Có 12 lãnh đạo cấp vụ Ngân hàng Nhà nước luân chuyển làm quản lý doanh nghiệp

CC BY-SA 3.0 / TomW712 / State Bank branch in Ho Chi Minh CityNgân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2023
Đăng ký
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thông tin, đã có 12 cán bộ lãnh đạo cấp vụ được luân chuyển sang giữ chức danh lãnh đạo, quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại Nhà nước.
Ngay từ năm 2008, NHNN là cơ quan đầu tiên tiến hành nghiên cứu, xây dựng và ban hành “Sơ đồ vị trí việc làm và bản mô tả công việc”. Từ năm 2008 đến nay, NHNN tập trung tuyển dụng cán bộ phù hợp với vị trí công việc, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, theo quy định chung nhưng số lượng biên chế ngày càng ít đi, đòi hỏi chất lượng cán bộ ngày càng cao.

NHNN chú trọng công tác nhân sự

Báo cáo tại phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, sơ kết 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, ngày 19/7, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, 12 lãnh đạo cấp vụ Ngân hàng Nhà nước đã luân chuyển làm quản lý doanh nghiệp.
Ông Tú nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, vừa thực hiện chức năng cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, vừa thực hiện chức năng ngân hàng trung ương.
“Thời gian qua, với vai trò là một cơ quan quản lý nhà nước, đối tượng quản lý và khối lượng công việc của NHNN tăng trưởng ở quy mô lớn, mức độ phức tạp trong công tác quản lý nhà nước cũng tăng lên”, Phó Thống đốc thừa nhận.
Với vai trò là ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước xác định xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nội dung trọng tâm và được thể hiện tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ông Đinh Quang Hiếu  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2023
Thực hư Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Bình vỡ nợ hơn 100 tỷ đồng
Theo ông Đào Minh Tú, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm, đẩy mạnh thực hiện công tác luân chuyển cán bộ từ Ngân hàng Nhà nước sang giữ chức vụ chủ chốt tại ngân hàng thương mại Nhà nước.

“Một số cán bộ lãnh đạo có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn tại các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng được điều động về giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, tham mưu tại một số vụ, cục của Ngân hàng Nhà nước”, theo Phó Thống đốc.

Đã luân chuyển 12 lãnh đạo cấp vụ của NHNN về quản lý doanh nghiệp

Đề cập con số cụ thể, ông Tú cho hay, kể từ khi Quy định số 98 năm 2017 của Bộ Chính trị được ban hành, có 4 cán bộ luân chuyển từ các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại Nhà nước về giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý cấp vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương tại các đơn vị, vụ, cục thuộc Ngân hàng Trung ương.
Có 12 lãnh đạo cấp vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương ở các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được luân chuyển sang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại Nhà nước.
Có 14 cán bộ được luân chuyển giữa các đơn vị, vụ, cục thuộc Ngân hàng Nhà nước và 9 cán bộ được luân chuyển từ ngân hàng thương mại Nhà nước sang giữ các chức vụ giám đốc, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
Theo đại diện lãnh đạo NHNN, việc luân chuyển này vừa giúp cho các vụ, cục chuyên môn nâng cao được năng lực nghiên cứu, xây dựng chính sách cũng như chất lượng tham mưu, xử lý công việc; vừa từng bước đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng được đội ngũ cán bộ tiềm năng thông qua việc tạo điều kiện để cán bộ trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2023
Ngân hàng Nhà nước có khuyết điểm, đề nghị xử lý người đứng đầu giai đoạn 2012-2015

81 cán bộ, công chức, viên chức được vào quy hoạch đào tạo chuyên gia

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng lưu ý, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và triển khai đề án đào tạo chuyên gia qua nhiều giai đoạn.
Với đoạn 2013 - 2020, cơ quan này đã có 40 cán bộ, công chức, viên chức được công nhận hoàn thành chương trình đào tạo chuyên gia.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó 81 cán bộ, công chức, viên chức được lựa chọn đưa vào quy hoạch đào tạo chuyên gia.
Cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành “sơ đồ vị trí việc làm và bản mô tả công việc”.
Theo ông Tú, đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước nằm trong số 5/20 bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành; nằm trong số 4/15 bộ ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm viên chức nghiệp vụ chuyên ngành.

“NHNN luôn tập trung tuyển dụng cán bộ phù hợp với vị trí công việc, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, theo quy định chung nhưng do số lượng biên chế ngày càng ít đi, nên đòi hỏi chất lượng cán bộ ngày càng cao”, Phó Thống đốc lưu ý.

Cần chính sách để giữ cán bộ ngân hàng giỏi, tránh chảy máu chất xám

Nêu một số kiến nghị tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ, Phó Thống đốc đề nghị, Chính phủ sớm ban hành nghị định hướng dẫn về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo quản lý trong cơ quan nhà nước để sớm chuẩn hoá, tạo điều kiện cho vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Động thái bất ngờ của Ngân hàng Nhà nước
Về cơ chế tiền lương, ông Tú cho biết, hệ số lương cơ bản vừa tăng đã mang lại sự phấn khởi cho cán bộ, công chức, viên chức, tuy nhiên với một số lĩnh vực đặc thù cần sớm có quan điểm chỉ đạo chung, để có chính sách giữ được cán bộ, tránh tình trạng chảy máu chất xám.
“Việc cắt giảm biên chế là cần thiết nhưng phải có sự tính toán, không chỉ trên cơ sở vị trí việc làm mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như số lượng nhân sự đang đi học, tránh tình trạng không đảm bảo lực lượng đáp ứng công việc”, Phó Thống đốc kiến nghị.
Đánh giá việc luân chuyển cán bộ giữa doanh nghiệp ngoài nhà nước với doanh nghiệp khu vực nhà nước hiện rất khó, Phó Thống đốc cho rằng, việc tăng cường lực lượng cán bộ có kinh nghiệm, bản lĩnh, có chất lượng từ khu vực ngoài nhà nước vào nhà nước là rất cần thiết. Ông Tú kiến nghị cần sớm giải quyết vướng mắc này.
Đối với cán bộ gắn với công tác thanh tra, kiểm toán ngoài tiêu chuẩn chung còn gắn với tiêu chuẩn chuyên ngành. Tuy nhiên, theo ông Tú, hiện tại để tuyển dụng cán bộ lĩnh vực này trong điều kiện thực tế rất khó.
“Nên có sự gợi mở, quy định phù hợp hơn để thu hút, nếu không lực lượng này sẽ ngày càng mỏng đi, không đáp ứng được năng lực, chất lượng, yêu cầu công việc”, Phó Thống đốc bày tỏ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала