https://kevesko.vn/20230926/my-bi-dong-minh-chu-chot-quyet-dinh-tu-bo-25477755.html
Mỹ bị đồng minh chủ chốt quyết định từ bỏ
Mỹ bị đồng minh chủ chốt quyết định từ bỏ
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Ả Rập Saudi giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ, phát triển quan hệ với Nga và Trung Quốc, trong khi đó không hoàn toàn từ bỏ Washington và yêu cầu... 26.09.2023, Sputnik Việt Nam
2023-09-26T11:19+0700
2023-09-26T11:19+0700
2023-09-26T11:33+0700
hoa kỳ
ả rập saudi
báo chí thế giới
opec
kinh tế
dầu mỏ
phương tây
https://cdn.img.kevesko.vn/img/274/70/2747044_0:0:3075:1730_1920x0_80_0_0_e458db67c7a0f1424caf1669a67a2a41.jpg
Việc này cho thấy tham vọng kinh tế của vương quốc này có giá rất cao và Riyadh sẽ làm tất cả để kéo dài viêc khai thác dầu càng lâu càng tốt.Như nhà báo Bezat lưu ý, nhóm OPEC+ không những không sụp đổ sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina mà còn nắm quyền kiểm soát thị trường bị các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ bỏ rơi. Ả Rập Saudi và Nga đã cắt giảm sản lượng vào mùa hè năm ngoái để giữ giá dầu ở mức cao, đồng thời “không còn nghi ngờ” rằng Riyadh sẽ còn tiếp tục cắt giảm sản lượng nếu giá dầu giảm trở lại.Theo ông, ngay cả chuyến đi được tổ chức đặc biệt của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Jeddah vào tháng 7/2022 cũng không thuyết phục được Thái tử Mohammed bin Salman tăng sản lượng khai thác dầu, mà điêug nàu cuối cùng đã trở thành “thảm họa” đối với Washington.Ông nhận xét, nhằm đối trọng với những liên minh lớn đã tồn tại nhiều năm, giống như nhiều cường quốc trong khu vực Riyadh đã chọn chính sách ngoại giao thực dụng: các hoàng tử Ả Rập Saudi hiện đang hướng về phương Đông, cụ thể là hai đối thủ của “ông chủ cũ của họ” – là Trung Quốc và Nga.Nguồn thu từ dầu mỏ trong điều kiện đang tách dần khỏi Mỹ cho phép Ả Rập Saudi phát triển công nghệ để khẳng định vị thế của mình ở Trung Đông. Đồng thời, đồng “đô la dầu mỏ” không thể làm được mọi việc, còn nếu Riyadh đi chệch quá nhiều khỏi quỹ đạo phương Tây thì người Mỹ và người châu Âu sẽ cân nhắc kỹ lưỡng mọi việc. Do đó, chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ả Rập Saudi cũng nằm trong sự chú ý sát sao của phương Tây: Biden yêu cầu vương quốc này từ bỏ các kế hoạch làm giàu uranium nếu có thì Mỹ mới xuất khẩu công nghệ cho họ.Đồng thời một ngày sau khi gia nhập BRICS Ả Rập Saudi ám chỉ rằng họ đang nghiên cứu đề xuất của Bắc Kinh về việc xây dựng lò phản ứng và phát triển ngành công nghiệp quốc gia. Về phần mình Thái tử Bin Salman lưu ý vào cuối tháng 9 rằng một “nước Mỹ biết cảm thông” sẽ giúp Riyadh không phải tìm kiếm ở nơi nào đó khác.
https://kevesko.vn/20230609/a-rap-saudi-tung-de-doa-thay-doi-quan-he-voi-my-sau-phat-ngon-cua-biden-ve-dau-mo-23499346.html
https://kevesko.vn/20230406/my-danh-mat-trung-dong-22248443.html
ả rập saudi
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/274/70/2747044_173:0:2902:2047_1920x0_80_0_0_5665e9fce33af2840367e79b1076fa6d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
hoa kỳ, ả rập saudi, báo chí thế giới, opec, kinh tế, dầu mỏ, phương tây
hoa kỳ, ả rập saudi, báo chí thế giới, opec, kinh tế, dầu mỏ, phương tây
Mỹ bị đồng minh chủ chốt quyết định từ bỏ
11:19 26.09.2023 (Đã cập nhật: 11:33 26.09.2023) MOSKVA (Sputnik) - Ả Rập Saudi giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ, phát triển quan hệ với Nga và Trung Quốc, trong khi đó không hoàn toàn từ bỏ Washington và yêu cầu nước này ký kết “các hiệp ước tương hỗ” mới. Đây là nhận định của nhà báo Jean-Michel Bezat nêu ra trên báo Le Monde.
"Chưa bao giờ người Ả Rập Saudi xứng với danh hiệu”'vua dầu mỏ” đến vậy. Họ đã giành lại quyền kiểm soát thị trường vàng đen với sự hỗ trợ tích cực của Nga", - tác giả cho biết.
Việc này cho thấy tham vọng kinh tế của vương quốc này có giá rất cao và Riyadh sẽ làm tất cả để kéo dài viêc khai thác dầu càng lâu càng tốt.
Như nhà báo Bezat lưu ý, nhóm
OPEC+ không những không sụp đổ sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina mà còn nắm quyền kiểm soát thị trường bị các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ bỏ rơi. Ả Rập Saudi và Nga đã cắt giảm sản lượng vào mùa hè năm ngoái để giữ giá dầu ở mức cao, đồng thời “không còn nghi ngờ” rằng Riyadh sẽ còn tiếp tục cắt giảm sản lượng nếu giá dầu giảm trở lại.
“Không có sức ép nào từ Mỹ buộc Tthái tử Saudi phải từ bỏ quan điểm của mình về vấn đề dầu mỏ”, - nhà báo nhắc lại.
Theo ông, ngay cả chuyến đi được tổ chức đặc biệt của
Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Jeddah vào tháng 7/2022 cũng không thuyết phục được Thái tử Mohammed bin Salman tăng sản lượng khai thác dầu, mà điêug nàu cuối cùng đã trở thành “thảm họa” đối với Washington.
“Vương quốc không còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ và cảm thấy ít bị ràng buộc hơn bởi thỏa thuận đổi dầu lấy quân đội để bảo vệ đất nước chống xâm lược ký kết năm 1945. Nhưng Ả Rập Saudi cũng đang kêu gọi ký kết hiệp ước tương hỗ mới”, - nhà báo Bazat viết tiếp.
Ông nhận xét, nhằm đối trọng với những liên minh lớn đã tồn tại nhiều năm, giống như nhiều cường quốc trong khu vực Riyadh đã chọn chính sách ngoại giao thực dụng: các hoàng tử Ả Rập Saudi hiện đang hướng về phương Đông, cụ thể là hai đối thủ của “ông chủ cũ của họ” – là Trung Quốc và Nga.
Nguồn thu từ dầu mỏ trong điều kiện đang tách dần khỏi Mỹ cho phép Ả Rập Saudi phát triển công nghệ để khẳng định vị thế của mình ở Trung Đông.
“Nếu có thể thì phối hợp với sự giúp đỡ của Mỹ, nếu cần thiết thì không cần đến họ”, - tác giả viết.
Đồng thời, đồng “đô la dầu mỏ” không thể làm được mọi việc, còn nếu Riyadh đi chệch quá nhiều khỏi quỹ đạo
phương Tây thì người Mỹ và người châu Âu sẽ cân nhắc kỹ lưỡng mọi việc. Do đó, chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ả Rập Saudi cũng nằm trong sự chú ý sát sao của phương Tây: Biden yêu cầu vương quốc này từ bỏ các kế hoạch làm giàu uranium nếu có thì Mỹ mới xuất khẩu công nghệ cho họ.
Đồng thời một ngày sau khi gia nhập BRICS Ả Rập Saudi ám chỉ rằng họ đang nghiên cứu đề xuất của Bắc Kinh về việc xây dựng lò phản ứng và phát triển ngành công nghiệp quốc gia. Về phần mình Thái tử Bin Salman lưu ý vào cuối tháng 9 rằng một “nước Mỹ biết cảm thông” sẽ giúp Riyadh không phải tìm kiếm ở nơi nào đó khác.
“Qua đó cho thấy việc chúng ta thoát khỏi sự bảo hộ của Mỹ khó đến mức nào, nếu không muốn nói là không thể”, - nhà báo Bezat kết luận.