https://kevesko.vn/20230829/24947663.html
Sự khác biệt giữa các quốc gia về ngân sách EU đe dọa hỗ trợ tài chính cho Ukraina
Sự khác biệt giữa các quốc gia về ngân sách EU đe dọa hỗ trợ tài chính cho Ukraina
Sputnik Việt Nam
Matxcơva (Sputnik) - Sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên EU về mức tăng 86 tỷ euro ngân sách cộng đồng trong giai đoạn 2021-2027 do chi phí ngày càng... 29.08.2023, Sputnik Việt Nam
2023-08-29T13:37+0700
2023-08-29T13:37+0700
2023-08-29T13:37+0700
eu
kinh tế
thế giới
chính trị
báo chí thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/19/20258508_0:139:3103:1884_1920x0_80_0_0_2b78bf6325977505c42775eed86c4931.jpg
Tờ Financial Times dẫn các nguồn quen thuộc với quá trình thảo luận về vấn đề này cho hay.Theo ấn phẩm này, yêu cầu của Brussels "về nguồn tài trợ bổ sung với tổng trị giá 86 tỷ euro, nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách EU trong khi đảm bảo 4 năm hỗ trợ cho Ukraina, đã gây chia rẽ giữa các quốc gia thành viên và biến thành lời kêu gọi cắt giảm [chi tiêu]".EU đang chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ quân sự trị giá 20 tỷ euro cho Ukraina, bao gồm việc cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự trong 4 năm tới, nhiều khả năng kế hoạch này sẽ được thực hiện thông qua Quỹ Hòa bình Châu Âu (EPF). Số tiền từ quỹ này, như được biết trước đó, sẽ được sử dụng để trang trải một phần chi phí của các nước EU trong việc mua vũ khí, đạn dược và phụ tùng thay thế cho thiết bị quân sự cho Kiev, cũng như đào tạo nhân sự cho Lực lượng vũ trang Ukraina.Dẫn đầu "sự phản kháng" trước tham vọng tài chính ngày càng tăng của Brussels là các quốc gia như Đức và Hà Lan, những nước này cho rằng chính Brussels phải gánh gánh nặng "thắt lưng buộc bụng" liên quan tới ngân sách quốc gia do lãi suất tăng và yêu cầu tăng lương. Ấn lời dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết: Nguồn tin của FT cho biết thêm: Theo ý kiến của nhiều quốc gia Thành viên EU, một số yếu tố của gói tài trợ bổ sung là hệ quả của các vấn đề nội bộ trong việc quản lý ngân sách EU và do đó không xứng đáng nhận được nguồn vốn bổ sung.
https://kevesko.vn/20230213/uy-ban-chau-au-danh-gia-rui-ro-trong-du-bao-tang-truong-kinh-te-cua-eu-21184864.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/19/20258508_37:0:2766:2047_1920x0_80_0_0_51a0fa4da98a697b0a6884523bb3514d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
eu, kinh tế, thế giới, chính trị, báo chí thế giới
eu, kinh tế, thế giới, chính trị, báo chí thế giới
Sự khác biệt giữa các quốc gia về ngân sách EU đe dọa hỗ trợ tài chính cho Ukraina
Matxcơva (Sputnik) - Sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên EU về mức tăng 86 tỷ euro ngân sách cộng đồng trong giai đoạn 2021-2027 do chi phí ngày càng tăng của Brussels và thâm hụt ngân sách nhà nước gây ra mối đe dọa đối với sự hỗ trợ tài chính cho Ukraina.
Tờ Financial Times dẫn các nguồn quen thuộc với quá trình thảo luận về vấn đề này cho hay.
Theo ấn phẩm này, yêu cầu của Brussels "về nguồn tài trợ bổ sung với tổng trị giá 86 tỷ euro, nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách EU trong khi đảm bảo 4 năm hỗ trợ cho Ukraina, đã gây chia rẽ giữa các quốc gia thành viên và biến thành lời kêu gọi cắt giảm [chi tiêu]".
EU đang chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ quân sự trị giá 20 tỷ euro cho Ukraina, bao gồm việc cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự trong 4 năm tới, nhiều khả năng kế hoạch này sẽ được thực hiện thông qua Quỹ Hòa bình Châu Âu (EPF). Số tiền từ quỹ này, như được biết trước đó, sẽ được sử dụng để trang trải một phần chi phí của
các nước EU trong việc mua vũ khí, đạn dược và phụ tùng thay thế cho thiết bị quân sự cho Kiev, cũng như đào tạo nhân sự cho Lực lượng vũ trang Ukraina.
Dẫn đầu "sự phản kháng" trước tham vọng tài chính ngày càng tăng của Brussels là các quốc gia như Đức và Hà Lan, những nước này cho rằng chính Brussels phải gánh gánh nặng "thắt lưng buộc bụng" liên quan tới ngân sách quốc gia do lãi suất tăng và yêu cầu tăng lương. Ấn lời dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết:
"Đây không phải là thời điểm thích hợp để tăng chi tiêu như vậy. Các chính phủ phải tự đưa ra những quyết định khó khăn và giờ đây Brussels còn yêu cầu họ đóng góp nhiều hơn nữa".
Nguồn tin của FT cho biết thêm:
“Thành thật mà nói, cụm từ ‘Brussels cần tiền của chúng tôi để tăng lương cho các thành viên Ủy ban Châu Âu phù hợp với lạm phát’ không phải là nền tảng chính trị trong nước tốt nhất cho các nhà lãnh đạo quốc gia”.
Theo ý kiến của nhiều quốc gia Thành viên EU, một số yếu tố của gói tài trợ bổ sung là hệ quả của các vấn đề nội bộ trong việc quản lý ngân sách EU và do đó không xứng đáng nhận được nguồn vốn bổ sung.