https://kevesko.vn/20230912/biden-o-ha-noi---cuu-thu-khong-the-thay-the-ban-cu-25220715.html
Biden ở Hà Nội - cựu thù không thể thay thế bạn cũ
Biden ở Hà Nội - cựu thù không thể thay thế bạn cũ
Sputnik Việt Nam
Chuyến thăm của Joe Biden đến Việt Nam được quảng bá tại Hoa Kỳ một cách hoành tráng: hãy nhìn tầm mức cao mà mối quan hệ giữa các quốc gia đã đạt đến dù nửa... 12.09.2023, Sputnik Việt Nam
2023-09-12T19:08+0700
2023-09-12T19:08+0700
2023-09-12T19:08+0700
việt nam
thế giới
hoa kỳ
chính trị
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/09/0c/25221170_0:0:3076:1731_1920x0_80_0_0_b4760e7178e2230b704a671584dc0e22.jpg
Quả thực, sau các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam, các bên đã tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương ngay lập tức lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện”. Các ông Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng cũng nhất trí “mở rộng liên hệ trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh”.Nhân đây xin nói thêm, trước chuyến thăm, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng việc tăng cường liên hệ phản ánh vai trò dẫn đầu của Việt Nam trong số các đối tác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.Việt Nam quan tâm đến công nghệ và đầu tư của Mỹ (Hoa Kỳ muốn chuyển tới đó một phần sản xuất chất bán dẫn từ Trung Quốc), muốn mua máy bay Boeing và tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhưng vì điều này, Hà Nội chưa sẵn sàng hy sinh lợi ích quốc gia của mình và quan hệ với các đối tác cũ như LB Nga. Và trong quan hệ với Trung Quốc (với lịch sử không hề đơn giản của mối quan hệ này), người Việt Nam sẽ không sửa soạn chịu bỏng kéo hạt dẻ ra khỏi lửa dành cho người Mỹ. Đúng là Hà Nội có tranh chấp với Bắc Kinh về các đảo ở Biển Đông và Việt Nam đang cố gắng tự bảo vệ mình trước đà bành trướng của Trung Quốc. Nhưng không thể nói về bất kỳ cuộc chiến tranh Trung-Việt mới nào nữa. Ngoài ra, Việt Nam là thành viên ASEAN và ở đó người ta cũng không muốn đi tới bùng phát căng thẳng với Trung Quốc: nếu làm vậy nghĩa là không khôn ngoan về mặt chính trị và không có lợi về mặt kinh tế.Mục tiêu của Việt Nam rất rõ ràng: xây dựng sự cân bằng trong quan hệ với tất cả các cường quốc và sự cân bằng trong khu vực để có thể cảm thấy vững tin và bình tĩnh. Việt Nam sẽ không trở thành điều phối viên chăm lo cho lợi ích của bất kỳ ai trong số những cầu thủ bên ngoài. Không ngẫu nhiên mà ông Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở ông Biden về chính sách «4 không»: không liên minh quân sự; không hợp tác với nước này để chống lại nước khác; không có căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.Tuy nhiên, người Mỹ dù sao vẫn đang cố gắng lôi kéo Hà Nội vào sự kết hợp của họ, đồng thời đánh giá quá cao ảnh hưởng của mình và đánh giá thấp mức độ độc lập của giới tinh hoa Việt Nam.Đánh giá của Storey được trích dẫn trong bài báo đăng trên tờ New York Times với cái tít đầy khiêu khích «Việt Nam muốn bí mật ký kết thỏa thuận với Nga về cung cấp vũ khí trong khi Hà Nội tăng cường liên hệ với Hoa Kỳ». Hóa ra Việt Nam sửa soạn mua rất nhiều vũ khí từ Nga, bất chấp lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ chống những người mua như vậy. Có vẻ Hoa Kỳ đã quên: ngay từ những năm 1950, Việt Nam đã là một trong những nước chủ yếu tiếp nhận vũ khí của Liên Xô và Nga.Khó tin rằng Washington có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Hà Nội vì những hợp đồng hợp tác kỹ thuật-quân sự mới với Matxcơva. Ví dụ, Hoa Kỳ đã không áp đặt trừng phạt chống lại một khách hàng lớn mua nhiều vũ khí Nga là Ấn Độ. Không, họ thử dụ dỗ Hà Nội: hãy bỏ Nga và mua hàng Mỹ.Đúng, Quân đội Nhân dân Việt Nam có không ít kinh nghiệm trong việc vận hành và bảo quản vũ khí Mỹ (là chiến lợi phẩm). Người Việt Nam có thể mua một số loại vũ khí của Mỹ nhờ kim ngạch thương mại khổng lồ của họ với Hoa Kỳ cho phép. Nhưng rõ ràng là Hà Nội cũng rất hiểu: Hoa Kỳ sẽ trang bị vũ khí cho Việt Nam để chống ai. Ngoài ra, liên hệ của Hà Nội với Matxcơva không chỉ xuất phát từ thực tế lịch sử mà còn chịu sự chỉ đạo của những tính toán địa chính trị tỉnh táo. Mặc dù yếu tố cá nhân cũng đóng vai trò ở đây: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dù sao cũng từng là nghiên cứu sinh ở Liên Xô và nhận ở Matxcơva văn bằng học vị Tiến sĩ ngành khoa học Lịch sử.Về mức "quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện” với Hoa Kỳ thì Việt Nam có quan hệ ngang bằng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc. Cả Matxcơva và Bắc Kinh từ lâu đều thuộc danh sách đối tác gần gũi nhất. Đang chờ đợi chuyến công du của ông Tập Cận Bình thăm Hà Nội và thậm chí có khả năng Việt Nam đón tiếp ông Vladimir Putin sang thăm.Tất nhiên, người Việt Nam rất hào hứng tiếp nhận sự quan tâm mà các cường quốc dành cho nước mình. Nhưng kinh nghiệm cho thấy Việt Nam biết cân đối giữa khả năng và tham vọng của mình cùng với tình hình quốc tế. Trong thế kỷ trước, đất nước này đã trải qua hơn 30 năm chiến tranh trên lãnh thổ của mình. Hơn nữa, một phần cuộc chiến trong số này còn là “chiến tranh ủy nhiệm” giữa một bên là Liên Xô và Trung Quốc, và một bên là Hoa Kỳ. Hà Nội đã rút ra những kết luận đúng đắn từ những cuộc chiến tranh hao tổn máu xương và vật lực đó.
https://kevesko.vn/20230911/biden-tham-viet-nam-nhung-ca-khuc-ve-cuoc-xam-luoc-cua-my-va-nhung-tinh-tiet-kho-xu-25197424.html
https://kevesko.vn/20230911/lanh-dao-my---viet-nam-phan-doi-su-dung-vu-luc-o-bien-dong-25195277.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/09/0c/25221170_150:0:2881:2048_1920x0_80_0_0_828234dd14b364155728ccb587a844b3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thế giới, hoa kỳ, chính trị, chuyên gia, quan điểm-ý kiến
việt nam, thế giới, hoa kỳ, chính trị, chuyên gia, quan điểm-ý kiến
Biden ở Hà Nội - cựu thù không thể thay thế bạn cũ
Chuyến thăm của Joe Biden đến Việt Nam được quảng bá tại Hoa Kỳ một cách hoành tráng: hãy nhìn tầm mức cao mà mối quan hệ giữa các quốc gia đã đạt đến dù nửa thế kỷ trước đã từng xung đột với nhau.
Quả thực, sau các cuộc hội đàm giữa
Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam, các bên đã tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương ngay lập tức lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện”. Các ông Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng cũng nhất trí “mở rộng liên hệ trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh”.
Nhân đây xin nói thêm, trước chuyến thăm, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng việc tăng cường liên hệ phản ánh vai trò dẫn đầu của Việt Nam trong số các đối tác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Việt Nam quan tâm đến công nghệ và đầu tư của Mỹ (Hoa Kỳ muốn chuyển tới đó một phần sản xuất chất bán dẫn từ Trung Quốc), muốn mua máy bay Boeing và tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhưng vì điều này, Hà Nội chưa sẵn sàng hy sinh lợi ích quốc gia của mình và quan hệ với các đối tác cũ như LB Nga. Và trong quan hệ với Trung Quốc (với lịch sử không hề đơn giản của mối quan hệ này), người Việt Nam sẽ không sửa soạn chịu bỏng kéo hạt dẻ ra khỏi lửa dành cho người Mỹ. Đúng là Hà Nội có tranh chấp với Bắc Kinh về các đảo ở Biển Đông và Việt Nam đang cố gắng tự bảo vệ mình trước đà bành trướng của Trung Quốc. Nhưng không thể nói về bất kỳ cuộc chiến tranh Trung-Việt mới nào nữa. Ngoài ra, Việt Nam là thành viên ASEAN và ở đó người ta cũng không muốn đi tới bùng phát căng thẳng với Trung Quốc: nếu làm vậy nghĩa là không khôn ngoan về mặt chính trị và không có lợi về mặt kinh tế.
11 Tháng Chín 2023, 17:25
Mục tiêu của Việt Nam rất rõ ràng: xây dựng sự cân bằng trong quan hệ với tất cả các cường quốc và sự cân bằng trong khu vực để có thể cảm thấy vững tin và bình tĩnh. Việt Nam sẽ không trở thành điều phối viên chăm lo cho lợi ích của bất kỳ ai trong số những cầu thủ bên ngoài. Không ngẫu nhiên mà ông Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở ông Biden về chính sách «4 không»: không liên minh quân sự; không hợp tác với nước này để chống lại nước khác; không có căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, người Mỹ dù sao vẫn đang cố gắng lôi kéo Hà Nội vào sự kết hợp của họ, đồng thời đánh giá quá cao ảnh hưởng của mình và đánh giá thấp mức độ độc lập của giới tinh hoa Việt Nam.
“Ở một vài khía cạnh, Mỹ nuôi ảo tưởng về quan hệ với Việt Nam. Tôi không chắc Hoa Kỳ hiểu hết được mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc phức tạp đến thế nào và quan hệ của Hà Nội với Matxcơva sâu sắc ra sao. Việc không hiểu được những điểm này có thể khiến nước Mỹ rơi vào tình thế không đơn giản", - chuyên gia Ian Storey thành viên cấp cao từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore nhận xét.
Đánh giá của Storey được trích dẫn trong bài báo đăng trên tờ New York Times với cái tít đầy khiêu khích «Việt Nam muốn bí mật ký kết thỏa thuận với Nga về cung cấp vũ khí trong khi Hà Nội tăng cường liên hệ với Hoa Kỳ». Hóa ra Việt Nam sửa soạn mua rất nhiều vũ khí từ Nga, bất chấp lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ chống những người mua như vậy. Có vẻ Hoa Kỳ đã quên: ngay từ những năm 1950, Việt Nam đã là một trong những nước chủ yếu tiếp nhận vũ khí của Liên Xô và Nga.
Khó tin rằng Washington có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Hà Nội vì những hợp đồng hợp tác kỹ thuật-quân sự mới với Matxcơva. Ví dụ, Hoa Kỳ đã không áp đặt trừng phạt chống lại một khách hàng lớn mua nhiều vũ khí Nga là Ấn Độ. Không, họ thử dụ dỗ Hà Nội: hãy bỏ Nga và mua hàng Mỹ.
Đúng, Quân đội Nhân dân Việt Nam có không ít kinh nghiệm trong việc vận hành và bảo quản vũ khí Mỹ (là chiến lợi phẩm). Người Việt Nam có thể mua một số loại vũ khí của Mỹ nhờ kim ngạch thương mại khổng lồ của họ với Hoa Kỳ cho phép. Nhưng rõ ràng là Hà Nội cũng rất hiểu: Hoa Kỳ sẽ trang bị vũ khí cho Việt Nam để chống ai. Ngoài ra, liên hệ của Hà Nội với Matxcơva không chỉ xuất phát từ thực tế lịch sử mà còn chịu sự chỉ đạo của những tính toán địa chính trị tỉnh táo. Mặc dù yếu tố cá nhân cũng đóng vai trò ở đây: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dù sao cũng từng là nghiên cứu sinh ở Liên Xô và nhận ở Matxcơva văn bằng học vị Tiến sĩ ngành khoa học Lịch sử.
11 Tháng Chín 2023, 15:52
Về mức
"quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện” với Hoa Kỳ thì Việt Nam có quan hệ ngang bằng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc. Cả Matxcơva và Bắc Kinh từ lâu đều thuộc danh sách đối tác gần gũi nhất. Đang chờ đợi chuyến công du của ông Tập Cận Bình thăm Hà Nội và thậm chí có khả năng Việt Nam đón tiếp ông Vladimir Putin sang thăm.
Tất nhiên, người Việt Nam rất hào hứng tiếp nhận sự quan tâm mà các cường quốc dành cho nước mình. Nhưng kinh nghiệm cho thấy Việt Nam biết cân đối giữa khả năng và tham vọng của mình cùng với tình hình quốc tế. Trong thế kỷ trước, đất nước này đã trải qua hơn 30 năm chiến tranh trên lãnh thổ của mình. Hơn nữa, một phần cuộc chiến trong số này còn là “chiến tranh ủy nhiệm” giữa một bên là Liên Xô và Trung Quốc, và một bên là Hoa Kỳ. Hà Nội đã rút ra những kết luận đúng đắn từ những cuộc chiến tranh hao tổn máu xương và vật lực đó.