Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Bộ Ngoại giao Indonesia khẳng định không thay đổi quan điểm về vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông

© AP Photo / Armed Forces of the Philippines Biển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2023
Đăng ký
Matxcơva (Sputnik) - Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết lập trường của nước này về các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc sẽ không thay đổi sau khi Trung Quốc công bố “bản đồ chuẩn” năm 2023.
Trung Quốc hôm thứ Hai đã công bố phiên bản 2023 của “bản đồ tiêu chuẩn” về các khu vực tranh chấp. Bản đồ thể hiện yêu sách của Trung Quốc đối với đảo Đài Loan và “đường chín đoạn” thể hiện yêu sách của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông. Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia và Philippines có liên quan ở những mức độ khác nhau trong tranh chấp về các vùng lãnh thổ này. Hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Malaysia tuyên bố rằng bản đồ mới của Trung Quốc không có tính ràng buộc đối với lãnh thổ nước này.
Hãng thông tấn ANTARA của Indonesia đưa tin, Marsudi cho rằng lập trường hiện nay của Indonesia - bác bỏ các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông - không phải là mới. Theo Bộ trưởng, thái độ của Indonesia đối với vấn đề này luôn được xác định bởi phán quyết UNCLOS 1982.
Khu vực biển tại Sabah, Malaysia  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2023
Biển Đông
Malaysia từ chối công nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên bản đồ mới

Lập trường của Indonesia

"Lập trường của Indonesia không phải là lập trường mới mà là lập trường luôn được thể hiện nhất quán. Đặc biệt, mọi việc vẽ đường biên giới, mọi yêu sách được đưa ra đều phải tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982", Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah trước đó cho biết vấn đề này vẫn đang chờ đại sứ quán Indonesia tại Bắc Kinh xác nhận.
Bản đồ do Trung Quốc công bố còn thể hiện bang Arunachal Pradesh mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng và vùng Aksai Chin ở Ladakh, nơi bị Trung Quốc chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1962. Về vấn đề này, Ấn Độ đã bày tỏ phản đối với Trung Quốc.

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.
Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала