Ngân hàng Nhà nước phải có phương án xử lý ngân hàng SCB ngay trong tháng 9

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2023
Đăng ký
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẩn trương báo cáo phương án xử lý ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ngay trong tháng 9, không để chậm trễ hơn nữa.
Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng SCB cần phải được xử lý ngay trong tháng 9, không để chậm hơn nữa

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 144/NQ-CP ngày 10/9/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023.
Đáng chú ý, tại Nghị quyết, Chính phủ nhắc lại chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cần giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, tập trung xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, báo cáo các cấp có thẩm quyền trong tháng 9 năm 2023.
“Khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9/2023 phương án xử lý Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (ngân hàng SCB), không để chậm trễ hơn nữa”, - Nghị quyết lưu ý.
Với yêu cầu này của Chính phủ, gánh nặng xử lý thật tốt các ngân hàng yếu kém hay bị kiểm soát đặc biệt như trường hợp điển hình của SCB đặt lên vai của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cùng các lãnh đạo vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước. Xử lý ngân hàng yếu kém không phải vấn đề mới của nền kinh tế Việt Nam nhưng đó chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng nhằm đảm bảo cân đối tất cả các yếu tố vĩ mô lẫn an toàn hệ thống.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2023
Từ vụ SCB móc nối với Manulife: Kiểm toán Nhà nước làm rõ ngân hàng có bắt tay bảo hiểm
Như đã thông tin, sau sự kiện bà Trương Mỹ Lan của Vạn Thịnh Phát bị bắt, vụ rút tiền hàng loạt ở ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được đánh giá là sự cố chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngân hàng Việt Nam.
Rất nhanh chóng, lãnh đạo Chính phủ, NHNN đã có những biện pháp kịp thời để ổn định tình hình. Tháng 10/2022, ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được đặt vào kiểm soát đặc biệt, họp giao ban thường xuyên để kiểm soát tình hình.
Cùng với đó, NHNN đã khẩn trương, tích cực phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền.
Nhà điều hành cũng thường xuyên rà soát, theo dõi để kịp thời xử lý các thông tin chưa đúng sự thật, gây hoang mang dư luận liên quan đến SCB.
“Đến nay, hoạt động của SCB vẫn trong tầm kiểm soát và dần ổn định; không xảy ra tình huống mất an ninh, trật tự trên các địa bàn có chi nhánh, phòng giao dịch của SCB”, - NHNN nêu rõ.

Sẽ chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng kiểm soát đặc biệt

Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định vai trò của các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước là rất quan trọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như tham gia hỗ trợ, xử lý các ngân hàng yếu kém.
“Các NHTM cổ phần về cơ bản tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động”, - NHNN lưu ý.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2023
Hơn 1.600 tỷ đồng của Chứng khoán Tân Việt TVSI bị phong toả ở ngân hàng SCB
Cũng trình bày tại báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2023, NHNN cho biết đối với các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, đến nay, NHNN đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt có 3 ngân hàng mua bắt buộc (CBBank, OceanBank, GPBank) và DongA Bank. Hiện, NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.

Hạ lãi suất, chặn tín dụng đen

Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình.
Theo đó, NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để ưu tiên hơn nữa cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội.
Ngân hàng Nhà nước điều hành tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên.
NHNN khẩn trương hoàn thiện theo thẩm quyền các quy định, chính sách tín dụng, điều kiện cho vay với thủ tục thông thoáng, thuận tiện, khả thi, tăng mạnh khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế, góp phần hạn chế "tín dụng đen".
Trái phiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2023
Từ vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Nhà nước cấm ngân hàng ép nhân viên bán trái phiếu
Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công an trong việc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đề án 06 để có cơ chế, chính sách cho vay tín chấp phù hợp, góp phần hạn chế "tín dụng đen".
Cùng với đó, NHNN tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, theo dõi việc thực hiện Thông tư 02 về gia hạn thời gian trả nợ và cơ cấu nợ, để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.
Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp tiếp tục đẩy mạnh giải ngân các gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Gỡ khó cho thị trường bất động sản, trái phiếu

Trong Nghị quyết, Chính phủ cũng yêu cầu, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, cụ thể hơn nữa các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững theo Nghị quyết số 33.
Bộ Xây dựng cũng cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan và địa phương triển khai hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Hội nghị lần thứ 10 Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2019-2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2023
Vụ ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát ảnh hưởng rất lớn đến TP.HCM
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc hướng dẫn tính giá đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Khẩn trương trình Chính phủ về việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của các địa phương trong tháng 9/2023 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Ngân hàng Nhà nước cũng được yêu cầu khẩn trương xem xét, điều chỉnh phù hợp theo thẩm quyền hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản khác nhau; rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo nghị quyết 33 năm 2023 của Chính phủ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала