Trung Quốc làm gắt, Việt Nam phát cảnh báo

© Sputnik / Mikhail Fomichev / Chuyển đến kho ảnhsầu riêng
sầu riêng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2023
Đăng ký
Trước thực trạng Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ra cảnh báo với các lô hàng nông sản rau quả xuất khẩu của Việt Nam vi phạm yêu cầu về kiểm dịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu kiểm soát chặt chẽ.
Theo đó, Bộ Nông nghiẹp sẽ tạm dừng sử dụng mã số vùng trồng các lô hàng vi phạm kiểm dịch của Trung Quốc.

Trung Quốc làm gắt

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu và tại các cửa khẩu.
Theo công văn được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung ký cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhận được một số thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).
Phía Trung Quốc có phàn nàn liên quan đến vi phạm yêu cầu về kiểm dịch thực vật của các lô hàng chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch chuyến hàng sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2023
Việt Nam xuất khẩu chính ngạch lượng sầu riêng "khủng" qua Trung Quốc
“Việc buông lỏng trong kiểm tra, giám sát tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói dẫn đến tình trạng kiểm soát không hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật mà nước nhập khẩu quan tâm và làm gia tăng số lượng các lô hàng vi phạm quy định của Trung Quốc, thậm chí có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu quan trọng này”, - theo Bộ Nông nghiệp lưu ý.
Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp cũng cho hay đã nhận được thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị tiến hành kiểm tra thực địa đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi có nhu cầu xuất khẩu để hoàn thành đánh giá phân tích nguy cơ dịch hại đối với dừa tươi Việt Nam và làm căn cứ cho việc ký nghị định thư.
Thời gian kiểm tra vào giữa tháng 8/2023 và hình thức kiểm tra trực tuyến kết hợp kiểm tra thực địa và tài liệu.
Theo thông báo, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra hệ thống kiểm soát và phòng chống sinh vật gây hại trên dừa tại các vùng trồng và cơ sở đóng gói, quy trình thu hoạch, vận chuyển và đóng gói dừa xuất khẩu.

Đối tác quan trọng

Việc nhà chức trách Trung Quốc phát đi cảnh báo là hết sức đáng lưu ý đối với các đơn vị xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng như Bộ Nông nghiệp.
Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất. Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng nhất với kim ngạch 1,76 tỷ USD, tăng 121,9% so với cùng kỳ 2022 và chiếm tới 65,8% thị phần xuất khẩu rau quả.
Theo số liệu được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố mới đây cho thấy, 7 tháng của năm 2023, xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 3,25 tỷ USD, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt cả năm ngoái (3,16 tỷ USD).
Xuất khẩu rau quả cũng là ngành có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong nông nghiệp từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân là Trung Quốc tăng thu mua. Sầu riêng, xoài, thanh long, chuối là những sản phẩm đóng góp kim ngạch lớn nhất.
Người dân đưa vải đi tiêu thụ.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2022
Vải thiều không hạt giá 200 nghìn/kg có tạo nên kỳ tích?
Hiệp hội cho biết, các nghị định thư đã ký với nước này trong năm ngoái đã giúp hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam có nhiều thuận lợi. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu rau quả Trung Quốc với giá trị 312 triệu USD, giảm hơn 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả nửa cuối năm có thể cán đích sớm 4 tỷ USD.
Đáng nói, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc của Việt Nam sẽ ngày càng thuận lợi hơn nếu các nhà xuất khẩu đáp ứng tốt yêu cầu thị trường theo hướng thực hành sản xuất tốt (GAP).

Dừng sử dụng mã số vùng trồng các lô hàng vi phạm kiểm dịch của Trung Quốc

Công văn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng nêu ra các giải pháp nhằm bảo đảm việc tuân thủ quy định và tránh nguy cơ bị áp các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ phía Trung Quốc.
Để quản lý tốt và hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố bố trí đủ nguồn lực để thực hiện việc kiểm tra và giám sát các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.
Bộ Nông nghiệp nhắc tới việc tăng cường tuyên truyền và phổ biến rộng rãi quy định của Trung Quốc cũng như tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất và xuất khẩu sang Trung Quốc biết và tuân thủ.
Các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh.
“Địa phương yêu cầu các cơ sở đóng gói phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật đảm bảo làm sạch sinh vật gây hại trên hàng hóa trước khi xuất khẩu; có cơ chế giám sát quy trình đóng gói tại các cơ sở đóng gói”, - Bộ Nông nghiệp nhấn mạnh.
Sầu riêng trên băng chuyền trái cây - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2022
Ngoại giao sầu riêng? Trung Quốc dùng "trái cây vua" để tăng cường quan hệ với Đông Nam Á
Đặc biệt, đối với các trường hợp vi phạm quy định kiểm dịch thực vật theo thông báo từ phía Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện tạm dừng đối với các mã số liên quan để điều tra nguyên nhân để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói liên quan tới các lô hàng xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc và tái phạm nhiều lần trong quá trình kiểm tra kiểm dịch thực vật”, - công văn khẳng định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có cửa khẩu xuất khẩu chỉ đạo cho các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu thực hiện kiểm tra chặt chẽ hàng hóa theo quy định của Trung Quốc và các nước nhập khẩu.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoàng Trung cảnh báo, việc không kiểm tra hoặc không đảm bảo tuân thủ quy trình có thể dẫn đến bỏ sót các trường hợp không đáp ứng yêu cầu mà vẫn được xuất khẩu.
“Điều này có thể dẫn đến việc bị phía Trung Quốc và nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn, thậm chí tạm ngừng nhập khẩu một hoặc toàn bộ các mặt hàng nông sản từ Việt Nam”, - công văn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, đã đẩy mạnh cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói cho doanh nghiệp nhằm tận dụng đà xuất khẩu thuận lợi năm nay.
Bộ Nông nghiệp Việt Nam cũng đang khuyến khích các hợp tác xã, cơ sở kinh doanh chuyển đổi mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tăng cường hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, xanh, tuần hoàn và bền vững.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала