https://kevesko.vn/20230814/nhieu-on-ao-xung-quanh-van-de-nang-cap-quan-he-viet-my-24671121.html
Nhiều ồn ào xung quanh vấn đề nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ
Nhiều ồn ào xung quanh vấn đề nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ
Sputnik Việt Nam
Không có được độ tin cậy lâu dài về chính trị thì quan hệ Việt Nam – Mỹ chưa thể nâng cấp. Và nói cho cùng thì việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ hoàn toàn không... 14.08.2023, Sputnik Việt Nam
2023-08-14T14:26+0700
2023-08-14T14:26+0700
2023-08-14T14:26+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
việt nam
quan hệ
quan hệ song phương
quan hệ mỹ-việt
chính trị
joe biden
nguyễn minh tâm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/04/11031007_0:161:3070:1888_1920x0_80_0_0_de0e5fb1b2da1717e87e23ba7a8f5465.jpg
Báo chí Việt Nam đưa tin: Dịp kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ (2013-2023), có 1/4 thành viên nội các Mỹ đã đến thăm Việt Nam thời gian qua.Tại sao người Mỹ tích cực tới Việt Nam như vậy? Phải chăng chỉ là nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện Việt - Mỹ?Con số 1/4 thành viên nội các Mỹ đã đến thăm Việt Nam chỉ là con số có tính cơ họcTrong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden, mật độ các quan chức cao cấp của Nhà Trắng, của Điện Capitol Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam tăng vọt so với những năm trước đại dịch COVID-19.Có tới 1/4 thành viên nội các Mỹ đã đến thăm Việt Nam thời gian qua. Thông tin này được ông Marc Knapper, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết tại khóa tập huấn kỹ năng truyền thông hiện đại và thông tin đối ngoại cho người phát ngôn 63 tỉnh, thành phố sáng 9/8/2023.Tại chương trình tập huấn kỹ năng truyền thông và thông tin đối ngoại dài 3 ngày vừa diễn ra tại Đà Nẵng, ông Marc Knapper, đại sứ Mỹ tại Hà Nội nói rằng “rất nhiều nhà đầu tư lớn từ Mỹ đã đến đây và tình bạn giữa hai nước đã phát triển. Chúng tôi mong muốn các bạn từ các tỉnh thành ở khắp cả nước là cầu nối để xây dựng những nhịp cầu giúp nhân dân hai nước xích lại gần và hiểu nhau hơn”. Bình luận về phát biểu của đại sứ Mỹ với Sputnik, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh:Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nói thêm rằng: Trong hơn 30 năm qua, Việt Namchỉ xác định đối tác quan hệ và đối tượng đấu tranh. Theo đó, những ai, những quốc gia nào, chính quyền nào, tổ chức nào ủng hộ Việt Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển thịnh vượng, văn minh, giàu mạnh đều là đối tác. Ngược lại, những ai, những quốc gia nào, chính quyền nào, tổ chức nào làm ngược lại những điều nói trên đều là đối tượng đấu tranh.Căn cứ vào những diễn biến của cuộc cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu giữa Mỹ với Liên bang Nga và Trung Quốc cũng như một số cường quốc khu vực khác, có thể thấy rõ rằng người Mỹ đang tập hợp lực lượng để chống lại hay ít nhất cũng kiềm chế sự lớn mạnh của các đối thủ, nhằm duy trì địa vị thống trị toàn cầu đang lung lay. Người Việt Nam không lạ gì những chiêu trò của nhiều thế hệ cầm quyền ở Mỹ, hoặc trực tiếp đe dọa những quốc gia “cứng đầu”, hoặc gián tiếp mượn những ,mâu thuẫn của đối thủ với các nước khác tuyên truyền về nguy cơ nọ, nguy cơ kia của nước này đe dọa nước kia nhằm lôi kéo, hoặc đứng ra làm “trọng tài” dàn xếp mâu thuẫn nhưng mục đích cuối cùng của tất cả các hành động đó là lôi kéo, thành lập các tổ chức liên minh để chống lại đối thủ.Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, lại là cầu nối giữa ASEAN với Liên bang Nga và các quốc gia Đông Á, lại có đường bờ biển tiếp giáp Biển Đông dài hàng đầu của khu vực (chỉ sau Philippines) nên có vị thế địa chiến trị, địa quân sự rất quan trọng. Chính vì vị trí đó mà Việt Nam trở thành nơi tranh chấp ảnh hưởng của nhiều cường quốc trong lịch sử và hiện tại. Người Việt Namhiểu rõ vị thế của mình nên cũng hiểu rõ động cơ mục đích thật sự của Mỹ và các nước lớn trong quan hệ với họ. Và cũng chính vì sự hiểu biết đó mà Việt Nam luôn kiên trì chính sách quân sự 4 không và chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở xác định đối tác một cách chắc chắn cũng như xử lý hài hòa các quan hệ với các đối tác trong điều kiện cuộc cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu, một dạng thức của “chiến tranh lạnh kiểu mới” do Mỹ phát động đang diễn ra hết sức phức tạp, gay gắt, chứa đựng nhiều thách thức và nguy cơ.Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng nhấn mạnh, đó là “cái ruột” của chính sách quan hệ Mỹ-Việt mà Mỹ luôn che giấu. Chính sách đó của Mỹ không phải đến bây giờ mới có mà đã có từ khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam gần 30 năm trước và được Mỹ thực hiện liên tục đến hiện nay, chỉ có điều là với cường độ và mật độ ngày càng tăng hơn, đồng biến với những căng thẳng ngày tăng thêm giữa Mỹ và Nga, giữa Mỹ và Trung Quốc mà thôi.Tổng thống Hoa Kỳ nói dối?Hôm 28/7, Tổng thống Hoa Kỳ J. Biden cho biết, ông đã nhận được một cuộc gọi từ "người đứng đầu Việt Nam", bày tỏ "rất muốn gặp khi tới G20", đề cập đến kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, sẽ được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng 9 năm nay. Biden cũng hé lộ rằng, đại diện Việt Nam bày tỏ mong muốn thảo luận về khả năng nâng cấp quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ lên tầm đối tác chiến lược.Ngày 8/8/2023, phát biểu tại buổi gây quỹ chính trị ở New Mexico, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông sẽ đến Việt Nam "trong thời gian sắp tới" với mong muốn nâng cấp mối quan hệ Việt – Mỹ và đưa Việt Nam trở thành một đối tác lớn của Washington.Bình luận về thông tin trên với Sputnik, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long lưu ý:Tại sao cho tới thời điểm này Việt Nam chưa đồng ý nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ?Về kinh tế, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD và Việt Nam trở thành đối tác thương mại thứ 8 của Mỹ. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 123 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại Việt Nam đạt 11,4 tỷ USD và Mỹ hiện đứng thứ 11 trong số những nước đầu tư trực tiếp tại Việt Nam và các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Vừa qua, đoàn doanh nghiệp rất lớn của Mỹ đã đến thăm Việt Nam. Nhưng ngần ấy tiền bạc liệu có thể “mua” được “lòng tin” của người Việt Namđối với chính quyền Mỹ không ?Một vấn đề rất quan trọng nữa mà chính quyền Mỹ cho đến nay vẫn chối bỏ trách nhiệm, đó là bồi thường cho các nạn nhân của hàng chục triệu lít chất độc da cam mà Mỹ đã rải xuống Việt Nam. Đã 50 năm kể từ ngày chiến tranh chấm dứt nhưng di chứng của các chất độc 2-4-T và 2-4-5D vẫn còn tàn phá những đứa trẻ sinh ra do cha/mẹ chúng, ông/bà chúng nhiễm độc, nhưng chính phủ Mỹ đã đổ tội cho công ty Monsanto. Một số người dân Mỹ tiến bộ và một số cựu chiến binh Mỹ đã tham gia vào các hoạt động tháo gỡ bom mìn còn sót lại ở Việt Nam nhưng chính quyền Mỹ thì đứng ngoài cuộc.Còn một vấn đề nữa mà các chuyên gia cũng lưu ý, đó là mỗi khi chính quyền mới ở Mỹ lên cầm quyền thì họ lại thay đổi chính sách. Sự không ổn định đó từng dẫn các chính sách giật cục của 5 đời tổng thống Mỹ trong suốt 20 năm Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), và sự giật cục ấy còn bộc lộ rõ rệt hơn cả trong các nhiệm kỳ gần đây, khi tổng thống của một đảng này lên cầm quyền thì sẵn sàng lật ngược lại chính sách của tổng thống nhiệm kỳ trước. Vậy là thêm một yếu tố quan trọng, khó đoán định làm cho độ tin cậy chính trị của Việt Nam đối với Mỹ khó mà lâu dài được.Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn nhận định: Không có được độ tin cậy lâu dài về chính trị thì quan hệ Việt Nam – Mỹ chưa thể nâng cấp. Và nói cho cùng thì việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ hoàn toàn không mang lại lợi ích chiến lược cho Việt Nam mà chỉ nhằm lôi kéo Việt Nam chống Trung Quốc, buộc Việt Nam phải từ bỏ chính sách không chọn phe trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước lớn.
https://kevesko.vn/20230812/lieu-chuyen-tham-cua-biden-co-tao-dot-pha-trong-quan-he-viet-my--24640779.html
https://kevesko.vn/20230809/biden-bat-ngo-tuyen-bo-se-tham-viet-nam-my-dang-toan-tinh-gi-24594728.html
https://kevesko.vn/20230730/viet-nam-khong-chiu-don-giang-khi-ngan-hang-thu-nam-cua-my-sup-do-24418103.html
https://kevesko.vn/20230808/can-co-nhung-gi-de-tro-thanh-trung-tam-san-xuat-chip-toan-cau-24578862.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/04/11031007_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_afd4263c0b6c519b6264d957ebcbc88f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, việt nam, quan hệ, quan hệ song phương, quan hệ mỹ-việt, chính trị, joe biden, nguyễn minh tâm
quan điểm-ý kiến, tác giả, việt nam, quan hệ, quan hệ song phương, quan hệ mỹ-việt, chính trị, joe biden, nguyễn minh tâm
Báo chí Việt Nam đưa tin: Dịp kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ (2013-2023), có 1/4 thành viên nội các Mỹ đã đến thăm Việt Nam thời gian qua.
Tại sao người Mỹ tích cực tới Việt Nam như vậy? Phải chăng chỉ là nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện Việt - Mỹ?
Con số 1/4 thành viên nội các Mỹ đã đến thăm Việt Nam chỉ là con số có tính cơ học
Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden, mật độ các quan chức cao cấp của Nhà Trắng, của Điện Capitol Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam tăng vọt so với những năm trước
đại dịch COVID-19.
Có tới 1/4 thành viên nội các Mỹ đã đến thăm Việt Nam thời gian qua. Thông tin này được ông Marc Knapper, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết tại khóa tập huấn kỹ năng truyền thông hiện đại và thông tin đối ngoại cho người phát ngôn 63 tỉnh, thành phố sáng 9/8/2023.
“Con số 1/4 thành viên nội các Mỹ đã đến thăm Việt Nam mà ông đại sứ Mỹ ở Hà Nội đưa ra chỉ là con số có tính cơ học. Bởi trong mỗi chuyến thăm ngoại giao, có hoặc không có đàm phán chính thức thì nội dung chuyến thăm và nhận thức chung mà hai bên đạt được mới là điều quan trọng nhất”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm đưa ra đánh giá, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tại chương trình tập huấn kỹ năng truyền thông và thông tin đối ngoại dài 3 ngày vừa diễn ra tại Đà Nẵng, ông Marc Knapper, đại sứ Mỹ tại Hà Nội nói rằng “rất nhiều nhà đầu tư lớn từ Mỹ đã đến đây và tình bạn giữa hai nước đã phát triển. Chúng tôi mong muốn các bạn từ các tỉnh thành ở khắp cả nước là cầu nối để xây dựng những nhịp cầu giúp nhân dân hai nước xích lại gần và hiểu nhau hơn”. Bình luận về phát biểu của đại sứ Mỹ với Sputnik, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh:
“Trong lời tuyên bố màu mè của ông Marc Knapper có một điểm cơ bản mà hai bên chưa đạt được nhận thức chung. Đó là Việt Nam từ năm 1991 đã không sử dụng khái niệm “bạn-thù” trong quan hệ quốc tế chính thức của Nhà nước”.
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nói thêm rằng: Trong hơn 30 năm qua, Việt Namchỉ xác định đối tác quan hệ và đối tượng đấu tranh. Theo đó, những ai, những quốc gia nào, chính quyền nào, tổ chức nào ủng hộ Việt Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển thịnh vượng, văn minh, giàu mạnh đều là đối tác. Ngược lại, những ai, những quốc gia nào, chính quyền nào, tổ chức nào làm ngược lại những điều nói trên đều là đối tượng đấu tranh.
Căn cứ vào những diễn biến của cuộc cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu giữa Mỹ với Liên bang Nga và Trung Quốc cũng như một số cường quốc khu vực khác, có thể thấy rõ rằng người Mỹ đang tập hợp lực lượng để chống lại hay ít nhất cũng kiềm chế sự lớn mạnh của các đối thủ, nhằm duy trì địa vị thống trị toàn cầu đang lung lay. Người Việt Nam không lạ gì những chiêu trò của nhiều thế hệ cầm quyền ở Mỹ, hoặc trực tiếp đe dọa những quốc gia “cứng đầu”, hoặc gián tiếp mượn những ,mâu thuẫn của đối thủ với các nước khác tuyên truyền về nguy cơ nọ, nguy cơ kia của nước này đe dọa nước kia nhằm lôi kéo, hoặc đứng ra làm “trọng tài” dàn xếp mâu thuẫn nhưng mục đích cuối cùng của tất cả các hành động đó là lôi kéo, thành lập các tổ chức liên minh để chống lại đối thủ.
Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, lại là cầu nối giữa ASEAN với Liên bang Nga và các quốc gia Đông Á, lại có đường bờ biển tiếp giáp Biển Đông dài hàng đầu của khu vực (chỉ sau Philippines) nên có vị thế địa chiến trị, địa quân sự rất quan trọng. Chính vì vị trí đó mà Việt Nam trở thành nơi tranh chấp ảnh hưởng của nhiều cường quốc trong lịch sử và hiện tại. Người Việt Namhiểu rõ vị thế của mình nên cũng hiểu rõ động cơ mục đích thật sự của Mỹ và các nước lớn trong quan hệ với họ. Và cũng chính vì sự hiểu biết đó mà Việt Nam luôn kiên trì chính sách quân sự 4 không và chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở xác định đối tác một cách chắc chắn cũng như xử lý hài hòa các quan hệ với các đối tác trong điều kiện cuộc cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu, một dạng thức của “chiến tranh lạnh kiểu mới” do Mỹ phát động đang diễn ra hết sức phức tạp, gay gắt, chứa đựng nhiều thách thức và nguy cơ.
“Dĩ nhiên là người Mỹ cũng hiểu được lập trường đó của Việt Nam. Nhưng khác với nhiều đối tác của Việt Nam, Mỹ luôn trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các tổ chức phi chính phủ do Mỹ điều khiển và cả những tổ chức phản động chống Việt Nam của người Việt ở nước ngoài do Mỹ tài trợ, nuôi dưỡng để bằng mọi cách, bứt Việt Nam ra khỏi quỹ đạo trung lập và lôi kéo Việt Nam về phía Mỹ”, - Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng nhấn mạnh, đó là “cái ruột” của chính sách quan hệ Mỹ-Việt mà Mỹ luôn che giấu. Chính sách đó của Mỹ không phải đến bây giờ mới có mà đã có từ khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam gần 30 năm trước và được Mỹ thực hiện liên tục đến hiện nay, chỉ có điều là với cường độ và mật độ ngày càng tăng hơn, đồng biến với những căng thẳng ngày tăng thêm giữa Mỹ và Nga, giữa Mỹ và Trung Quốc mà thôi.
Tổng thống Hoa Kỳ nói dối?
Hôm 28/7, Tổng thống Hoa Kỳ J. Biden cho biết, ông đã nhận được một cuộc gọi từ "người đứng đầu Việt Nam", bày tỏ "rất muốn gặp khi tới G20", đề cập đến kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, sẽ được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng 9 năm nay. Biden cũng hé lộ rằng, đại diện Việt Nam bày tỏ mong muốn thảo luận về khả năng nâng cấp quan hệ song phương
Việt Nam – Hoa Kỳ lên tầm đối tác chiến lược.
Ngày 8/8/2023, phát biểu tại buổi gây quỹ chính trị ở New Mexico, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông sẽ đến Việt Nam "trong thời gian sắp tới" với mong muốn nâng cấp mối quan hệ Việt – Mỹ và đưa Việt Nam trở thành một đối tác lớn của Washington.
Bình luận về thông tin trên với Sputnik, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long lưu ý:
“Vừa qua, ông Joe Biden đã có những phát ngôn không phù hợp rằng phía Việt Nam đang đặt vấn đề nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên tầm mức “đối tác chiến lược toàn diện”. Nhà Trắng không có phản hồi nào để thừa nhận hoặc đính chính. Còn phía Việt Nam thì kín đáo trao đổi lại với các nhân viên ngoại giao Mỹ rằng, Tổng thống của họ đã nói không đúng mà thật ra là bịa đặt điều đó. Bởi vì 1/4 thành viên nội các Mỹ đến thăm Việt Nam trong thời gian qua là cũng bấy nhiêu lần người Mỹ đặt vấn đề nâng cấp quan hệ. Nhưng phía Việt Nam chưa đồng ý”.
Tại sao cho tới thời điểm này Việt Nam chưa đồng ý nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ?
Về kinh tế, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD và Việt Nam trở thành đối tác thương mại thứ 8 của Mỹ. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 123 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại Việt Nam đạt 11,4 tỷ USD và Mỹ hiện đứng thứ 11 trong số những nước đầu tư trực tiếp tại Việt Nam và các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Vừa qua, đoàn doanh nghiệp rất lớn của Mỹ đã đến thăm Việt Nam. Nhưng ngần ấy tiền bạc liệu có thể “mua” được “lòng tin” của người Việt Namđối với chính quyền Mỹ không ?
“Tất cả nằm ở chỗ “quan hệ đối tác chiến lược” dù là “toàn diện” hay “từng phần” thì rốt cuộc cũng đều cần đến một thứ tối quan trọng là sự tin cậy chính trị có tính chiến lược lâu dài. Trong tình thế hiện tại, khi Mỹ vẫn o bế những kẻ chống phá Việt Nam như “Việt Tân”, “chính phủ VNCH đệ tam lâm thời”, “The Voice”, “Triều đại Việt”, “Mặt trận đòi tự trị cao nguyên trung phần”.v.v... Rồi các đài RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt và nhiều kẻ phản động lưu vong hàng ngày, hàng giờ chĩa đòn công kích vào Việt Nam mà không từ một thủ đoạn nào. Rồi Bộ Ngoại giao Mỹ cứ hàng năm lại “sinh sản” ra một báo cáo xuyên tạc về nhân quyền, về tự do tôn giáo, về tự do ngôn luận... ở Việt Nam thì đó là đối tác kiểu gì?”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
Một vấn đề rất quan trọng nữa mà chính quyền Mỹ cho đến nay vẫn chối bỏ trách nhiệm, đó là bồi thường cho các nạn nhân của hàng chục triệu lít chất độc da cam mà Mỹ đã rải xuống Việt Nam. Đã 50 năm kể từ ngày chiến tranh chấm dứt nhưng di chứng của các chất độc 2-4-T và 2-4-5D vẫn còn tàn phá những đứa trẻ sinh ra do cha/mẹ chúng, ông/bà chúng nhiễm độc, nhưng chính phủ Mỹ đã đổ tội cho công ty Monsanto. Một số người dân Mỹ tiến bộ và một số cựu chiến binh Mỹ đã tham gia vào các hoạt động tháo gỡ bom mìn còn sót lại ở Việt Nam nhưng chính quyền Mỹ thì đứng ngoài cuộc.
“Đối với Việt Nam thì “độ tin cậy chính trị lâu dài”, còn gọi là “lòng tin chiến lược” giữa Việt Nam và Mỹ là thứ của hiếm, khó mà tìm được một khi nhiều quan chức chính giới Mỹ vẫn nuôi âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam, thậm chí là tiếp tay, tài trợ cho một số thế lực phản động, thù địch chống Việt Nam”, - Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
“Về quân sự thì dù Mỹ có viện trợ cho Việt Nam một số tàu chiến thế hệ cũng đã qua sử dụng để tuần tiễu ven bờ. Nhưng việc Mỹ là nước duy nhất trong 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không tham gia ký kết và thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS-1982) cho thấy rằng một khi Mỹ không chấp nhận bản “Hiến chương về đại dương” này thì Mỹ cũng có thể hành động ở Biển Đông bằng bất cứ cách nào, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam bất kỳ lúc nào mà Việt Nam không thể đem pháp lý quốc tế ra nói chuyện với Mỹ được”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Còn một vấn đề nữa mà các chuyên gia cũng lưu ý, đó là mỗi khi chính quyền mới ở Mỹ lên cầm quyền thì họ lại thay đổi chính sách. Sự không ổn định đó từng dẫn các chính sách giật cục của 5 đời tổng thống Mỹ trong suốt 20 năm
Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), và sự giật cục ấy còn bộc lộ rõ rệt hơn cả trong các nhiệm kỳ gần đây, khi tổng thống của một đảng này lên cầm quyền thì sẵn sàng lật ngược lại chính sách của tổng thống nhiệm kỳ trước. Vậy là thêm một yếu tố quan trọng, khó đoán định làm cho độ tin cậy chính trị của Việt Nam đối với Mỹ khó mà lâu dài được.
Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn nhận định: Không có được độ tin cậy lâu dài về chính trị thì quan hệ Việt Nam – Mỹ chưa thể nâng cấp. Và nói cho cùng thì việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ hoàn toàn không mang lại lợi ích chiến lược cho Việt Nam mà chỉ nhằm lôi kéo Việt Nam chống Trung Quốc, buộc Việt Nam phải từ bỏ chính sách không chọn phe trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước lớn.