phụ tải cho hệ thống điện cả nước, 3 miền năm 2021-2022 và 5 tháng đầu năm 2023 đúng quy định nhưng "chưa sát thực tế" với diễn biến nhu cầu sử dụng, thủy văn thay đổi.Thanh tra Bộ Công Thương cho rằng, EVN chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong lập kế hoạch, phương án đảm bảo cung cấp điện mùa khô 2023. Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) chưa tuân thủ đầy đủ quy định về lập lịch, huy động, điều tiết các nguồn điện.Trong khi đó, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương cũng chưa làm tròn trách nhiệm giám sát, kiểm tra, và đây cũng là một phần nguyên nhân để xảy ra tình trạng thiếu điện. Trách nhiệm thuộc về Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp và Vụ Dầu khí, than.
https://kevesko.vn/20230612/giam-doc-thuy-dien-hoa-binh-luong-nuoc-ve-ho-thuy-dien-hoa-binh-rat-thap-23538111.html
https://kevesko.vn/20230615/lanh-dao-evn-len-tieng-ve-viec-tam-dinh-chi-giam-doc-a0-23608153.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/03/1e/22120244_0:0:1280:960_1920x0_80_0_0_f2030a406f3cd24272fc6022f761e213.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
evn, việt nam, bộ công thương, điện, năng lượng, nhà máy nhiệt điện, nhiệt điện than, nhiên liệu
evn, việt nam, bộ công thương, điện, năng lượng, nhà máy nhiệt điện, nhiệt điện than, nhiên liệu
Vận hành cung cấp điện của EVN bất cập ra sao?
09:56 13.07.2023 (Đã cập nhật: 09:59 13.07.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Kết luận thanh tra của Bộ Công Thương tiếp tục cho thấy, việc quản lý, vận hành cung cấp điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đơn vị liên quan tại cả hai nguồn thủy điện và nhiệt điện đều có bất cập.
Về thủy điện - nguồn chiếm khoảng 29% cơ cấu - theo kết luận thanh tra, vTheo kết luận thanh tra, từ tháng 7/2022, dù dự báo lưu lượng nước về hồ chỉ đạt 60-80% so với trung bình nhiều năm, song việc khai thác ở nhiều hồ thủy điện lớn đã làm ảnh hưởng tới điều tiết chuẩn bị nước cho phát điện mùa khô 2023.
Theo báo cáo của
Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), đến cuối 2022, sản lượng huy động từ nguồn này đạt gần 13 tỷ kWh, giảm 2,1 tỷ kWh so với mức nước dâng bình thường và thấp hơn 1,5 tỷ kWh kế hoạch 2022. Trong đó, miền Bắc thiếu 1,26 tỷ kWh.
Tháng 3/2023, sản lượng các hồ thấp hơn 563 triệu kWh so với kế hoạch năm. Con số thiếu hụt tăng lên 765 triệu kWh vào tháng 4 do nước về giảm mạnh. Tuy nhiên, các nhà máy thủy điện vẫn được huy động cao trong các tháng 3-5/2023, dẫn tới hầu hết hồ miền Bắc, một số hồ miền Trung và Nam không đảm bảo mực nước theo kế hoạch.
Theo cơ quan thanh tra, thực tế vận hành nhiều thời điểm tổng công suất khả dụng hệ thống điện miền Bắc trong tháng 5 và 6 chỉ đạt hơn 17.000 MW, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nên phải cắt điện diện rộng, không kịp thông báo trước làm ảnh hưởng lớn đời sống người dân, kinh tế - xã hội.
Về nhiệt điện - nguồn chiếm hơn 32% cơ cấu - cung ứng gần một nửa sản lượng cả nước, trong đó có miền Bắc, cũng gặp những đứt gãy khi tồn kho nhiên liệu của các nhà máy ở mức thấp. Các nhà máy thiếu than phần lớn thuộc quản lý của
EVN. Chẳng hạn, Duyên Hải 1 tồn kho dưới 70%, Duyên Hải 3 tồn kho từ 67% vào cuối tháng 4 giảm xuống còn 8% vào cuối tháng 5; Hải Phòng tồn kho duy trì mức 40-50% trong 2-3 tháng; Thái Bình là 18-44% trong 4 tháng đầu năm.
"Các chủ đầu tư nhà máy chưa chấp hành nghiêm quy định của EVN về định mức than tồn kho, ảnh hưởng tới đảm bảo dự phòng vận hành nhà máy ổn định, an toàn, thông qua thiếu than cho sản xuất điện ở một số thời điểm năm 2022 và những tháng đầu năm 2023", kết luận thanh tra nêu.
Về điện khí - nguồn chiếm hơn 9% cơ cấu nguồn điện - kết luận
thanh tra cho biết, năm 2021-2022 và quý I/2023, khả năng cấp khí tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đáp ứng nhu cầu vận hành thực tế các nhà máy.
Tuy nhiên, tháng 4-5/2023 việc cấp khí không đủ nhu cầu nâng công suất tối đa các nhà máy tại cùng khung giờ cần huy động cao (16h hôm trước đến 7h sáng hôm sau) khi điện mặt trời, gió không thể phát. Nguyên nhân là lưu lượng khí theo giờ tại khu vực Đông Nam Bộ không đáp ứng đủ nhu cầu do giới hạn điều kiện vận hành kỹ thuật hệ thống khai thác, vận chuyển và cung cấp khí.
Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương chưa làm tròn trách nhiệm
Ngoài việc chỉ ra trách nhiệm của EVN và các đơn vị liên quan, kết luận thanh tra nêu rõ, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương được giao công tác quản lý về cung ứng điện, tuy nhiên, một số thời điểm việc giám sát, kiểm tra chưa sát tình hình thực tế.
Cụ thể, A0 đã dự báo phụ tải cho hệ thống điện cả nước, 3 miền năm 2021-2022 và 5 tháng đầu năm 2023 đúng quy định nhưng "chưa sát thực tế" với diễn biến nhu cầu sử dụng, thủy văn thay đổi.
Thanh tra
Bộ Công Thương cho rằng, EVN chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong lập kế hoạch, phương án đảm bảo cung cấp điện mùa khô 2023. Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) chưa tuân thủ đầy đủ quy định về lập lịch, huy động, điều tiết các nguồn điện.
"Việc A0 chậm trễ trong ra lệnh điều độ, huy động nguồn điện, triển khai các giải pháp khẩn cấp trong điều kiện diễn biến phụ tải, thủy văn thay đổi nhanh, gây ảnh hưởng cung ứng điện cho miền Bắc", kết luận nêu.
Trong khi đó, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương cũng chưa làm tròn trách nhiệm giám sát, kiểm tra, và đây cũng là một phần nguyên nhân để xảy ra tình trạng thiếu điện. Trách nhiệm thuộc về Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp và Vụ Dầu khí, than.