https://kevesko.vn/20230731/tan-chu-tich-nuoc-viet-nam-qua-bai-sat-hach-thanh-cong-24436183.html
Tân Chủ tịch nước Việt Nam qua “bài sát hạch” thành công
Tân Chủ tịch nước Việt Nam qua “bài sát hạch” thành công
Sputnik Việt Nam
Chuyến thăm 2 quốc gia Áo, Italia và Tòa thánh Vatican có thể coi là “bài sát hạch” năng lực ngoại giao của chủ tịch nước đối với hai đối tác về chính trị... 31.07.2023, Sputnik Việt Nam
2023-07-31T17:22+0700
2023-07-31T17:22+0700
2023-07-31T17:27+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
võ văn thưởng
nguyễn minh tâm
vatican
chuyên gia
châu âu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/07/17/24289556_0:0:2501:1407_1920x0_80_0_0_6e3697b36324d00b78aa93af48f90220.jpg
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng ngày 29/7/2023 đã kết thúc chuyến công du nước ngoài thứ ba kể từ khi nhậm chức ngày 2/3/2023. Chuyến thăm 6 ngày đến Áo, Ý và Tòa thánh Vatican được đánh giá là thành công tốt đẹp.Сhuyến công du một số nước châu Âu lần này сủa ông Võ Văn Thưởng có gì đặc biệt?Đây là chuyến công du nước ngoài thứ ba của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng kể từ khi ông nhậm chức ngày 2/3/2023. Trước đó, ông đã có chuyến công du tới Anh dự lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles đệ tam và chuyến thăm Lào từ ngày 10 đến ngày 11/4/2023, được xem như là “bài kiểm tra đầu tiên” để Chủ tịch nước bắt đầu sự nghiệp của ông trên lĩnh vực đối ngoại.Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, sở dĩ nước Áo được chọn là nơi dừng chân đầu tiên vì đây là một quốc gia trung lập ở Trung Âu kể từ năm 1945 đến nay. Chính quyền Áo thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam kể từ năm 1972. Nhân dân Áo rất có cảm tình với nhân dân Việt Nam và đã tham gia nhiều phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam trong suốt 20 năm. Đây là môi trường ngoại giao thuận lợi cho một người mới vào “nghề ngoại giao” như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.Còn Italia là quốc gia nằm trong EU và là thành viên của khối NATO nhưng lại có quan điểm khá trung dung trong các cuộc xung đột, cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị Đông-Tây. Trong quan hệ song phương Việt Nam và Italia, hai nước vừa kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc Italia của thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.Một điểm đặc biệt nữa của chuyến công du châu Âu lần này của người đứng đầu nhà nước Việt Nam là thăm Vatican, Trung tâm của các giáo hội Thiên chúa giáo toàn thế giới. Khác với dự đoán của một số báo chí phương Tây, chuyến thăm đã diễn ra hết sức tốt đẹp. Chủ tịch nước Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng của Tòa thánh Vatican và trao đổi rất nhiều vấn đề về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Qua các thông tin chính thức được phía Việt Nam cung cấp, lãnh đạo Tòa thánh Vatican đã có những hiểu biết xác thực hơn về chủ trương tự do tôn giáo trong khuôn khổ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp Việt Nam.Những kết quả đáng chú ý nhấtTại Cộng hòa Áo:Áo không phải là quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn trong EU nhưng lại là quốc gia có nền công nghệ vi điện tử hiện đại bậc nhất ở Châu Âu và thế giới. Do đó, xây dựng và thúc đẩy quan hệ hợp tác về công nghệ cao đều được hai bên quan tâm vì Áo có công nghệ, Việt Nam có địa bàn thuận lợi và có lượng nhân công chất lượng cao đủ để đáp ứng các yêu cầu đầu tư của Áo trên lĩnh vực này.Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng cũng nói thêm rằng, một điểm nhấn nữa rất quan trọng của chuyến thăm Áo là cuộc hội kiến giữa ông Võ Văn Thưởng với bà Najat Mokhtar, Quyền Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA có trụ sở chính tại Viên. Cuộc gặp này đã khẳng định những đóng góp tích cực của Việt Nam trong khuôn khổ Liên hợp quốc nói chung cũng như các hoạt động hợp tác ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với IAEA. Kết quả cuộc gặp này có tác động thúc đẩy sự hỗ trợ của IAEA đối với các dự án trong khuôn khổ “Chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA”, bao gồm hai dự án rất thiết thực về ứng dụng hạt nhân trong giải quyết dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật (ZODIAC) và trong giải quyết rác thải nhựa đại dương (NUTEC Plastic).Tại Cộng hòa ItaliaKhác với kết quả chuyến thăm Cộng hòa Áo, kết thúc chuyến thăm Italia của Chủ tịch Việt Nam, hai bên đã thống nhất ra Tuyên bố chung.Bản tuyên bố chung của Tổng thống Italia và Chủ tịch nước Việt Nam đã đề cập đến 6 cụm vấn đề hợp tác có tính chiến lược rất sâu rộng gồm:Tại Tòa thánh VaticanTheo chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng, trong tổng thể quan hệ ngoại giao của Việt Nam, quan hệ với Tòa thánh Vatican luôn là quan hệ có tính phức tạp rất cao, gần ngang với sự phức tạp với các cường quốc vì Thiên Chúa giáo là một trong 3 tôn giáo lớn, có tới trên dưới nửa tỷ tín đồ trên khắp toàn cầu và Vatican không khác gì một nhà nước tôn giáo toàn cầu. Thêm vào đó, vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề Thiên Chúa giáo luôn bị các thế lực phản động thù địch xuyên tạc, bóp méo, vu cáo và bịa đặt. Chính vì vậy, chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam đến Vatican lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng.Tại Vatican, “cuộc sát hạch” cuối cùng đối với năng lực ngoại giao của tân chủ tịch nước Việt Nam đã thành công tốt đẹp.
https://kevesko.vn/20230728/-chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-hoi-kien-giao-hoang-francis-24381060.html
https://kevesko.vn/20230724/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-va-phu-nhan-bat-dau-nhung-hoat-dong-dau-tien-tai-ao-24293834.html
vatican
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/07/17/24289556_53:0:2501:1836_1920x0_80_0_0_0e3aa0e389fc3074bce0371b913c778f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, võ văn thưởng, nguyễn minh tâm, vatican, chuyên gia, châu âu
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, võ văn thưởng, nguyễn minh tâm, vatican, chuyên gia, châu âu
Tân Chủ tịch nước Việt Nam qua “bài sát hạch” thành công
17:22 31.07.2023 (Đã cập nhật: 17:27 31.07.2023) Chuyến thăm 2 quốc gia Áo, Italia và Tòa thánh Vatican có thể coi là “bài sát hạch” năng lực ngoại giao của chủ tịch nước đối với hai đối tác về chính trị, kinh tế và một đối tác về tôn giáo.
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng ngày 29/7/2023 đã kết thúc chuyến công du nước ngoài thứ ba kể từ khi nhậm chức ngày 2/3/2023. Chuyến thăm 6 ngày đến Áo, Ý và Tòa thánh Vatican được đánh giá là thành công tốt đẹp.
Сhuyến công du một số nước châu Âu lần này сủa ông Võ Văn Thưởng có gì đặc biệt?
Đây là chuyến công du nước ngoài thứ ba của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng kể từ khi ông nhậm chức ngày 2/3/2023. Trước đó, ông đã có chuyến công du tới Anh dự lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles đệ tam và chuyến thăm Lào từ ngày 10 đến ngày 11/4/2023, được xem như là “bài kiểm tra đầu tiên” để Chủ tịch nước bắt đầu sự nghiệp của ông trên lĩnh vực đối ngoại.
“Chuyến thăm 2 quốc gia Áo, Italia và Tòa thánh Vatican vừa có thể coi là “bài sát hạch” năng lực ngoại giao của chủ tịch nước đối với hai đối tác về chính trị, kinh tế và một đối tác về tôn giáo. Việc chọn Áo, Italia và Tòa thánh Vatican làm các điểm dừng chân ở Châu Âu trong chuyến thăm kéo dài gần 1 tuần qua của Chủ tịch Võ Văn Thưởng là một “bài sát hạch” vừa sức; đồng thời có tính tổng hợp với 3 đối tượng tương đối khác nhau”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, sở dĩ nước Áo được chọn là nơi dừng chân đầu tiên vì đây là một quốc gia trung lập ở Trung Âu kể từ năm 1945 đến nay. Chính quyền Áo thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam kể từ năm 1972. Nhân dân Áo rất có cảm tình với nhân dân Việt Nam và đã tham gia nhiều phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam trong suốt 20 năm. Đây là môi trường ngoại giao thuận lợi cho một người mới vào “nghề ngoại giao” như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Còn Italia là quốc gia nằm trong EU và là thành viên của khối NATO nhưng lại có quan điểm khá trung dung trong các cuộc xung đột, cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị Đông-Tây. Trong quan hệ song phương Việt Nam và Italia, hai nước vừa kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc Italia của thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Một điểm đặc biệt nữa của chuyến công du châu Âu lần này của người đứng đầu nhà nước Việt Nam là thăm Vatican, Trung tâm của các giáo hội Thiên chúa giáo toàn thế giới. Khác với dự đoán của một số báo chí phương Tây, chuyến thăm đã diễn ra hết sức tốt đẹp. Chủ tịch nước Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng của Tòa thánh Vatican và trao đổi rất nhiều vấn đề về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Qua các thông tin chính thức được phía Việt Nam cung cấp, lãnh đạo Tòa thánh Vatican đã có những hiểu biết xác thực hơn về chủ trương tự do tôn giáo trong khuôn khổ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp Việt Nam.
Những kết quả đáng chú ý nhất
Áo không phải là quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn trong EU nhưng lại là quốc gia có nền công nghệ vi điện tử hiện đại bậc nhất ở Châu Âu và thế giới. Do đó, xây dựng và thúc đẩy quan hệ hợp tác về công nghệ cao đều được hai bên quan tâm vì Áo có công nghệ, Việt Nam có địa bàn thuận lợi và có lượng nhân công chất lượng cao đủ để đáp ứng các yêu cầu đầu tư của Áo trên lĩnh vực này.
“Sự hợp tác và hội nhập trong khác biệt giữa Áo và Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa và du lịch , kết hợp với tăng cường giao lưu nhân dân sẽ hứa hẹn những bước đột phá mới”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng cũng nói thêm rằng, một điểm nhấn nữa rất quan trọng của chuyến thăm Áo là cuộc hội kiến giữa ông Võ Văn Thưởng với bà Najat Mokhtar, Quyền Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA có trụ sở chính tại Viên. Cuộc gặp này đã khẳng định những đóng góp tích cực của Việt Nam trong khuôn khổ Liên hợp quốc nói chung cũng như các hoạt động hợp tác ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình
với IAEA.
Kết quả cuộc gặp này có tác động thúc đẩy sự hỗ trợ của IAEA đối với các dự án trong khuôn khổ “Chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA”, bao gồm hai dự án rất thiết thực về ứng dụng hạt nhân trong giải quyết dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật (ZODIAC) và trong giải quyết rác thải nhựa đại dương (NUTEC Plastic).
“Cuộc gặp này còn là một minh chứng thuyết phục về việc Việt Nam đã và đang cố gắng hành động tích cực trong việc thực hiện Tuyên bố chung của ASEAN về một khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng nhấn mạnh với Sputnik.
Khác với kết quả chuyến thăm Cộng hòa Áo, kết thúc chuyến thăm Italia của Chủ tịch Việt Nam, hai bên đã thống nhất ra Tuyên bố chung.
Bản tuyên bố chung của Tổng thống Italia và Chủ tịch nước Việt Nam đã đề cập đến 6 cụm vấn đề hợp tác có tính chiến lược rất sâu rộng gồm:
Sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Italia; trong đó có 3 vấn đề mới gồm chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu;
Tăng cường hợp tác chính trị, ngoại giao, quốc phòng và an ninh; trong đó có các vấn đề mới như tiến hành đào tạo chuyên ngành về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, công nghiệp quốc phòng, an ninh và an ninh hàng hải; thiết lập Ủy ban hỗn hợp để thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với Bộ Nội vụ Italia và hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng, phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển; trong đó có việc triển khai hiệu quả cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế và phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD; Nghị viện Italia đã thông qua điều luật về phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư
Việt Nam-EU (EVIPA); mở rộng Văn phòng Cơ quan Hợp tác phát triển Italia tại Hà Nội phụ trách khu vực cũng như chiến lược mới của Italia nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển với ASEAN và Việt Nam.
Ứng phó với biến đổi khí hậu: Trong đó có việc hai bên xúc tiến xây dựng dự án “Thiết lập và triển khai Hệ thống thông tin địa lý về Tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu, Đánh giá rủi ro và Giám sát môi trường cho Việt Nam dựa trên Công nghệ viễn thám”.
Mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác; trong đó có các vấn đề mới như: Đề xuất các đề tài/dự án theo “Chương trình hợp tác khoa học và công nghệ 2024-2026” trong các lĩnh vực cụ thể cùng quan tâm như nông nghiệp và khoa học thực phẩm, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
Các vấn đề quốc tế và khu vực: Như đã thực hiện cam kết với ASEAN, trong tất cả các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Việt Nam tới các nước là đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam luôn nêu vấn đề hợp tác giữa ASEAN với đối tác của mình. Trong đề mục cuối cùng này có tới 3/6 đề mục đề cập đến việc tăng cường hợp tác giữa EU cũng như Italia đối với ASEAN.
“Ngoài Tuyên bố chung, Việt Nam và Italia đã ký kết 5 văn kiện hợp tác quan trọng khác. Với các kết quả đó, có thể thấy rằng, Việt Nam và Italia rất có thể sẽ nâng cấp quan hệ giữa hai nước trong một tương lai không xa”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm đưa ra bình luận với Sputnik.
Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng, trong tổng thể quan hệ ngoại giao của Việt Nam, quan hệ với Tòa thánh Vatican luôn là quan hệ có tính phức tạp rất cao, gần ngang với sự phức tạp với các cường quốc vì Thiên Chúa giáo là một trong 3 tôn giáo lớn, có tới trên dưới nửa tỷ tín đồ trên khắp toàn cầu và Vatican không khác gì một nhà nước tôn giáo toàn cầu. Thêm vào đó, vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề Thiên Chúa giáo luôn bị các thế lực phản động thù địch xuyên tạc, bóp méo, vu cáo và bịa đặt. Chính vì vậy, chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam đến Vatican lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng.
“Hai bên đã đạt được thỏa thuận về “Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam. Với thỏa thuận này, không chỉ quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican có một cầu nối ngoại giao tin cậy để thúc đẩy quan hệ mà còn hỗ trợ cộng đồng Công giáo Việt Nam hoạt động trên tinh thần tôn trọng pháp luật và Giáo huấn của Giáo hội, thực hiện đường hướng “đồng hành cùng dân tộc”, “giáo dân tốt và công dân tốt”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho phóng viên Sputnik.
Tại Vatican, “cuộc sát hạch” cuối cùng đối với năng lực ngoại giao của tân chủ tịch nước Việt Nam đã thành công tốt đẹp.