Dòng vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam

© Depositphotos.com / BignaiĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2023
Đăng ký
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã đạt gần 20,21 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Việt Nam đang thực sự khẳng định vị thế của một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu khu vực.

FDI vào Việt Nam tăng

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố số liệu về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Theo đó, tính 20/09/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ, dù vẫn giảm 0,5 điểm phần trăm so với 8 tháng đầu năm.
Bên cạnh vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần tiếp tục tăng hơn so với cùng kỳ.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 9 tháng có 2.254 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư (tăng 66,3% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký đạt hơn 10,23 tỷ USD (tăng 43,6% so với cùng kỳ) và 2.539 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 5,9% so với cùng kỳ) với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4,82 tỷ USD (tăng 47% so với cùng kỳ).
Trái với đà tăng của vốn đăng ký mới và vốn góp mua cổ phần, vốn đăng ký điều chỉnh của nhà đầu tư nước ngoài trong 9 tháng giảm khá mạnh so với cùng kỳ (37,3%) với mức 5,15 tỷ USD.
Phát triển tiềm năng du lịch của vùng Đông Nam Bộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2023
Việt Nam là chìa khóa của bài toán địa chính trị và là thỏi nam châm thu hút vốn FDI

Niềm tin vững vàng

Dù vốn đầu tư điều chỉnh vẫn giảm mạnh trong 9 tháng nhưng so với các tháng trước, xu hướng này đã có sự cải thiện so với mức giảm 39,7% trong 8 tháng, mức giảm 42,5% trong 8 tháng, mức giảm 57,1% trong 6 tháng; mức giảm 59,4% trong 5 tháng và 68,6% trong 4 tháng, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.
“Cùng với đó, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng duy trì mức tăng so với cùng kỳ, khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam và tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu”, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đặc biệt, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng so với cùng kỳ (2,2%) và so với 8 tháng đầu năm (0,5 điểm phần trăm).
“Điều này cho thấy các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những tháng đầu năm đã mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp triển khai thực hiện giải ngân vốn đầu tư”, Cục Đầu tư nước ngoài khẳng định.

Nhà đầu tư châu Á nổi bật

Về lĩnh vực đầu tư, theo Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14 tỷ USD, chiếm gần 69,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 15,5% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,94 tỷ USD, chiếm hơn 9,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 45% so với cùng kỳ.
Các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán buôn, bán lẻ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,54 tỷ USD (gấp gần 63,8 lần) và gần 734 triệu USD (tăng 18,7%).
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.08.2023
Vị trí của Việt Nam đã thay đổi, FDI tiếp tục đổ về
Về đối tác đầu tư, các nhà đầu tư châu Á, gồm nhiều đối tác đầu tư truyền thống của Việt Nam hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn (Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan). Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 78,8% tổng vốn đầu tư của cả nước.
Dù vậy, theo nhà chức trách, triển vọng thu hút FDI của Việt Nam đến từ các đối tác như Hoa Kỳ, EU được nhận định là rất tiềm năng trong thời gian tới.
Niềm tin này có cơ sở khi Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, theo đó, những lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, trung tâm tài chính, đổi mới sáng tạo và năng lượng tái tạo… nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư Mỹ.
Về địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng đầu năm 2023.
Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,53 tỷ USD, chiếm gần 12,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 2,46 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,21 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 82,4% so với cùng kỳ, kế đó là TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương…
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI gồm cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư điển hình như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала