Việt Nam: Dân thua kiện vụ Ủy ban đòi 55 ha đất trồng cao su

Trồng cây cao su - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2023
Đăng ký
Người dân ký hợp đồng kinh tế với nông trường thời hạn 50 năm để trồng cây cao su. Uỷ ban thị xã Trảng Bàng kiện yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu, đòi lại đất.
Tại toà, hai bên tranh luận quan điểm, hợp đồng đã ký giữa nông trường với người dân là giao đất hay giao khoán.
Cuối cùng, HĐXX tuyên phía uỷ ban thị xã Trảng Bàng thắng kiện. Không đồng tình, phía bị đơn cho biết sẽ kháng cáo.

Tranh chấp đất đai ở Tây Ninh: Ủy ban kiện dân đòi 55 ha đất trồng cao su

Ngày 14/8, TAND tỉnh Tây Ninh đã tuyên án vụ tranh chấp đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất, yêu cầu tuyên hợp đồng kinh tế vô hiệu và hủy văn bản hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Trong vụ việc này, nguyên đơn là UBND thị xã Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) và bị đơn là bà Huỳnh Thị Lan Phương (ngụ quận 1, TP.HCM).
Nội dung đơn khởi kiện cho rằng, Nông trường Cao su Bời Lời là đơn vị thuộc Huyện ủy Trảng Bàng (nay là thị xã Trảng Bàng). Từ năm 1992 đến 1997, nông trường này ký các hợp đồng kinh tế với bà Phương, thời hạn 50 năm trên diện tích 55 ha để trồng cây cao su.
Tuy nhiên, Nông trường Cao su Bời Lời sau đó giải thể và sáp nhập vào Công ty Cao su 30/4 (thuộc Tỉnh ủy Tây Ninh). Để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Tây Ninh đã thu hồi diện tích đất nêu trên và buộc bà Phương bàn giao lại toàn bộ diện tích cao su này.
Vì vậy, UBND thị xã Trảng Bàng khởi kiện yêu cầu tuyên bố các hợp đồng kinh tế mà Nông trường Cao su Bời Lời đã ký với bà Phương vô hiệu; đồng thời, buộc bà Phương phải bàn giao lại toàn bộ diện tích 55 ha đất.
Không đồng ý với quyết định trên, bà Phương đã yêu cầu phản tố với lập luận, hợp đồng hai bên đã ký là 50 năm, đến năm 2042 mới hết hạn nên các hợp đồng này vẫn còn hiệu lực.
Ngoài ra, bà Phương cũng cho rằng đã đầu tư trồng cây cao su niên hạn 50 năm, đúng bằng thời gian của hợp đồng nên việc chấm dứt hợp đồng trước hạn gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của mình.
Từ đó, phía bị đơn yêu cầu tòa không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu tòa tuyên hủy 2 thông báo của UBND thị xã Trảng Bàng về việc bàn giao lại đất.
Vụ dùng súng tấn công tại Đắk Lắk: Ổn định đời sống, bảo đảm an toàn cho nhân dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
Vấn đề đất đai ở Đắk Nông bị xuyên tạc, không có chuyện kỳ thị sắc tộc ở vụ Đắk Lắk

Tranh luận tại toà

Tại phiên tòa, phía bị đơn cho rằng UBND thị xã Trảng Bàng không có quyền khởi kiện vì chủ thể trong hợp đồng là Công ty Cao su 30/4. Đáp lại, nguyên đơn cho biết Công ty Cao su 30/4 không phải là chủ sử dụng đất. UBND thị xã Trảng Bàng mới là đơn vị quản lý phần đất này nên có quyền khởi kiện.
Theo bà Phương, hợp đồng kinh tế ký giữa bà và nông trường đã nêu rõ, thời hạn giao đất là 50 năm, tính từ năm 1992. Hiện vườn cao su của bà vẫn cho thu hoạch mủ. Nếu UBND TX.Trảng Bàng thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương, bà sẽ trả, nhưng cần thỏa thuận bồi thường hợp lý cho bà khi hợp đồng kinh tế kết thúc trước thời hạn.
Theo đó, bà Phương yêu cầu UBND TX.Trảng Bàng phải bồi thường 3 tỉ đồng/ha đất, gồm chi phí thanh lý tài sản, hoa lợi thực tế bị mất trong suốt thời gian còn lại của hợp đồng.
"Chứng thư thẩm định giá của công ty do nguyên đơn yêu cầu, và được tòa chấp nhận, tôi chưa bao giờ đồng ý vì không xem xét bồi thường các nội dung tôi đề cập, cũng như chưa kiểm đếm, đánh giá đúng toàn bộ giá trị tài sản trên đất", - bà Phương bức xúc.
Luật sư của bà Phương cũng cho rằng, hợp đồng kinh tế giữa nông trường và bà Phương là hợp đồng giao khoán đất, không phải là hợp đồng giao đất như cách hiểu của phía nguyên đơn.
Theo luật sư, hợp đồng kinh tế các bên ghi rõ nông trường giao cho bà Phương đất rừng tái sinh và bà Phương có trách nhiệm đầu tư san ủi mặt bằng, trồng, chăm sóc, khai thác đúng quy trình kỹ thuật về cây cao su; nộp cho nông trường chi phí quản lý 1%/năm theo cách tính sản lượng mủ, nộp thuế theo quy định; sau khi thu hoạch sản phẩm phải bán cho nhà nước.
Nội dung này phù hợp quy định hợp đồng giao khoán theo khoản 4, Điều 5 Nghị định 01/1995 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2005/NĐ-CP và Nghị định số 168/2016/NĐ-CP: "Việc giao khoán và nhận khoán đất phải thông qua hợp đồng. Hợp đồng giữa bên giao khoán và bên nhận khoán phải thể hiện được nội dung kinh tế, quyền và nghĩa vụ mỗi bên và những cam kết để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng".
Ngoài ra, nông trường là doanh nghiệp nhà nước, được UBND H.Trảng Bàng giao đất làm kinh tế nông lâm nghiệp. Căn cứ khoản 3 Điều 3 luật Đất đai năm 1993, khoản 1 điều 5 Pháp lệnh 37/CTN, khoản 1, Điều 4 Nghị định số 01/1995/NĐ-CP thì nông trường có đủ thẩm quyền giao khoán đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất.
UBND xã Hương Thọ, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2023
Đang hòa giải tranh chấp đất đai thì đột tử ngay ở uỷ ban xã
Bà Phương là đối tượng được nhận khoán đất để sản xuất nông nghiệp. Quá trình thực hiện hợp đồng, bà Phương luôn làm đúng giao kết, sử dụng đất đúng mục đích, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính.
Do đó, căn cứ khoản 3, Điều 17 Nghị định 135/2005/NĐ-CP và khoản 2, Điều 10 Nghị định 168/2016/NĐ-CP thì bà Phương hoàn toàn đủ điều kiện để được tiếp tục hợp đồng nhận khoán nêu trên đến khi hết thời hạn.

"Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại", - luật sư bị đơn nêu quan điểm.

Cũng theo luật sư, trường hợp nếu nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương thì đối tượng bị thu hồi là nông trường, mà nay được sáp nhập Công ty 30/4 Tây Ninh.
Đơn vị này muốn giao đất lại cho UBND TX.Trảng Bàng thì phải chấm dứt hợp đồng với các hộ dân, cá nhân được giao khoán đất thông qua thương lượng, hòa giải và bồi thường thiệt hại theo quy định. Nếu hai bên không thương lượng, hòa giải để chấm dứt hợp đồng thì có quyền đề nghị tòa án giải quyết.
Luật sư cho rằng, trong vụ việc này, chủ thể và nội dung khởi kiện là không phù hợp. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX đình chỉ các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Uỷ ban thị xã Trảng Bàng thắng kiện

HĐXX nhận định, diện tích đất đang có tranh chấp với bà Phương nằm trong diện tích hơn 900 ha mà UBND tỉnh giao cho thị xã Trảng Bàng vào năm 2001. Sau khi được giao đất đến nay, diện tích 55 ha này do bà Phương quản lý, sử dụng nên UBND thị xã Trảng Bàng có quyền khởi kiện để yêu cầu trả lại đất.
Theo HĐXX, các hợp đồng kinh tế mà Nông trường Cao su Bời Lời đã ký với bà Phương trồng cao su là không đúng thẩm quyền theo Điều 24 Luật Đất đai 1993 (thẩm quyền giao đất thuộc về UBND cấp huyện, nông trường không có thẩm quyền). Do đó, yêu cầu tuyên bố các hợp đồng kinh tế vô hiệu của nguyên đơn là có căn cứ.
Về chu kỳ khai thác của cây cao su, HĐXX cho biết theo văn bản của Tập đoàn Cao su Việt Nam thì từ khi trồng đến khi khai thác cây cao su là 26-29 năm. Trong khi đó, đến nay bà Phương đã quản lý, khai thác trên 29 năm nên đã hết chu kỳ khai thác.
Từ các căn cứ trên, HĐXX tuyên các hợp đồng kinh tế ký kết giữa nông trường với bà Phương vô hiệu, buộc bà Phương phải bàn giao lại cho UBND thị xã Trảng Bàng 55 ha đất, UBND được quyền sở hữu toàn bộ tài sản trên đất.
Về phía UBND thị xã Trảng Bàng, cơ quan này phải có nghĩa vụ thanh toán giá trị tài sản trên đất cho bà Phương theo kết quả định giá là hơn 12 tỉ đồng.
Bến Tre - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2023
Chuyện lạ Việt Nam: Cho ở nhờ, mất luôn nhà

Nhà báo không được chụp hình đương sự, bị đơn sẽ kháng cáo

Trước khi phiên tòa diễn ra, HĐXX thông báo phiên xử có các nhà báo tham dự đưa tin, nhưng các nhà báo không được ghi âm, ghi hình.
Mọi hình ảnh phát tán trên mạng và báo chí, nếu có ai đó không đồng ý thì cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm.
Báo Thanh niên dẫn lời một thẩm phán TAND TP.HCM cho biết, khoản 4 Điều 234 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp.
Việc nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm, ghi hình đương sự, người tham gia tố tụng khác thì phải được sự đồng ý của những người này.
"Trong phiên tòa dân sự, hành chính, để biết nhà báo có được ghi âm, ghi hình người tham gia tố tụng hay không, thì chủ tọa phải hỏi các đương sự liên quan, nếu họ đồng ý thì nhà báo có quyền tác nghiệp theo luật Báo chí", - vị này phân tích.
Về phần mình, bà Phương cho biết bà không đồng ý với bản án đã tuyên và sẽ kháng cáo.
"Tôi không đồng ý với phán quyết của tòa và tôi sẽ kháng cáo bản án để xét xử phúc thẩm. Số tiền 12 tỉ đồng bồi thường đối với 55 ha cao su mà tôi đã đầu tư là quá thấp và tôi sẽ yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét lại nội dung này", - bà Phương nói.
Khu dân cư, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2023
Bất động sản Việt Nam bế tắc vì đâu?

Nông trường không dự toà, không đối chất

Tại tòa, bà Huỳnh Thị Lan Phương cho biết quá trình giải quyết vụ án, phía nông trường Bời Lời (nay là Công ty Cao su 30/4 Tây Ninh) chưa một lần đến tòa làm việc cùng bà cũng như các bên để đối chất, làm rõ vụ việc, từ đó giải quyết bồi thường thỏa đáng, hợp tình, hợp lý cho bà.
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Phương cũng cho biết, trong quá trình giải quyết vụ án, tại biên bản lấy lời khai đương sự của tòa án đối với đại diện Công ty Cao su 30/4 Tây Ninh, thể hiện công ty xác nhận việc giao đất cho bà Phương trồng cao su thông qua các hợp đồng kinh tế. Công ty này đã có đơn xin vắng mặt trong quá trình xét xử và đề nghị HĐXX xét xử theo quy định pháp luật.
Trong vụ án nói trên, Công ty Cao su 30/4 Tây Ninh được tòa án xác định tư cách tố tụng là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала