Dù bảo hiểm ngân hàng bị tố lừa đảo, nhiều nhà băng Việt Nam vẫn kiếm bộn tiền

© Sputnik / Mihail Mordasov / Chuyển đến kho ảnhBảo hiểm
Bảo hiểm  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
Đăng ký
Bất chấp doanh thu giảm, loạt lùm xùm khiếu nại liên quan tố cáo của khách hàng về việc bị lừa/ép mua bảo hiểm, nhiều ngân hàng vẫn thu hàng ngàn tỷ từ việc báo chéo bảo hiểm bancassurance.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin, chuyên gia khuyến nghị, cả ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm phải có các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng của kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng, nhất là khâu tư vấn, tăng cường tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức kinh doanh.

Ngân hàng Việt Nam vẫn kiếm bội tiền nhờ bán bảo hiểm

Theo thống kê tại báo cáo tài chính quý 2 và 6 tháng đầu năm 2023 của 28 ngân hàng, chỉ có 8 ngân hàng thuyết minh chi tiết doanh thu từ hoạt động bảo hiểm, trong đó, có 7 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng âm.
Duy nhất chỉ 1 ngân hàng tăng trưởng dương là Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) khi đạt 10,8 tỷ đồng trong 6 tháng năm nay so với mức 5,4 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) dù có doanh thu bán bảo hiểm giảm hơn 17% so với cùng kỳ năm trướcnhưng vẫn ghi nhận thu nhập từ dịch vụ bảo hiểm tới 4.195 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động bảo hiểm giảm 23% so với cùng kỳ, còn hơn 1.500 tỷ đồng. Trước đó, doanh thu từ bảo hiểm tại MB liên tục tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2019-2022, chiếm tới 70% doanh thu từ các hoạt động dịch vụ.
 Ngân hàng MB - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2023
Nhân viên MBBank bị tố lừa khách mua bảo hiểm 82 năm “Kiến tạo tương lai” MB Ageas Life
Việc MBBank đang trực tiếp sở hữu 2 công ty bảo hiểm là Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) với 68,37% nguồn vốn và Công ty bảo hiểm nhân thọ MB Ageas life với 61% nguồn vốn đã đóng góp một phần quan trọng vào lợi nhuận ngân hàng này mỗi năm trong cả hai phân khúc nhân thọ và phi nhân thọ.
Thực tế cho thấy, doanh thu từ bảo hiểm của MB tăng rất nhanh trong giai đoạn 2019-2022 và chỉ giảm tốc trong 6 tháng đầu năm nay. Năm 2022, doanh thu từ mảng bảo hiểm chiếm hơn 71% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MB.
Vẫn kiếm bộn tiền tỷ từ dịch vụ bảo hiểm trong nửa đầu năm còn có Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với 1.385 tỷ đồng. Tuy nhiên mức thu này vẫn giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong khi đó, theo bản công bố báo cáo tài chính giữa niên độ của 7/8 ngân hàng hạch toán chi tiết các khoản mục thu chi từ hoạt động bảo hiểm cho thấy tốc độ tăng trưởng âm về khoản thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm.
Trong số này, tốc độ giảm mạnh nhất ghi nhận tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) khi giảm hơn 81% so với cùng kỳ, chỉ thu về 46 tỷ đồng từ bảo hiểm sau nửa đầu năm 2023. Tiếp đó là Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) với mức giảm 63%, thu về 11 tỷ đồng.
Các nhà băng như Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) ghi nhận thu nhập từ bảo hiểm lần lượt là 290 tỷ đồng, 223 tỷ đồng và 315 tỷ đồng, giảm mạnh lần lượt 53%, 55% và 46% so với cùng kỳ năm 2022.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2023
Manulife Việt Nam thay đổi nhân sự cấp cao giữa lùm xùm bảo hiểm
Trong số này, Techcombank đang hợp tác với Công ty Bảo hiểm Manulife; TPBank đang phân phối bảo hiểm của Manulife, Sun Life; VIB ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược lâu dài với Prudential Việt Nam.

Khủng hoảng niềm tin

Như Sputnik đã đề cập, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm chéo qua ngân hàng - bancassurance từng được coi là “con gà đẻ trứng vàng” cho các nhà băng tại Việt Nam.
Dù vậy, theokhảo sát công bố vào tháng 7/2023 của Vietnam Report, 81,8% doanh nghiệp bảo hiểm cho rằng việc xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực về bảo hiểm nhân thọ là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải trong năm 2023.
Theo thống kê từ Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 7/2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 130.138 tỷ đồng, giảm 5,54% so với cùng kỳ năm trước.
Diễn biến này là dấu hiệu cho thấy ngành bảo hiểm đang gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến loại hình kinh doanh bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng do những lùm xùm, vướng mắc khiếu nại thời gian qua.
Nhận định về việc doanh thu bán bảo hiểm của các ngân hàng sụt giảm mạnh, Công ty CP Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng thu nhập từ bán chéo bảo hiểm của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng do có các vụ việc lùm xùm trong hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng.
Cùng với đó, việc các cơ quan quản lý đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra, trong khi thu nhập của người dân giảm sút vì kinh tế khó khăn cũng khiến ngành bảo hiểm không còn là “gà đẻ trứng vàng” cho các nhà băng như mọi khi.
VCBS dự báo lãi từ phí bảo hiểm cả năm nay sẽ giảm 10-15% so với năm ngoái, kéo theo lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng giảm tốc, mức tăng trưởng có thể chỉ đạt khoảng 10%.
Manulife Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2023
Khi nào kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được công bố?
Các ngân hàng đã tận dụng khai thác được tệp khách hàng lớn của mình, gia tăng nguồn thu từ những khoản phí trả trước, hoa hồng từ các công ty bảo hiểm, đồng thời có thể đẩy mạnh dịch vụ khác đối với khách mua bảo hiểm.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 đến nay, việc liên tục xuất hiện những khiếu nại của khách hàng đã khiến niềm tin về sản phẩm này sa sút. Không ít người phản ánh tình trạng nhân viên ngân hàng tư vấn không rõ ràng, khiến khách hàng “mắc lừa” với hình thức gửi tiết kiệm thành việc mua bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm liên kết đầu tư vẫn còn tồn tại, khiến nhiều người dân bức xúc, hoặc tình trạng bị ép mua bảo hiểm nhân thọ mới được giải ngân khoản vay, đây là tình trạng chung nhiều khách hàng gặp phải khi làm việc với các nhà băng tại Việt Nam.
Bản thân Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần ra văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh gửi các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm về hoạt động bancassurance, đặc biệt là công tác tư vấn bảo hiểm của nhân viên các tổ chức tín dụng.
Đặc biệt, kết quả thanh tra vừa qua củaBộ Tài chính đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng gồm: Prudential, MB Ageas, BIDV Metlife và Sun Life chỉ ra hoạt động bancassurance có nhiều sai phạm, nhất là khâu tư vấn của giao dịch viên, nhân viên môi giới.
Theo đó, có ít nhất 30% khách hàng mua bảo hiểm qua ngân hàng chỉ đóng phí năm đầu tiên, thậm chí có ngân hàng tỷ lệ này lên tới 70%, tức có 7/10 khách hàng mua bảo hiểm chỉ đóng phí trong năm đầu rồi bỏ.
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm của Bộ Tài chính, dù là số liệu từ năm 2021, tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau 1 năm vẫn rất lớn. Trong đó, tại BIDV Metlife là 39,4%; tại Prudential (Việt Nam) là 41%; tại Sun Life Việt Nam tỷ lệ này qua TPBank là 73%, qua ACB là 39%; tại MB Ageas Life là gần 6%.
Chi nhánh ngân hàng Agribank tại Đà Lạt. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2023
Việt Nam sẽ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ

Minh bạch

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, thời gian tới, doanh thu từ bán chéo bảo hiểm tại các ngân hàng có thể được cải thiện khi niềm tin của khách hàng dần phục hồi.
Chuyên gia nhấn mạnh, cần tách bạch nghiệp vụ giữa ngân hàng và bảo hiểm. TTXVN dẫn quan điểm của ông Hiếu bày tỏ, sự hợp tác chỉ nên dừng ở việc ngân hàng giới thiệu khách, còn việc tư vấn là do hãng bảo hiểm trực tiếp làm và ngược lại.
TS. Nguyễn Trí Hiếu lưu ý, cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp bảo hiểm cần rà soát lại tất cả các khâu, đảm bảo nhân viên tư vấn nắm rõ sản phẩm, tư vấn rõ ràng, minh bạch, giúp khách hàng hiểu đúng và đủ về sản phẩm mà họ tham gia.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала