https://kevesko.vn/20230802/tinh-hinh-nguoi-viet-tai-niger-sau-dao-chinh-quan-su-24476067.html
Tình hình người Việt tại Niger sau đảo chính quân sự
Tình hình người Việt tại Niger sau đảo chính quân sự
Sputnik Việt Nam
Tình hình người Việt tại Niger vẫn ổn định, an toàn, chưa có trường hợp người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum của phe... 02.08.2023, Sputnik Việt Nam
2023-08-02T14:34+0700
2023-08-02T14:34+0700
2023-08-02T14:36+0700
việt nam
thế giới
xã hội
bạo loạn
algeria
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/02/24476608_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_5c103e4cc879a025ce4a7435dc6ffc30.jpg
Trước đó, ngày 28/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã phát khuyến cáo cho công dân tại Niger, đề nghị bà con hạn chế đi lại, tuân thủ hướng dẫn an ninh của lực lượng giữ trật tự nước sở tại, tránh tập trung đông người.Đảo chính tại NigerMột tuần sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính quyền Tổng thống Mohamed Bazoum, tình hình tại thủ đô Niamey cùng nhiều thành phố khác của Niger vẫn vô cùng căng thẳng, như Sputnik đã thông tin trước đó.Ngày 26/7, lực lượng cận vệ tiến hành đảo chính, bắt giữ và quản thúc tại gia Tổng thống Niger Mohamed Bazoum, 64 tuổi.Người chỉ huy cuộc đảo chính Niger chính là tướng Abdourahamane Tchiani, phụ trách đội cận vệ vốn có trách nhiệm bảo vệ Tổng thống Mohamed Bazoum.Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia hôm 28/7, với tư cách người đứng đầu “Hội đồng quốc gia Bảo vệ Tổ quốc Niger”, tướng Abdourahamane Tchiani tuyên bố cuộc đảo chính lật đổ tổng thống diễn ra xuất phát từ nguyên nhân tình hình an ninh ngày càng tồi tệ của đất nước.Niger cần một nhà lãnh đạo mới và chính tướng Abdourahamane Tchiani sẽ lãnh đạo chính quyền chuyển tiếp.Ngày 30/7, Khối Cộng đồng kinh tế 15 quốc gia Tây Phi (ECOWAS – 15 nước châu Phi gồm cả Niger) đã ra tối hậu thư tuần cho phe đảo chính Niger khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum hoặc sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt và khả năng sử dụng vũ lực.ECOWAS lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính và khẳng định sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính, quyền đi lại đối với giới lãnh đạo quân sự Niger. Khối này cũng hạ lệnh đình chỉ ngay lập tức mọi giao dịch thương mại và tài chính giữa các nước thành viên với Niger, đóng băng tài sản của những người chịu trách nhiệm về quân sự và tham gia đảo chính lật đổ tổng thống Bazoum.Hoa Kỳ, Pháp cùng một số quốc gia phương Tây phản đối cuộc đảo chính, không công nhận chính quyền quân sự của tướng Tchiani. Pháp hôm 31/7 ra cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ hành động tấn công nào nhằm vào công dân, quân đội, nhà ngoại giao cũng như lợi ích của Pháp tại Niger.Đồng thời, trước nguy cơ bất ổn gia tăng tại Niger, nhiều quốc gia đã khuyến cáo các công dân rời khỏi quốc gia Tây Phi này.Bộ Ngoại giao Pháp thông báo bắt đầu thực hiện việc sơ tán công dân rời khỏi Niger từ 1/8. Ý cũng xác nhận sẽ tổ chức nhiều chuyến bay đặc biệt để đưa công dân rời khỏi Niger, tránh có thương vong nếu căng thẳng leo thang.Đến ngày 2/8, chính quyền Niger đã mở lại biên giới với Algeria, Burkina Faso, Libya, Mali và Chad vốn bị đóng trước đó liên quan đến cuộc đảo chính lật đổ tổng thống đương nhiệm, như Sputnik đã cập nhật.Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Niger là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, được viện trợ 2 tỷ USD hỗ trợ phát triển chính thức mỗi năm.Niger chìm trong bất ổn và liên tiếp chứng kiến hàng loạt cuộc đảo chính kể từ khi giành được độc lập từ Pháp vào năm 1960. Đây cũng là một trong những quốc gia nghèo chất châu Phi khi có đến 80% diện tích đất nước phần lớn là sa mạc Sahara, bị đe doạ bởi hạn hán kéo dài và nạn sa mạc hoá.Do đó, cộng đồng quốc tế nhấn mạnh, con đường hoà bình, giải pháp đàm phán và hòa giải vẫn là sự lựa chọn được châu Phi thực hiện song song để giải quyết khủng hoảng chính trị tại Niger, nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng lan rộng ra toàn bộ khu vực Tây Phi.Chưa có người Việt bị ảnh hưởng bởi đảo chính quân sự tại NigerTrước tình hình căng thẳng tại Niger kể từ thời điểm đảo chính, ngày 1/8, ông Nguyễn Việt Sơn, Bí thư thứ nhất phụ trách lãnh sự và bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria, cho hay, vẫn đang theo dõi sát diễn biến tình hình tại Niger, địa bàn mà đại sứ quán kiêm nhiệm ở khu vực.Ông Nguyễn Việt Sơn xác nhận với Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) rằng, toàn bộ người Việt Nam tại Niger vẫn an toàn và Đại sứ quán đang tích cực triển khai công tác bảo hộ công dân.Theo ông Sơn, Đại sứ quán đã liên lạc được một số đầu mối người Việt và gốc Việt tại thủ đô Niamey của Niger.Số lượng công dân Việt Nam ở Niger không lớnBí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria thông tin thêm, do an ninh tại Niger có nhiều thách thức kéo dài nên số lượng người Việt Nam tại đây ít.Đại sứ Việt Nam tại Algeria Trần Quốc Khánh cũng đã liên lạc với Đại sứ Niger tại Algeria.Phía Việt Nam đã đề nghị chính quyền Niger có các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng người Việt Nam tại Niger.Đại sứ quán Việt Nam cũng đã cập nhật đường dây nóng điện thoại trên website, trên fanpage của Đại sứ quán.Qua đó bà con người Việt cần giúp đỡ có thể liên hệ tới đường dây nóng qua điện thoại 24/24h (cả viber, whatsapp), hoặc gửi email, nhắn tin facebook cho Đại sứ quán.Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria ngày 28/7 đã phát khuyến cáo cho công dân tại Niger về hạn chế đi lại, tuân thủ hướng dẫn an ninh của lực lượng giữ trật tự nước sở tại vì tình hình phức tạp.Trong trường hợp khẩn cấp, công dân Việt Nam có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria qua số điện thoại: +213 558 30 59 09 hoặc địa chỉ email: sqvnalgerie@yahoo.com.vn.
https://kevesko.vn/20230802/chinh-quyen-niger-thong-bao-mo-lai-bien-gioi-voi-5-nuoc-lang-gieng-24472761.html
https://kevesko.vn/20230801/chuyen-gia-danh-gia-kha-nang-dua-quan-cong-dong-cac-nuoc-tay-phi-vao-niger-24458987.html
https://kevesko.vn/20230801/burkina-faso-va-mali-danh-dong-hanh-dong-can-thiep-vao-niger-voi-loi-tuyen-chien-24449019.html
algeria
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/02/24476608_341:0:3072:2048_1920x0_80_0_0_258230cf200c675a93d08b5ac2cdd098.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thế giới, xã hội, bạo loạn, algeria
việt nam, thế giới, xã hội, bạo loạn, algeria
Tình hình người Việt tại Niger sau đảo chính quân sự
14:34 02.08.2023 (Đã cập nhật: 14:36 02.08.2023) Tình hình người Việt tại Niger vẫn ổn định, an toàn, chưa có trường hợp người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum của phe tướng cận vệ Abdourahamane Tchiani ở quốc gia Tây Phi.
Trước đó, ngày 28/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã phát khuyến cáo cho công dân tại Niger, đề nghị bà con hạn chế đi lại, tuân thủ hướng dẫn an ninh của lực lượng giữ trật tự nước sở tại, tránh tập trung đông người.
Một tuần sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính quyền Tổng thống Mohamed Bazoum, tình hình tại thủ đô Niamey cùng nhiều thành phố khác của Niger vẫn vô cùng căng thẳng, như Sputnik đã thông tin trước đó.
Ngày 26/7, lực lượng cận vệ tiến hành đảo chính, bắt giữ và quản thúc tại gia Tổng thống Niger Mohamed Bazoum, 64 tuổi.
Người chỉ huy cuộc đảo chính Niger chính là tướng Abdourahamane Tchiani, phụ trách đội cận vệ vốn có trách nhiệm bảo vệ Tổng thống Mohamed Bazoum.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia hôm 28/7, với tư cách người đứng đầu “Hội đồng quốc gia Bảo vệ Tổ quốc Niger”, tướng Abdourahamane Tchiani tuyên bố cuộc đảo chính lật đổ tổng thống diễn ra xuất phát từ nguyên nhân tình hình an ninh ngày càng tồi tệ của đất nước.
Niger cần một nhà lãnh đạo mới và chính tướng Abdourahamane Tchiani sẽ lãnh đạo chính quyền chuyển tiếp.
Ngày 30/7, Khối Cộng đồng kinh tế 15 quốc gia Tây Phi (ECOWAS – 15 nước châu Phi gồm cả Niger) đã ra tối hậu thư tuần cho phe đảo chính Niger khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum hoặc sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt và khả năng sử dụng vũ lực.
ECOWAS lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính và khẳng định sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính, quyền đi lại đối với giới lãnh đạo quân sự Niger. Khối này cũng hạ lệnh đình chỉ ngay lập tức mọi giao dịch thương mại và tài chính giữa các nước thành viên với Niger, đóng băng tài sản của những người chịu trách nhiệm về quân sự và tham gia đảo chính lật đổ tổng thống Bazoum.
Hoa Kỳ, Pháp cùng một số quốc gia phương Tây phản đối cuộc đảo chính, không công nhận chính quyền quân sự của tướng Tchiani. Pháp hôm 31/7 ra cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ hành động tấn công nào nhằm vào công dân, quân đội, nhà ngoại giao cũng như lợi ích của Pháp tại Niger.
Đồng thời, trước
nguy cơ bất ổn gia tăng tại Niger, nhiều quốc gia đã khuyến cáo các công dân rời khỏi quốc gia Tây Phi này.
Bộ Ngoại giao Pháp thông báo bắt đầu thực hiện việc sơ tán công dân rời khỏi Niger từ 1/8. Ý cũng xác nhận sẽ tổ chức nhiều chuyến bay đặc biệt để đưa công dân rời khỏi Niger, tránh có thương vong nếu căng thẳng leo thang.
Đến ngày 2/8, chính quyền Niger đã mở lại biên giới với Algeria, Burkina Faso, Libya, Mali và Chad vốn bị đóng trước đó liên quan đến cuộc đảo chính lật đổ tổng thống đương nhiệm, như Sputnik đã cập nhật.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Niger là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, được viện trợ 2 tỷ USD hỗ trợ phát triển chính thức mỗi năm.
Niger chìm trong bất ổn và liên tiếp chứng kiến hàng loạt cuộc đảo chính kể từ khi giành được độc lập từ Pháp vào năm 1960. Đây cũng là một trong những quốc gia nghèo chất châu Phi khi có đến 80% diện tích đất nước phần lớn là sa mạc Sahara, bị đe doạ bởi hạn hán kéo dài và nạn sa mạc hoá.
Do đó, cộng đồng quốc tế nhấn mạnh, con đường hoà bình, giải pháp đàm phán và hòa giải vẫn là sự lựa chọn được châu Phi thực hiện song song để giải quyết khủng hoảng chính trị tại Niger, nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng lan rộng ra toàn bộ khu vực Tây Phi.
Chưa có người Việt bị ảnh hưởng bởi đảo chính quân sự tại Niger
Trước tình hình căng thẳng tại Niger kể từ thời điểm đảo chính, ngày 1/8, ông Nguyễn Việt Sơn, Bí thư thứ nhất phụ trách lãnh sự và bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria, cho hay, vẫn đang theo dõi sát diễn biến tình hình tại Niger, địa bàn mà đại sứ quán kiêm nhiệm ở khu vực.
Ông Nguyễn Việt Sơn xác nhận với Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) rằng, toàn bộ người Việt Nam tại Niger vẫn an toàn và Đại sứ quán đang tích cực triển khai công tác bảo hộ công dân.
“Đại sứ quán luôn theo sát diễn biến tình hình tại Niger. Và ngay sau khi sự kiện xảy ra, Đại sứ quán đã cử cán bộ làm đầu mối nắm tình hình và phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết”, - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria Nguyễn Việt Sơn khẳng định.
Theo ông Sơn, Đại sứ quán đã liên lạc được một số đầu mối người Việt và gốc Việt tại thủ đô Niamey của Niger.
“Chúng tôi đã liên lạc được một số đầu mối người Việt và gốc Việt tại thủ đô Niamey của Niger. Đến nay, tình hình của bà con ổn định, an toàn, chưa có trường hợp người Việt Nam bị ảnh hưởng”, - ông Sơn cho biết.
Số lượng công dân Việt Nam ở Niger không lớn
Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria thông tin thêm, do an ninh tại Niger có nhiều thách thức kéo dài nên số lượng người Việt Nam tại đây ít.
“Theo thông tin chưa đầy đủ thì hiện có khoảng ba chục người Việt Nam sinh sống làm ăn tại Niger”, - ông Sơn cho biết.
Đại sứ Việt Nam tại Algeria Trần Quốc Khánh cũng đã liên lạc với Đại sứ Niger tại Algeria.
Phía Việt Nam đã đề nghị chính quyền Niger có các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng người Việt Nam tại Niger.
Đại sứ quán Việt Nam cũng đã cập nhật đường dây nóng điện thoại trên website, trên fanpage của Đại sứ quán.
Qua đó bà con người Việt cần giúp đỡ có thể liên hệ tới đường dây nóng qua điện thoại 24/24h (cả viber, whatsapp), hoặc gửi email, nhắn tin facebook cho Đại sứ quán.
Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria ngày 28/7 đã phát khuyến cáo cho công dân tại Niger về hạn chế đi lại, tuân thủ hướng dẫn an ninh của lực lượng giữ trật tự nước sở tại vì tình hình phức tạp.
“Đại sứ quán khuyến cáo bà con cẩn trọng giữ an toàn, hạn chế di chuyển khi không thật cần thiết, tuân thủ pháp luật sở tại”, - cơ quan ngoại giao cho hay.
Trong trường hợp khẩn cấp, công dân Việt Nam có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria qua số điện thoại: +213 558 30 59 09 hoặc địa chỉ email:
sqvnalgerie@yahoo.com.vn.