Thương mại Nga – Việt Nam: Nhà nước cần đặt luật rõ ràng, doanh nghiệp sẽ tự tìm ra đường

© Sputnik / Vitaliy Ankov / Chuyển đến kho ảnhTàu container tại bến của Cảng Thương mại Vladivostok
Tàu container tại bến của Cảng Thương mại Vladivostok - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2023
Đăng ký
Các doanh nghiệp nhấn mạnh: Luật chơi càng đơn giản, càng rõ ràng càng tốt. Nhà nước cần đặt luật cho rõ ràng để sân chơi được công bằng, còn doanh nghiệp sẽ tự tìm ra đường, tự tìm ra lối thoát.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nga trong tháng 5/2023 đạt 153,6 triệu USD, tăng 9,7% so với tháng trước. Nhưng kim ngạch xuất khẩu của 5 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 660,5 triệu USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình này thì tổng kim ngạch song phương năm 2023 sẽ rất thấp. Trong khi đó, tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Nga-Việt về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học – kỹ thuật đầu tháng 4/2023 tại Hà Nội, hai bên đã đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2025.

Thương mại Việt Nam – Nga trong những tháng đầu năm 2023

Trong năm 2023, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga vẫn là hàng dệt may; thuỷ sản; sản phẩm nông nghiệp (rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo…); sản phẩm công nghiệp da giầy; sản phẩm từ mây, tre, cói và thảm; sản phẩm từ gỗ…Trong đó, hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các loại hàng hóa xuất khẩu sang Nga trong 5 tháng đầu năm. Cụ thể xuất khẩu hàng dệt may sang Nga trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 162,7 triệu USD, tăng 67,34% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 24,63% tỷ trọng.

“Đặc biệt, sản phẩm từ cao su có mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga. Cụ thể là trong tháng 5, xuất khẩu sản phẩm từ cao su sang Nga đạt hơn 1,3 triệu USD. Tính chung cho 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sản phẩm từ cao su sang Nga đạt 4,7 triệu USD, tăng 471,95% so với cùng kỳ năm 2022”, - Chuyên gia quan hệ kinh tế quốc tế Lê Xuân Hòa nói với Sputnik.

“Nga là một trong những thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất đứng thứ 5 thế giới với 9% công suất cao su tổng hợp trên toàn cầu. Nga là nhà nhập khẩu ròng cao su tự nhiên và có nhu cầu nhập ngày càng cao, và trong những năm gần đây, Nga tăng cường nhập khẩu cao su của Việt Nam. Theo tôi, trong nửa cuối năm 2023, Nga vẫn sẽ tiếp tục là một thị trường tiềm năng cho cao su và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang đưa ra nhận định với Sputnik.

Người đứng đầu Cộng hòa Sakha (Yakutia) Aisen Nikolaev - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2023
Vùng Yakutia của Nga có kế hoạch hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực du lịch và xuất khẩu khoáng sản
Ở chiều ngược lại, Việt Nam chủ yếu vẫn nhập khẩu từ Nga các mặt hàng sau: Xăng dầu, ô tô và linh kiện, máy móc thiết bị, phân bón, sắt thép, một số sản phẩm nông nghiệp…Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy: Kim ngạch nhập khẩu từ Nga trong tháng 5/2023 đạt 129,1 triệu USD, còn tổng kim ngạch nhập khẩu của 5 tháng đầu năm 2023 là gần 635,4 triệu USD.
Đặc biệt, có một mặt hàng mà Việt Nam tăng cường nhập khẩu từ Nga, tăng mạnh hơn 1.600% trong tháng 3 dù giá tăng gần 20 lần. Đó là phân bón. Mặt hàng này được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt của phương Tây để hỗ trợ an ninh lương thực, đặc biệt là cho các nước nghèo. Nga đã và đang tăng cường xuất khẩu phân bón các loại sang các nước như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
“Thậm chí Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng tham gia vào hoạt động nhập khẩu phân bón từ Nga”, - Một nguồn tin đáng tin cậy nói với Sputnik.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 3/2023, Việt Nam nhập từ Nga 17.651 tấn phân bón, tăng gấp hơn 16 lần so với tháng 2/2023 và tăng hơn 8 lần so với tháng 1/2023.

Những khó khăn và trở ngại

Cách đây gần 10 năm, Nga và Việt Nam đã đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương 10 tỷ USD cho tới năm 2020, nhưng rồi năm 2020 đã qua mà mục tiêu này vẫn còn xa vời.

“Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu đã tạo động lực cho thương mại song phương Nga – Việt Nam. Kể từ khi có hiệu lực tháng 10/2016, tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam-Nga đã có bước tiến mạnh mẽ với mức tăng trung bình khoảng 30%/năm. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, mức tăng trưởng vẫn ở mức dương 18%, đạt 5,3 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD.

Nhưng rồi hai năm Covid -19, rồi tình hình địa chính trị thế giới trong hơn một năm qua cộng với một số nguyên nhân khác, kim ngạch thương mại hai nước đã giảm đáng kể, năm 2022 chỉ đạt hơn 3,6 tỷ USD một chút”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thương mại hai nước vẫn trì trệ. Hiện nay, khó khăn lớn thứ nhất là vấn đề vận tải và logistic, tiếp theo là vấn đề thanh toán, tỷ giá đồng rúp không ổn định cũng là trở ngại lớn, rồi việc thiếu thông tin về thị trường của nhau, việc không hiểu cách tiếp cận thị trường của nhau.
“Tất cả các tuyến vận tải truyền thống đều có thể sử dụng được: Đường sắt, đường biển, vấn đề bây giờ là giá. Cước 1 công tây nơ có thể từ 6 tới 10 nghìn USD. Để có thể chuyển hàng qua Nga mà không lỗ thường xuyên phải nghiên cứu và theo dõi biến động giá vì chúng thay đổi liên tục”, - Ông Lê Hải, chủ một công ty xuất nhập khẩu Việt Nam làm việc với thị trưởng Nga chia sẻ với Sputnik.
Theo các doanh nghiệp Sputnik đã phỏng vấn, Việt Nam hiện tại không cho phép mở tài khoản bằng Nhân dân tệ (chỉ cho những công ty ngay biên giới mở), cộng thêm Nhân dân tệ còn bị mất giá, như vậy chỉ còn cách thanh toán bằng VND thông qua ngân hàng VTB.
Diễn đàn Kinh tế Đông EEF-2018 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2022
Ngân hàng VTB của Nga triển khai chuyển khoản xuyên biên giới đến Việt Nam
Nhưng khó khăn cũng lại nằm ở đây: Chênh lệch giá do cách tính có thể làm người chuyển mất 5-7%, đồng nghĩa với việc hết tiền lời. Mà không lợi nhuận thì ai làm?

Luật phải rõ ràng

“Chúng tôi đã chuyển toàn bộ hàng sang hướng Viễn Đông: Chúng tôi chấp nhận đi lâu hơn, chi phí cao hơn, có thể gặp trục trặc khi đi đường mới vì có thể bị kiểm tra, chưa làm quen dễ làm sai bị phạt… Với mục đích chính là phải đưa được hàng sang Nga, cho nên chúng tôi đã liên tục làm việc với các hãng tàu mới (của Nga, Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Singapore), với cảng mới ở Viễn đông (dưới Viễn đông, Nakhodka có nhiều cảng với các chi phí khác nhau) để giảm tổng chi phí vận tải. Chúng tôi đã chấp nhận làm thử, trả giá để rút kinh nghiệm”, - .Ông Trần Công Hiến, chủ doanh nghiệp “Asifood” nói với Sputnik.
Cũng theo ông Trần Công Hiến, để giải quyết khó khăn lớn liên quan đến chuyển tiền (nhiều ngân hàng từ chối chuyển tiền về Việt Nam) trong hoạt động xuất nhập khẩu, ông đã liên tục tìm và đổi sang ngân hàng mới.

“Trong mấy tháng vừa qua có các đoàn doanh nghiệp hai nước sang tìm hiểu thị trường của nhau. Tôi nhận thấy, họ rất thiếu thông tin về thị trường của nhau, thiếu hiểu biết về văn hóa kinh doanh của nhau. Thật khó mà làm ăn được với nhau, cho dù hai bên đều có nhu cầu về sản phẩm của nhau. Nhiều năm qua chúng ta tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp, nhưng có bao nhiêu hợp đồng được ký kết?

Rất cần những trung tâm thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp Nga muốn làm việc với thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam muốn làm việc với thị trường Nga”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Các doanh nghiệp cũng nhấn mạnh: Luật chơi càng đơn giản, càng rõ ràng càng tốt. Nhà nước cần đặt luật cho rõ ràng để sân chơi được công bằng, còn doanh nghiệp sẽ tự tìm ra đường, tự tìm ra lối thoát khỏi tình trạng trì trệ hiện nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала