https://kevesko.vn/20231002/vu-viet-a-mot-bo-truong-nhieu-thu-truong-cua-viet-nam-thoat-xu-ly-hinh-su-25588905.html
Vụ Việt Á: Một bộ trưởng, nhiều thứ trưởng của Việt Nam "thoát" xử lý hình sự
Vụ Việt Á: Một bộ trưởng, nhiều thứ trưởng của Việt Nam "thoát" xử lý hình sự
Sputnik Việt Nam
Liên quan đại án án Việt Á, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã truy tố 38 bị can. 02.10.2023, Sputnik Việt Nam
2023-10-02T16:57+0700
2023-10-02T16:57+0700
2023-10-02T18:04+0700
vụ việt á
việt nam
pháp luật
vi phạm
điều tra
y tế
bộ y tế việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/02/12/21291336_0:37:580:363_1920x0_80_0_0_0d79e7f642c3e866b1b0a4087f11532c.jpg
Trong số này, như Sputnik đưa tin, có nhiều bị can từng giữ chức vụ cao trong các bộ ngành thuộc Chính phủ như Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế); Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ KH-CN, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội); Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ KH-CN).Đáng chú ý, ngoài việc truy tố các bị can, VKSND tối cao cũng kiến nghị xử lý về mặt Đảng, chính quyền với nhiều lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan.Bộ trưởng KH&CN "thoát" bị xử lý hình sựTại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có ba cá nhân đáng lưu ý là Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Thứ trưởng Trần Văn Tùng (vừa nghỉ hưu từ 1/7) và vụ trưởng Vụ KH&CN Nguyễn Đình Hậu.VKSND Tối cao cho biết, các ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Trần Văn Tùng, nguyên Thứ trưởng Bộ "có trách nhiệm liên quan trong quản lý, khen thưởng, thông tin tuyên truyền đề tài".Tuy nhiên, cơ quan tố tụng đánh giá Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và Thứ trưởng Trần Văn Tùng "không can thiệp, tác động" và cũng "không thông đồng, không thỏa thuận với đơn vị, cá nhân nào; không hưởng lợi" nên VKSND tối cao không đề nghị xử lý hình sự, chỉ kiến nghị xử lý về mặt Đảng, chính quyền.Cáo trạng nêu, ông Huỳnh Thành Đạt được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ KH&CN thì thời gian này Bộ Y tế đã cấp số đăng ký lưu hành tạm thời kit xét nghiệm cho Công ty Việt Á.Do đó, ông Đạt không kiến nghị thu hồi số đăng ký của Việt Á.Đối với Thứ trưởng Trần Văn Tùng (vừa nghỉ hưu từ ngày 1/7/2023), cáo trạng xác định ông nhận chỉ đạo của bị can Chu Ngọc Anh (khi đó là Bộ trưởng Bộ KH&CN) khi ký công văn gửi UBND TP.HCM đề nghị, giúp Công ty Việt Á được tặng Huân chương Lao động hạng 3 dù không đúng đối tượng, thành tích.Việc này giúp Việt Á biến sản phẩm nghiên cứu của Nhà nước thành sản phẩm thương mại của doanh nghiệp.Không xử lý ông Nguyễn Trường Sơn là "có căn cứ"Tại Bộ Y tế, ông Nguyễn Trường Sơn (Thứ trưởng Bộ Y tế) được xác định đã ký 2 quyết định cấp số đăng ký lưu hành tạm thời và chính thức cho test xét nghiệm để Công ty Việt Á sản xuất, bán thương mại thu lời bất chính, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.Tuy nhiên, VKS cho rằng, đây không phải lĩnh vực ông Nguyễn Trường Sơn phụ trách, ông không thông đồng, thỏa thuận để làm lợi cho Công ty Việt Á.Ông Nguyễn Trường Sơn không có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác và đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thủ tướng ra quyết định kỷ luật liên quan.Do đó, VKSND Tối cao giữ quan điểm, việc cơ quan điều tra vận dụng các quy định của pháp luật miễn trách nhiệm cho ông Nguyễn Trường Sơn là "có căn cứ".Trường hợp khác là ông Trương Quốc Cường (cựu Thứ trưởng Bộ Y tế) là Chủ tịch Hội đồng cấp số đăng ký lưu hành đã thiếu kiểm tra trong việc cấp số đăng ký lưu hành, giá hiệp thương nhưng không thông đồng; không có động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân.Nhiều quan chức thoát trách nhiệmTại Bộ Tài chính, VKSND Tối cao cho biết, ông Đỗ Hoàng Tuấn Anh (Thứ trưởng), ông Nguyễn Anh Tuấn (Cục trưởng Cục Quản lý giá) có liên quan đến Hiệp thương giá, kiểm tra giá hiệp thương nhưng việc hiệp thương thành thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế.Cơ quan tố tụng xác định, khi kiểm tra hiệp thương, hai ông đã đề nghị Trưởng đoàn kiểm tra chi phí, không thông đồng, không có động cơ vụ lợi, chủ động khai báo, tích cực hợp tác để làm rõ bản chất vụ án nên VKSND Tối cao giữ quan điểm, việc cơ quan điều tra không xem xét đối với ông Đỗ Hoàng Tuấn Anh và Nguyễn Anh Tuấn là phù hợp.Đối với một số cá nhân ở CDC Hải Dương có vai trò, nhiệm vụ khác nhau đã tham gia ứng trước test xét nghiệm và hợp thức hồ sơ đấu thầu để thanh toán tiền cho Công ty Việt Á, được ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương) đưa tổng cộng 1,82 tỷ đồng.VKSND Tối cao nhận định, những người này đều là cấp dưới phải thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, không biết, không thông đồng với Công ty Việt Á, không biết việc ông Tuyến thỏa thuận % ngoài hợp đồng, đã chủ động khai báo, nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận, đã bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng nên cơ quan điều tra Bộ Công an phân hóa trách nhiệm, miễn trách nhiệm hình sự là phù hợp.Đối với bà Nguyễn Thị Hiền (Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty thẩm định giá VCHP) và bà Phí Thị Mai (Phó TGĐ) đã ký ban hành chứng thư mà không kiểm tra, rà soát, đã vi phạm quy định của pháp luật nhưng không thông đồng để bảo vệ đơn giá, không được hưởng lợi nên theo VKSND Tối cao việc CQĐT Bộ Công an phân hóa trách nhiệm, miễn trách nhiệm hình sự là phù hợp.Các bị can tích cực nộp tiền khắc phục hậu quảTheo cáo trạng của VKSND Tối cao, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao theo dõi, tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu kit xét nghiệm và biết rõ quyền sở hữu kết quả nghiên cứu thuộc về Nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm đại diện sở hữu.Trong quá trình thực hiện đề tài, Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) đã thông đồng, cấu kết với Trịnh Thanh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế, kỹ thuật để Hùng tác động ông Chu Ngọc Anh, khi đó là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng ký quyết định cho Công ty Việt Á được phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo kit xét nghiệm.Ông Chu Ngọc Anh đã ký quyết định phê duyệt, giao Học viện Quân y chủ trì, Công ty Việt Á phối hợp thực hiện đề tài, kinh phí thực hiện 18,98 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Ông Phạm Công Tạc đã ký quyết định thành lập Hội đồng giao trực tiếp và Tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đột xuất phòng, chống dịch bệnh Covid-19.Ông Tạc ký Quyết định thành lập Hội đồng định giá, nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài (không có trong kế hoạch nghiên cứu đề tài để Hội đồng họp và có biên bản nghiệm thu), giúp Công ty Việt Á sử dụng kết quả nghiệm thu này để lập hồ sơ đăng ký và được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm trái quy định của pháp luật.Cáo trạng nêu, dù biết rõ Công ty Việt Á sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, đưa vào sản xuất thương mại trái quy định của pháp luật, nhưng Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc không thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý, tài sản của Nhà nước do mình là đại diện chủ sở hữu.Hành vi của ông Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc bị cáo buộc gây thất thoát số tiền 18,98 tỷ đồng ngân sách Nhà nước.Đến nay, ông Chu Ngọc Anh đã khắc phục 1 tỷ đồng; ông Phạm Công Tạc đã khắc phục 80 triệu đồng.Nhiều bị can khác cũng đã tự nguyện nộp tiền hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả. Trong đó, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt đã khắc phục 200 triệu đồng. Phan Quốc Việt có đơn đề nghị sử dụng tiền, tài sản của mình đang bị tạm giữ, kê biên để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.Ông Vũ Đình Hiệp (Phó TGĐ Việt Á) khắc phục 25 triệu đồng. Bị can Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN) khắc phục 8 tỷ đồng và 8 sổ tiết kiệm trị giá hơn 3,9 tỷ đồng.Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận hối lộ 2,25 triệu USD (tương đương hơn 51 tỷ đồng), đã khắc phục 2,22 triệu USD.Ông Nguyễn Huỳnh (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế; nguyên Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) nhận hối lộ hơn 53 tỷ đồng, trong đó, chuyển cho ông Nguyễn Thanh Long hơn 49 tỷ đồng và sử dụng cá nhân 4 tỷ đồng, đã khắc phục 4 tỷ đồng.Ông Nguyễn Minh Tuấn (nguyên Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) nhận hối lộ 300.000 USD (tương đương hơn 6,9 tỷ đồng), đã khắc phục toàn bộ số tiền trên. Ông Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế) nhận hối lộ 100.000 USD (tương đương hơn 2,3 tỷ đồng), đã khắc phục toàn bộ số tiền.Tăng trách nhiệm kiểm tra, giám sátViện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Bộ KH&CN cần tăng cường trách nhiệm quản lý kết quả nghiên cứu các đề tài thuộc sở hữu nhà nước do Bộ trưởng KH&CN làm đại diện chủ sở hữu; kiểm soát hoạt động của các cơ quan chuyên môn về quản lý nhiệm vụ KH&CN, quản lý sinh phẩm y tế, đảm bảo khách quan, minh bạch và đúng pháp luật.Về phần Bộ Y tế, VKSND Tối cao đề nghị cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm trong công tác cấp số đăng ký lưu hành sinh phẩm y tế…Bộ Tài chính cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác thẩm định giá, xem xét xử lý hành chính, rút giấy phép hoạt động đối với các công ty thẩm định giá có sai phạm đã được kết luận trong vụ án.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chủ động, kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động đấu thầu, mua sắm thiết bị, vật tư y tế của các đơn vị, cơ sở y tế công lập, phòng ngừa các vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu.
https://kevesko.vn/20230728/ban-an-nao-cho-54-bi-cao-vu-chuyen-bay-giai-cuu--24395838.html
https://kevesko.vn/20230819/ly-do-quan-trong-giup-ong-nguyen-truong-son-thoat-an-hinh-su-vu-viet-a-24783488.html
https://kevesko.vn/20230819/ong-chu-ngoc-anh-dung-sau-man-phu-phep-dua-viet-a-thanh-ngoi-sao-thoi-covid-19-24778564.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/02/12/21291336_0:0:580:435_1920x0_80_0_0_bc0027132763c5fc712b70f9e75ea8d8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
vụ việt á, việt nam, pháp luật, vi phạm, điều tra, y tế, bộ y tế việt nam
vụ việt á, việt nam, pháp luật, vi phạm, điều tra, y tế, bộ y tế việt nam
Trong số này, như Sputnik đưa tin, có nhiều bị can từng giữ chức vụ cao trong các bộ ngành thuộc Chính phủ như Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế); Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ KH-CN, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội); Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ KH-CN).
Đáng chú ý, ngoài việc truy tố các bị can, VKSND tối cao cũng kiến nghị xử lý về mặt Đảng, chính quyền với nhiều lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan.
Bộ trưởng KH&CN "thoát" bị xử lý hình sự
Tại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có ba cá nhân đáng lưu ý là Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Thứ trưởng Trần Văn Tùng (vừa nghỉ hưu từ 1/7) và vụ trưởng Vụ KH&CN Nguyễn Đình Hậu.
VKSND Tối cao cho biết, các ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Trần Văn Tùng, nguyên Thứ trưởng Bộ "có trách nhiệm liên quan trong quản lý, khen thưởng, thông tin tuyên truyền đề tài".
Tuy nhiên, cơ quan tố tụng đánh giá Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và Thứ trưởng Trần Văn Tùng "không can thiệp, tác động" và cũng "không thông đồng, không thỏa thuận với đơn vị, cá nhân nào; không hưởng lợi" nên VKSND tối cao không đề nghị xử lý hình sự, chỉ kiến nghị xử lý về mặt Đảng, chính quyền.
Cáo trạng nêu, ông Huỳnh Thành Đạt được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ KH&CN thì thời gian này Bộ Y tế đã cấp số đăng ký lưu hành tạm thời kit xét nghiệm cho
Công ty Việt Á.
"Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt không được đơn vị, cá nhân nào báo cáo về việc quản lý, xử lý kết quả đề tài nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm của Việt Á", - VKS nêu.
Do đó, ông Đạt không kiến nghị thu hồi số đăng ký của Việt Á.
Đối với Thứ trưởng Trần Văn Tùng (vừa nghỉ hưu từ ngày 1/7/2023), cáo trạng xác định ông nhận chỉ đạo của bị can Chu Ngọc Anh (khi đó là Bộ trưởng Bộ KH&CN) khi ký công văn gửi UBND TP.HCM đề nghị, giúp Công ty Việt Á được tặng Huân chương Lao động hạng 3 dù không đúng đối tượng, thành tích.
Việc này giúp Việt Á biến sản phẩm nghiên cứu của Nhà nước thành sản phẩm thương mại của doanh nghiệp.
Không xử lý ông Nguyễn Trường Sơn là "có căn cứ"
Tại Bộ Y tế, ông Nguyễn Trường Sơn (Thứ trưởng Bộ Y tế) được xác định đã ký 2 quyết định cấp số đăng ký lưu hành tạm thời và chính thức cho test xét nghiệm để Công ty Việt Á sản xuất, bán thương mại thu lời bất chính, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, VKS cho rằng, đây không phải lĩnh vực ông Nguyễn Trường Sơn phụ trách, ông không thông đồng, thỏa thuận để làm lợi cho Công ty Việt Á.
Ông Nguyễn Trường Sơn không có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác và đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thủ tướng ra quyết định kỷ luật liên quan.
Do đó, VKSND Tối cao giữ quan điểm, việc cơ quan
điều tra vận dụng các quy định của pháp luật miễn trách nhiệm cho ông Nguyễn Trường Sơn là "có căn cứ".
Trường hợp khác là ông Trương Quốc Cường (cựu Thứ trưởng Bộ Y tế) là Chủ tịch Hội đồng cấp số đăng ký lưu hành đã thiếu kiểm tra trong việc cấp số đăng ký lưu hành, giá hiệp thương nhưng không thông đồng; không có động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân.
"Các sai phạm trên, trách nhiệm chính thuộc về ông Nguyễn Thanh Long và các bị can nên việc CQĐT không xem xét đối với ông Cường là phù hợp", - theo VKSND Tối cao.
Nhiều quan chức thoát trách nhiệm
Tại Bộ Tài chính, VKSND Tối cao cho biết, ông Đỗ Hoàng Tuấn Anh (Thứ trưởng), ông Nguyễn Anh Tuấn (Cục trưởng Cục Quản lý giá) có liên quan đến Hiệp thương giá, kiểm tra giá hiệp thương nhưng việc hiệp thương thành thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế.
Cơ quan tố tụng xác định, khi kiểm tra hiệp thương, hai ông đã đề nghị Trưởng đoàn kiểm tra chi phí, không thông đồng, không có động cơ vụ lợi, chủ động khai báo, tích cực hợp tác để làm rõ bản chất vụ án nên VKSND Tối cao giữ quan điểm, việc cơ quan điều tra không xem xét đối với ông Đỗ Hoàng Tuấn Anh và Nguyễn Anh Tuấn là phù hợp.
Đối với một số cá nhân ở CDC Hải Dương có vai trò, nhiệm vụ khác nhau đã tham gia ứng trước test xét nghiệm và hợp thức hồ sơ đấu thầu để thanh toán tiền cho Công ty Việt Á, được ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương) đưa tổng cộng 1,82 tỷ đồng.
VKSND Tối cao nhận định, những người này đều là cấp dưới phải thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, không biết, không thông đồng với Công ty Việt Á, không biết việc ông Tuyến thỏa thuận % ngoài hợp đồng, đã chủ động khai báo, nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận, đã bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng nên cơ quan điều tra Bộ Công an phân hóa trách nhiệm, miễn trách nhiệm hình sự là phù hợp.
Đối với bà Nguyễn Thị Hiền (Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty thẩm định giá VCHP) và bà Phí Thị Mai (Phó TGĐ) đã ký ban hành chứng thư mà không kiểm tra, rà soát, đã vi phạm quy định của pháp luật nhưng không thông đồng để bảo vệ đơn giá, không được hưởng lợi nên theo VKSND Tối cao việc CQĐT Bộ Công an
phân hóa trách nhiệm, miễn trách nhiệm hình sự là phù hợp.
Các bị can tích cực nộp tiền khắc phục hậu quả
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao theo dõi, tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu kit xét nghiệm và biết rõ quyền sở hữu kết quả nghiên cứu thuộc về Nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm đại diện sở hữu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) đã thông đồng, cấu kết với Trịnh Thanh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế, kỹ thuật để Hùng tác động ông Chu Ngọc Anh, khi đó là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng ký quyết định cho Công ty Việt Á được phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo kit xét nghiệm.
Ông Chu Ngọc Anh đã ký quyết định phê duyệt, giao Học viện Quân y chủ trì, Công ty Việt Á phối hợp thực hiện đề tài, kinh phí thực hiện 18,98 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Ông Phạm Công Tạc đã ký quyết định thành lập Hội đồng giao trực tiếp và Tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đột xuất phòng,
chống dịch bệnh Covid-19.
Ông Tạc ký Quyết định thành lập Hội đồng định giá, nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài (không có trong kế hoạch nghiên cứu đề tài để Hội đồng họp và có biên bản nghiệm thu), giúp Công ty Việt Á sử dụng kết quả nghiệm thu này để lập hồ sơ đăng ký và được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm trái quy định của pháp luật.
Cáo trạng nêu, dù biết rõ Công ty Việt Á sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, đưa vào sản xuất thương mại trái quy định của pháp luật, nhưng Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc không thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý, tài sản của Nhà nước do mình là đại diện chủ sở hữu.
Hành vi của ông Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc bị cáo buộc gây thất thoát số tiền 18,98 tỷ đồng ngân sách Nhà nước.
Đến nay, ông Chu Ngọc Anh đã khắc phục 1 tỷ đồng; ông Phạm Công Tạc đã khắc phục 80 triệu đồng.
Nhiều bị can khác cũng đã tự nguyện nộp tiền hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả. Trong đó, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt đã khắc phục 200 triệu đồng. Phan Quốc Việt có đơn đề nghị sử dụng tiền, tài sản của mình đang bị tạm giữ, kê biên để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.
Ông Vũ Đình Hiệp (Phó TGĐ Việt Á) khắc phục 25 triệu đồng. Bị can Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN) khắc phục 8 tỷ đồng và 8 sổ tiết kiệm trị giá hơn 3,9 tỷ đồng.
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long
nhận hối lộ 2,25 triệu USD (tương đương hơn 51 tỷ đồng), đã khắc phục 2,22 triệu USD.
Ông Nguyễn Huỳnh (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế; nguyên Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) nhận hối lộ hơn 53 tỷ đồng, trong đó, chuyển cho ông Nguyễn Thanh Long hơn 49 tỷ đồng và sử dụng cá nhân 4 tỷ đồng, đã khắc phục 4 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Tuấn (nguyên Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) nhận hối lộ 300.000 USD (tương đương hơn 6,9 tỷ đồng), đã khắc phục toàn bộ số tiền trên. Ông Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế) nhận hối lộ 100.000 USD (tương đương hơn 2,3 tỷ đồng), đã khắc phục toàn bộ số tiền.
Tăng trách nhiệm kiểm tra, giám sát
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Bộ KH&CN cần tăng cường trách nhiệm quản lý kết quả nghiên cứu các đề tài thuộc sở hữu nhà nước do Bộ trưởng KH&CN làm đại diện chủ sở hữu; kiểm soát hoạt động của các cơ quan chuyên môn về quản lý nhiệm vụ KH&CN, quản lý sinh phẩm y tế, đảm bảo khách quan, minh bạch và đúng pháp luật.
Về phần Bộ Y tế, VKSND Tối cao đề nghị cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm trong công tác cấp số đăng ký lưu hành sinh phẩm y tế…
Bộ Tài chính cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác thẩm định giá, xem xét xử lý hành chính, rút giấy phép hoạt động đối với các công ty thẩm định giá có sai phạm đã được kết luận trong vụ án.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chủ động, kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động đấu thầu, mua sắm thiết bị, vật tư y tế của các đơn vị,
cơ sở y tế công lập, phòng ngừa các vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu.