Thông tư 32 sắp có hiệu lực: CSGT có được tự ý mặc thường phục để hoá trang?

© Depositphotos.com / Оleg_DoroshenkoCảnh sát Việt Nam chặn một cậu bé điều khiển xe máy vì vi phạm luật lệ giao thông trên phố cổ Hà Nội, Việt Nam.
Cảnh sát Việt Nam chặn một cậu bé điều khiển xe máy vì vi phạm luật lệ giao thông trên phố cổ Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Từ ngày 15/9, cảnh sát giao thông (CSGT) được bố trí một tổ cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với lực lượng công khai để tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
Theo Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an, các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, gồm:
Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp.
CSGT hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền ban hành. Nội dung kế hoạch cần nêu rõ phương pháp thực hiện; lực lượng; trang phục; phương thức liên lạc, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác được sử dụng.
Ngoài ra, bộ phận cán bộ hoá trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong tổ CSGT phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.
Cán bộ hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát hoặc sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông. Khi phát hiện vi phạm giao thông, cán bộ hóa trang thông báo cho tổ tuần tra công khai để dừng phương tiện, xử lý.
Trường hợp phát hiện vi phạm nghiêm trọng, cán bộ hóa trang được dùng giấy chứng minh công an nhân dân để vận động người dân phối hợp cùng ngăn chặn.
Tuy nhiên không phải lúc nào cảnh sát giao thông cũng được hóa trang mà phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được phê duyệt. Cục trưởng Cảnh sát giao thông, giám đốc công an cấp tỉnh, trưởng phòng cảnh sát giao thông hoặc tương đương được quyết định việc cảnh sát giao thông mặc thường phục để kết hợp công khai với hóa trang.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2023
"Máy đo nồng độ cồn này lạ lắm": 6 cựu cảnh sát giao thông bị bắt
Cũng theo Thông tư 32, kể từ ngày 15/9, cảnh sát giao thông tuần tra sẽ được dừng xe kiểm soát trong 4 trường hợp.
1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát xe cộ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
4. Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:
An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông;
Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.
Giao thông trên đường TP. Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2023
TP.HCM: Giang hồ quận 4 đâm chết một cảnh sát hình sự sau va chạm giao thông
Khi dừng, kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông phải bảo đảm yêu cầu quy định tại khoản 2 và yêu cầu sau:
Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm tuyến đường giao thông để triển khai chiều dài đoạn rào chắn cho phù hợp, bảo đảm an toàn;
Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý vi phạm; căn cứ tình hình thực tế tại khu vực kiểm soát, chuyên đề kiểm soát, có thể bố trí cán bộ Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала