https://kevesko.vn/20230919/vi-sao-viet-nam-phai-ban-than-cho-nhat-25352001.html
Vì sao Việt Nam phải bán than cho Nhật?
Vì sao Việt Nam phải bán than cho Nhật?
Sputnik Việt Nam
Hợp đồng xuất khẩu than với thời hạn tối thiểu từ 5 năm trở lên là một trong số các điều kiện bảo đảm để các tổ chức Nhật Bản xem xét cho vay vốn ưu đãi không... 19.09.2023, Sputnik Việt Nam
2023-09-19T16:38+0700
2023-09-19T16:38+0700
2023-09-19T16:38+0700
việt nam
nhật bản
than
kinh tế
bộ công thương
https://cdn.img.kevesko.vn/img/488/16/4881696_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_58e93318fa3fc213d59abc28cfab98d0.jpg
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép xuất khẩu than dài hạn với khối lượng than xuất khẩu hằng năm phù hợp với kế hoạch xuất khẩu đến năm 2030, không phải trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch hằng năm.Bán than cho Nhật thu nhiều lợi íchMới đây, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng về kế hoạch xuất khẩu than nhằm nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách thích hợp, tạo điều kiện để ngành than có kế hoạch xuất khẩu than dài hạn.Cụ thể, trên cơ sở quyết định số 893 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, xuất khẩu than phù hợp nhu cầu thị trường và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nhằm đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, nhất là than cho sản xuất điện.Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam xuất khẩu loại than chất lượng cao mà trong nước không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết, với khối lượng khoảng 2 - 3 triệu tấn mỗi năm.Về điều này, Bộ Công Thương nhận thấy, công tác quản lý và điều hành hoạt động xuất khẩu than thông qua việc phê duyệt kế hoạch xuất khẩu là cần thiết.Việc này mang lại kết quả thiết thực, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phù hợp trong bối cảnh Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc là các đơn vị chịu trách nhiệm chính, đóng vai trò đầu mối chủ đạo trong việc cung cấp than sản xuất trong nước.Bộ Công Thương cho biết, lượng than hiện nay xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản. Việc xuất khẩu than sang nước này nhằm tạo thuận lợi cho Chính phủ và các tổ chức tài chính, tín dụng tiếp tục hỗ trợ các đơn vị ngành than trong những lĩnh vực tài chính như vay vốn ưu đãi không cần bảo lãnh Chính phủ, khai thác nguồn tín dụng dài hạn...Cùng với đó, thực hiện hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành than.Cần lưu ý, một trong những điều kiện bảo đảm để các tổ chức tài chính, tín dụng Nhật Bản xem xét cho vay vốn ưu đãi không cần bảo lãnh Chính phủ là có hợp đồng xuất khẩu than với thời hạn tối thiểu từ 5 năm trở lên.Do đó, nếu tiếp tục xuất khẩu than theo kế hoạch được phê duyệt hằng năm, các đơn vị ngành than sẽ gặp khó khăn trong việc xác lập khối lượng than xuất khẩu, thiếu cơ sở để đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu than trong trung hạn.Việc này gây ra trở ngại trong việc ước tính được kim ngạch xuất khẩu, làm cơ sở để thực hiện vay vốn ưu đãi không cần bảo lãnh Chính phủ từ các tổ chức tài chính, tín dụng Nhật Bản.Kiến nghị của Bộ Công ThươngVì lý do trên, để thống nhất trong quản lý, điều hành xuất khẩu, tạo thuận lợi cho các đơn vị ngành than chủ động có kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn, ổn định, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ một số giải pháp như sau.Theo đó, kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép TKV và Tổng công ty Đông Bắc được xuất khẩu than dài hạn với khối lượng than xuất khẩu hằng năm phù hợp với kế hoạch xuất khẩu đến năm 2030, không phải trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch hằng năm.Bộ Công Thương kiến nghị giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng, trình, phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển trung hạn (5 năm) sao cho phù hợp với từng thời kỳ.Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch 5 năm của TKV, đề xuất khối lượng than xuất khẩu tối đa hằng năm, làm cơ sở để đơn vị thực hiện.Trong khi đó, Bộ Quốc phòng là cơ quan phê duyệt kế hoạch 5 năm của Tổng công ty Đông Bắc, xác định cụ thể khối lượng than xuất khẩu tối đa hằng năm.
https://kevesko.vn/20230531/so-phan-nganh-than-viet-nam-khi-dien-than-du-kien-bi-khai-tu-nam-2050-23345943.html
https://kevesko.vn/20220929/dien-than-viet-nam-tien-khong-co-sao-kho-ma-khong-tu-bo-18185257.html
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/488/16/4881696_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_a9753288426b4d2e408e0584ef7c08c7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, nhật bản, than, kinh tế, bộ công thương
việt nam, nhật bản, than, kinh tế, bộ công thương
Vì sao Việt Nam phải bán than cho Nhật?
Hợp đồng xuất khẩu than với thời hạn tối thiểu từ 5 năm trở lên là một trong số các điều kiện bảo đảm để các tổ chức Nhật Bản xem xét cho vay vốn ưu đãi không cần bảo lãnh Chính phủ.
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép xuất khẩu than dài hạn với khối lượng than xuất khẩu hằng năm phù hợp với kế hoạch xuất khẩu đến năm 2030, không phải trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch hằng năm.
Bán than cho Nhật thu nhiều lợi ích
Mới đây,
Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng về kế hoạch xuất khẩu than nhằm nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách thích hợp, tạo điều kiện để ngành than có kế hoạch xuất khẩu than dài hạn.
Cụ thể, trên cơ sở quyết định số 893 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, xuất khẩu than phù hợp nhu cầu thị trường và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nhằm đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, nhất là than cho sản xuất điện.
Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam xuất khẩu loại than chất lượng cao mà trong nước không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết, với khối lượng khoảng 2 - 3 triệu tấn mỗi năm.
Về điều này, Bộ Công Thương nhận thấy, công tác quản lý và điều hành hoạt động xuất khẩu than thông qua việc phê duyệt kế hoạch xuất khẩu là cần thiết.
Việc này mang lại kết quả thiết thực, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phù hợp trong bối cảnh Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc là các đơn vị chịu trách nhiệm chính, đóng vai trò đầu mối chủ đạo trong việc cung cấp than sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương cho biết, lượng than hiện nay xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản. Việc xuất khẩu than sang nước này nhằm tạo thuận lợi cho Chính phủ và các tổ chức tài chính, tín dụng tiếp tục hỗ trợ các đơn vị ngành than trong những lĩnh vực tài chính như vay vốn ưu đãi không cần bảo lãnh Chính phủ, khai thác nguồn tín dụng dài hạn...
Cùng với đó, thực hiện hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành than.
Cần lưu ý, một trong những điều kiện bảo đảm để các tổ chức tài chính, tín dụng Nhật Bản xem xét cho vay vốn ưu đãi không cần bảo lãnh Chính phủ là có hợp đồng xuất khẩu than với thời hạn tối thiểu từ 5 năm trở lên.
Do đó, nếu tiếp tục xuất khẩu than theo kế hoạch được phê duyệt hằng năm, các đơn vị ngành than sẽ gặp khó khăn trong việc xác lập khối lượng than xuất khẩu, thiếu cơ sở để đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu than trong trung hạn.
Việc này gây ra trở ngại trong việc ước tính được kim ngạch xuất khẩu, làm cơ sở để thực hiện vay vốn ưu đãi không cần bảo lãnh Chính phủ từ các tổ chức tài chính, tín dụng Nhật Bản.
Kiến nghị của Bộ Công Thương
Vì lý do trên, để thống nhất trong quản lý, điều hành xuất khẩu, tạo thuận lợi cho các đơn vị ngành than chủ động có kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn, ổn định, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ một số giải pháp như sau.
Theo đó, kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép TKV và Tổng công ty Đông Bắc được xuất khẩu than dài hạn với khối lượng than xuất khẩu hằng năm phù hợp với kế hoạch xuất khẩu đến năm 2030, không phải trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch hằng năm.
Bộ Công Thương kiến nghị giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng, trình, phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển trung hạn (5 năm) sao cho phù hợp với từng thời kỳ.
29 Tháng Chín 2022, 16:11
Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch 5 năm của TKV, đề xuất khối lượng than xuất khẩu tối đa hằng năm, làm cơ sở để đơn vị thực hiện.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng là cơ quan phê duyệt kế hoạch 5 năm của Tổng công ty Đông Bắc, xác định cụ thể khối lượng than xuất khẩu tối đa hằng năm.