Doanh nghiệp phương Tây rời Nga giúp Việt Nam có cơ hội mới

Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
Đăng ký
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Tây Âu mà các doanh nghiệp nước ngoài khi rời khỏi Nga đã bỏ lại khoảng trống thị phần.
Khi trọng tâm của nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển về phía Đông và phía Nam, Việt Nam càng có trong tay cơ hội chiến lược trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Điển hình như việc Apple đã hoàn tất chuyển 11 nhà máy sản xuất thiết bị nghe nhìn sang Việt Nam, hay Intel đã mở rộng giai đoạn hai nhà máy kiểm định chip tại TP.HCM tổng trị giá 4 tỷ USD.

Apple chuyển 11 nhà máy sản xuất sang Việt Nam

Thông tin từ ông Nguyễn Thắng Vượng, đại diện Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, tập đoàn Apple của Mỹ đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam.
Cũng theo ông Nguyễn Thắng Vượng của Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ, đến nay, tập đoàn Intel mở rộng giai đoạn hai nhà máy kiểm định chip tại TP.HCM tổng trị giá 4 tỷ USD.
Nhà sản xuất đồ chơi Lego của Đan Mạch đã đầu tư xây dựng nhà máy ở Bình Dương tổng vốn 1 tỷ USD.

Tập đoàn Samsung đã dịch chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại về Việt Nam và Ấn Độ”, - ông Vượng thông tin và nhấn mạnh 60% sản lượng điện thoại thông minh của Samsung bán ra trên thế giới đang được sản xuất tại Việt Nam.

Apple. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2023
Đã biết lý do Apple đặt cược vào Việt Nam
Hàng loạt tập đoàn lớn khác như Boeing, Google, Walmart... cũng đang có sự nghiên cứu môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
“Thời gian qua, xu hướng dịch chuyển dịch các chuỗi cung ứng toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Rất nhiều tập đoàn lớn đã tìm kiếm mở rộng mạng lưới và phát triển cơ sở sản xuất tại Việt Nam”, - ông Vượng chia sẻ tại tọa đàm “Việt Nam - địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội và thách thức” ngày 5/9.

Việt Nam thành mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Tại cuộc toạ đàm do Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương tổ chức, các chuyên gia nhận định về cơ hội của Việt Nam trong 3 xu thế nổi bật là “toàn cầu hoá, chuyển dịch kinh tế toàn cầu và rời chuỗi cung ứng khỏi các khu vực có sự bất ổn chính trị”.
Trong đó, Việt Nam được đánh giá có thể trở thành mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu nếu biết nắm bắt các xu thế.
Đối với xu thế toàn cầu hoá, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cho rằng, với sự hội nhập, mở cửa của Việt Nam, xu thế này đã làm tăng cơ hội tham gia sản phẩm tại Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cơ hội tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài, công nghệ mới vào với chi phí thấp cũng như cơ hội tiếp cận nguồn dữ liệu xuyên biên giới chưa từng có.
IPhone 14 tại buổi ra mắt của Apple ở Cupertino, California - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2023
Việt Nam sản xuất 210 triệu chiếc điện thoại, bất ngờ đóng góp của Samsung
Đối với xu thế chuyển dịch kinh tế toàn cầu, nhờ sự chuyển dịch mạnh mẽ chuỗi cung ứng của các nước ra khỏi Trung Quốc, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, các công ty lớn của Mỹ (như Apple, Intel...) có xu hướng đi tìm nguồn cung của họ ngoài Trung Quốc.
Chính nhờ vậy mà Việt Nam hoàn toàn có thể có cơ hội tiếp cận các tập đoàn đa quốc gia có trình độ cao, cũng như gia tăng cơ hội hợp tác liên chính phủ về kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật để tạo đà phát triển, đón nhận và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Doanh nghiệp phương Tây rời Nga tạo cơ hội cho Việt Nam

Theo chuyên gia, một trong những xu thế lớn tác động đến Việt Nam phải kể đến tại thời điểm này đó là xu hướng các "ông lớn" rời chuỗi cung ứng ra khỏi các khu vực có sự bất ổn chính trị do xung đột Nga và Ukraina.
Đại diện Bộ Công Thương nêu rõ:
“Xu thế này đã tạo cơ hội đáng kể cho Việt Nam trong việc tiếp cận tốt hơn thị trường Tây Âu mà các doanh nghiệp nước ngoài khi rời khỏi Nga đã bỏ lại khoảng trống thị phần, cũng như tiếp nhận thêm nguồn FDI có xu hướng di chuyển vào khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á nơi có chính sách hợp lý và chính trị ổn định, trong đó có Việt Nam”.
Chuyên gia cho rằng, tận dụng tất cả những cơ hội trên cùng với vị thế địa chính trị của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới thì Việt Nam hoàn toàn có cơ hội chiến lược trong chuỗi cung ứng khi trọng tâm của nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển về phía Đông và phía Nam.
“Biển Đông là một vị trí chiến lược đối với các nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Giao thông đường biển thuận lợi sẽ là huyết mạch chiến lược để giao thông thương mại và vận chuyển quốc tế phát triển thuận lợi”, - ông Vượng phân tích.
Với vị trí địa lý thuận lợi đó, cùng với sự ổn định chính trị đi kèm với đội ngũ lao động trẻ, cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện, chính sách đổi mới toàn diện sẽ là một trong những điểm sáng thu hút các nhà sản xuất, nguồn vốn đầu tư và công ty mua hàng khắp nơi trên thế giới.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2023
Thêm nhiều doanh nghiệp Việt lên sàn chứng khoán ngoại
Đi đôi cơ hội, đại diện Bộ Công Thương cũng cho rằng Việt Nam đang phải đối diện với rất nhiều thách thức, như sản phẩm Việt Nam đang phải cạnh tranh trên chính thị trường nội địa, yêu cầu về tăng năng suất, chất lượng tạo sức ép không nhỏ cho doanh nghiệp, tạo áp lực đổi mới về thể chế và chất lượng nguồn nhân lực cũng như sức ép về sự đổi mới phương thức quản lý nguồn nhân lực, sức ép về gia tăng vốn đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng.
Nhiều vấn đề đặt ra về quản lý ứng dụng công nghệ, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu, an nịnh mạng quốc gia, hình thành một số chuẩn mực xã hội mới mà thể chế và chính sách khiến Việt Nam khó nắm bắt và khó theo kịp.
Ngoài ra, năng lực về khoa học công nghệ của Việt Nam còn khoảng cách so với các quốc gia phát triển khác. Sự hạn chế xuất khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao của các quốc gia khác cũng như kéo theo sự phụ thuộc về công nghệ, độc quyền về công nghệ và một số thách thức khác…
“Với những xu thế phát triển toàn cầu hóa như hiện nay, bên cạnh những cơ hội đang mở ra cùng những thách thức, khó khăn lớn, chúng ta cần phải có những giải pháp như thế nào, để Việt Nam thực sự phát triển, trở thành địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của thể giới”, - Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương lưu ý.

Số lượng nhà cung cấp Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Samsung tăng gấp 10

Chia sẻ tại cuộc toạ đàm, ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng chỉ ở khâu trung gian, có giá trị gia tăng thấp.
Khâu cung cấp nguyên vật liệu chính cho ngành sản xuất chế biến chế tạo, dệt may, da giày phần lớn phải nhập khẩu.
“Trước kia Việt Nam tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ nhưng hiện nay chi phí nhân công ngày càng tăng nên mất dần lợi thế này đăc biệt nếu nhìn sang các nước như Ấn Độ, Philippines, Campuchia”, - ông Hoàn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, một trong những điều doanh nghiệp FDI quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam là khả năng cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước. Do đó, để đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thời gian tới, Cục Công nghiệp tập trung các hoạt động như xây dựng chính sách, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.
Dẫn chứng Nghị định 111/2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ, ông Hoàn cho biết, nhà nước đã có những chính sách ưu đãi cho ngành này nhưng để phù hợp với tình hình mới, Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 111/2015 nhằm tạo điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hưởng được nhiều ưu đãi hơn, nâng cao năng lực, tăng tính cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.
Samsung Electronics Co. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2023
Con số để lộ tầm quan trọng của Samsung với kinh tế Việt Nam
Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ với các đối tác như Samsung, Toyota… nâng cao năng lực cho doanh nghiệp hỗ trợ.

“Gần đây, chúng tôi phát triển thêm một bước nữa là nâng cấp nhà máy của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam qua biên bản ghi nhớ phát triển 50 nhà máy thông minh với Samsung”, - đại diện Bộ Công Thương cho biết.

Thông tin tại toạ đàm, ông Yang Yoon Ho, Giám đốc quan hệ khách hàng Công ty Samsung Electronic Việt Nam cho biết, hiện nay số lượng nhà cung cấp cấp 1, cấp 2 của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Samsung tăng gấp 10 lần từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014, cuối năm 2022 tăng lên 257 doanh nghiệp.
Từ năm 2015, các chuyên gia sản xuất từ Samsung Hàn Quốc làm việc với 400 doanh nghiệp Việt để cải tiến sản xuất, quản lý chất lượng hướng tới phát triển chuỗi nhà cung ứng tiềm năng. Các công ty này cho biết năng suất tăng 40%, lỗi sản phẩm giảm 50% sau ba tháng được hỗ trợ.
Những công ty này được ưu tiên tham gia mạng lưới các nhà cung cấp cho Samsung Việt Nam, đến nay Samsung tiếp tục tìm kiếm các nhà cung cấp. Qua chương trình nhà máy thông minh, Samsung chia sẻ kiến thức chuyên môn về sản xuất thông minh cho 50 doanh nghiệp theo lộ trình trong hai năm.
Hiện tại, Samsung đã hoàn thành dự án nhà máy thông minh với 26 doanh nghiệp địa phương và tiếp tục nhân rộng ra các địa phương trong thời gian tới.
“Thông qua dự án này, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp Việt sẽ củng cố năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn toàn cầu. Trong tương lai xa hơn sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung và các doanh nghiệp toàn cầu”, - đại diện Samsung nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала