Chuyên gia bác bỏ quan điểm của Mỹ về độ an toàn của đạn uranium nghèo
18:31 08.09.2023 (Đã cập nhật: 18:41 08.09.2023)
© AFP 2023 / Stan HondaĐạn uranium nghèo
© AFP 2023 / Stan Honda
Đăng ký
Chính quyền Hoa Kỳ đang hành động thiên vị và có động cơ chính trị khi tuyên bố về mức độ an toàn của đạn uranium nghèo mà họ dự định cung cấp cho Ukraina - các loại đạn này bị nhiễm plutonium và các nguyên tố phóng xạ rất nguy hiểm khác, và sự cố một năm trước với những quả đạn như vậy ở Hoa Kỳ được coi là một sự cố phóng xạ.
Tổng biên tập Alexander Uvarov của trang AtomInfo.ru, trang tin tức về lĩnh vực hạt nhân nguyên tử của Nga, nói với Sputnik.
Hôm thứ Tư, Lầu Năm Góc chính thức tuyên bố chuyển đạn uranium nghèo cho Ukraina. Bình luận về điều này, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby tuyên bố rằng, những loại đạn này không gây ra mối đe dọa phóng xạ.
“Tuyên bố của Nhà Trắng về việc đạn uranium nghèo không gây ra mối đe dọa phóng xạ là thiên vị và mang động cơ chính trị”, - chuyên gia Alexander Uvarov nhấn mạnh.
Tại sao đạn uranium nghèo lại nguy hiểm với môi trường và con người?
Để giải thích, ông Uvarov viện dẫn tình huống khẩn cấp xảy ra ở Mỹ vào năm ngoái.
“Được biết, vào năm 2022, tại căn cứ quân sự Lewis-McChord của Mỹ, những mảnh vỡ của đạn pháo M101 chứa uranium nghèo đã được tìm thấy 4 lần bên ngoài vùng “bẩn” (khu vực tiếp cận được kiểm soát). Do đó, cần phải khảo sát phông phóng xạ môi trường và mở rộng diện tích khu vực “bẩn”, nơi đã tìm thấy các mảnh vỡ đạn pháo. Điều đáng chú ý là trong bức ảnh công bố lúc đó cho thấy rõ người lính Mỹ sợ lấy mảnh đạn pháo bằng tay không”, - chuyên gia Uvarov cho biết.
"Vì vậy, tại Hoa Kỳ, việc phát hiện các mảnh vỡ đạn pháo chứa uranium cạn kiệt bên ngoài khu vực kiểm soát được coi là một sự cố phóng xạ. Do đó, có thể rút ra kết luận rõ ràng về mức độ nguy hiểm của những quả đạn pháo như vậy mà họ dự định cung cấp cho Ukraina", - ông Uvarov lưu ý.
Ngoài ra, có một chi tiết chưa được biết đến rộng rãi: chất uranium nghèo được sử dụng trong đạn pháo của Mỹ và Anh cũng chứa plutonium và các nguyên tố phóng xạ khác được gọi là nguyên tố siêu urani, chuyên gia Uvarov nói thêm.
"Nồng độ của chúng, mặc dù nhỏ, nhưng vẫn có ở đó. Điều này là do trong Chiến tranh Lạnh, các cơ sở làm giàu uranium của phương Tây đã hoạt động cho cả các cơ sở hạt nhân hòa bình và tổ hợp vũ khí hạt nhân, và do đó nhiều máy ly tâm làm giàu urani bị ô nhiễm với nhiều loại đồng vị khác nhau. Theo đó, các sản phẩm được sản xuất - uranium giàu và đã cạn kiệt – thường bị ô nhiễm”, - chuyên gia giải thích.
"Tất nhiên, ở Mỹ, tại các nhà máy điện hạt nhân, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể bày tỏ sự không hài lòng nếu phát hiện ra những tạp chất không mong muốn trong nhiên liệu hạt nhân. Nhưng, quân đội Mỹ đã lấy bất kỳ uranium nào được cung cấp cho họ - họ đã nhận được rất nhiều tiền để tái vũ trang, và họ không có thời gian để phân tích quang phổ uranium”, - ông Uvarov lưu ý.
“Sự hiện diện của các nguyên tố plutonium và nguyên tố siêu urani trong uranium nghèo được chuyển giao cho quân đội phương Tây không khiến ai lo lắng cho đến khi loại đạn này được sử dụng ở Nam Tư. Khi đó, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã lấy các mẫu cần thiết và đã chú ý đến điều này. Sau đó việc các loại đạn này bị nhiễm các nguyên tố siêu urani - plutonium và các nguyên tố khác - cuối cùng đã không còn là bí mật nữa”, - chuyên gia cho biết.
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố siêu urani đứng sau uranium. Đó là plutonium, neptunium, americium, curium và những nguyên tố khác. Đồng vị của chúng có độc tính phóng xạ cao và đặc biệt cao – có thể gây ra những biến đổi bệnh lý khi xâm nhập vào cơ thể, kể cả ung thư.
Phản ứng của Nga trước việc cung cấp uranium cho Ukraina
Trước đó, Nga đã gửi công hàm tới các nước NATO do việc cung cấp vũ khí cho chính quyền Kiev. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng, bất kỳ chuyến hàng nào chứa thiết bị quân sự cho Ukraina sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố các nước NATO đang "đùa với lửa" khi mở rộng cung cấp vũ khí cho Ukraina. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga ông Dmitry Peskov lưu ý rằng, việc "bơm" vũ khí cho Ukraina không đóng góp gì cho tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraina và sẽ có tác động tiêu cực. Ông Lavrov tuyên bố rằng, Mỹ và NATO đang trực tiếp can dự vào cuộc xung đột ở Ukraina “bằng cách cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho quân đội Ukraina ... trên lãnh thổ Anh, Đức, Ý và các nước khác”.