https://kevesko.vn/20230719/trum-cheo-viet-nam-nsnd-tran-bang-qua-doi-24219714.html
"Ông trùm chèo Việt Nam" NSND Trần Bảng qua đời
"Ông trùm chèo Việt Nam" NSND Trần Bảng qua đời
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Đạo diễn Trần Lực cho biết bố anh, Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng vừa qua đời sáng nay (19/7) vì tuổi cao, bệnh trọng. 19.07.2023, Sputnik Việt Nam
2023-07-19T10:16+0700
2023-07-19T10:16+0700
2023-07-19T14:18+0700
việt nam
thông tin
từ trần
nghệ thuật
nghệ sĩ
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/40/45/404509_0:161:3071:1888_1920x0_80_0_0_1303c18cac8112ed61b27dbf19014382.jpg
Theo đó, giáo sư, nghệ sĩ nhân dân Trần Bảng qua đời lúc 6h, sau thời gian nằm viện. Vài ngày trước ông Trần Bảng bị ngã, phải vào viện phẫu thuật. Đạo diễn Trần Lực đã báo tin mừng về ca phẫu thuật thành công. Nhưng sau đó bố ông lại bị viêm phổi nặng và đã qua đời vì căn bệnh này.Nghệ sĩ sống cùng gia đình con trai từ sáu năm trước. Ở tuổi ngoài 90, ông vẫn cập nhật tin tức qua mạng xã hội, sử dụng thành thạo các món đồ công nghệ.Nghệ sĩ Trần Bảng sinh năm 1926, quê ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1951, ông tham gia Đoàn Văn công Trung ương, cùng tổ kịch với Thế Lữ, Song Kim, Nguyễn Hoài... Ở đây, ông bắt đầu đến với nghệ thuật chèo.Theo VnExpress, ông được mệnh danh là "trùm chèo", bởi ông thuộc thế hệ đầu tiên khôi phục nghệ thuật chèo dần mai một trước phong trào Âu hóa những năm 1950.Cả đời làm chèo, vở diễn mà nghệ sĩ dành nhiều tình cảm nhất là Quan Âm Thị Kính, được ông phục dựng ba lần vào các năm 1957, 1968 và 1985. Sau mỗi lần, NSND Trần Bảng nhận ra Thị Kính không phải là phụ nữ mềm yếu, thụ động cam chịu những oan trái, khổ nạn hay hình tượng dầm dề nước mắt. Thị Kính cho thấy dù oan khiên, bất hạnh cũng không mất lòng trắc ẩn, sự vị tha của con người.Ngoài công việc đạo diễn, ông còn viết nhiều kịch bản chèo, như: Con trâu hai nhà, Đường đi đôi ngả, Cô gái và anh đô vật, Tình rừng, Chuyện tình 80 năm, Máu chúng ta đã chảy…Ông còn viết một số cuốn sách nghiên cứu về chèo như Khái luận về chèo, Kỹ thuật biểu diễn chèo, Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc...Ông từng giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Trung ương, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Sân khấu Bộ Văn hóa - Thông tin, Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa 1 (1957). Ông được nhận học hàm Giáo sư và danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1993. Ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2007.
https://kevesko.vn/20230131/nha-giao-nhan-dan-thai-thi-lien-tu-tran--20886240.html
https://kevesko.vn/20220928/nha-giao-uu-tu-nguyen-ngoc-ky-tu-tran-18151606.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/40/45/404509_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_4f087b437029e7b7c5939e2e628936e4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, từ trần, nghệ thuật, nghệ sĩ, xã hội
việt nam, thông tin, từ trần, nghệ thuật, nghệ sĩ, xã hội
"Ông trùm chèo Việt Nam" NSND Trần Bảng qua đời
10:16 19.07.2023 (Đã cập nhật: 14:18 19.07.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Đạo diễn Trần Lực cho biết bố anh, Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng vừa qua đời sáng nay (19/7) vì tuổi cao, bệnh trọng.
Theo đó, giáo sư, nghệ sĩ nhân dân Trần Bảng qua đời lúc 6h, sau thời gian nằm viện. Vài ngày trước ông Trần Bảng bị ngã, phải vào viện phẫu thuật. Đạo diễn Trần Lực đã báo tin mừng về ca phẫu thuật thành công. Nhưng sau đó bố ông lại bị viêm phổi nặng và đã
qua đời vì căn bệnh này.
Nghệ sĩ sống cùng gia đình con trai từ sáu năm trước. Ở tuổi ngoài 90, ông vẫn cập nhật tin tức qua mạng xã hội, sử dụng thành thạo các món đồ công nghệ.
Nghệ sĩ Trần Bảng sinh năm 1926, quê ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1951, ông tham gia Đoàn Văn công Trung ương, cùng tổ kịch với Thế Lữ, Song Kim, Nguyễn Hoài... Ở đây, ông bắt đầu đến với nghệ thuật chèo.
Theo VnExpress, ông được mệnh danh là
"trùm chèo", bởi ông thuộc thế hệ đầu tiên khôi phục nghệ thuật chèo dần mai một trước phong trào Âu hóa những năm 1950.
Cả đời làm chèo, vở diễn mà nghệ sĩ dành nhiều tình cảm nhất là Quan Âm Thị Kính, được ông phục dựng ba lần vào các năm 1957, 1968 và 1985. Sau mỗi lần, NSND Trần Bảng nhận ra Thị Kính không phải là phụ nữ mềm yếu, thụ động cam chịu những oan trái, khổ nạn hay hình tượng dầm dề nước mắt. Thị Kính cho thấy dù oan khiên, bất hạnh cũng không mất lòng trắc ẩn, sự vị tha của con người.
28 Tháng Chín 2022, 10:02
Ngoài công việc đạo diễn, ông còn viết
nhiều kịch bản chèo, như: Con trâu hai nhà, Đường đi đôi ngả, Cô gái và anh đô vật, Tình rừng, Chuyện tình 80 năm, Máu chúng ta đã chảy…
Ông còn viết một số cuốn sách nghiên cứu về chèo như Khái luận về chèo, Kỹ thuật biểu diễn chèo, Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc...
Ông từng giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Trung ương, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Sân khấu Bộ Văn hóa - Thông tin, Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa 1 (1957). Ông được nhận học hàm Giáo sư và danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1993. Ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2007.