Chủ quyền quốc gia không đơn giản chỉ là tuyên bố độc lập

© Sputnik / Sergei Guneev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Putin phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế “Valdai”
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế “Valdai” - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2023
Đăng ký
Những ý nghĩa cực kỳ quan trọng về chủ quyền được đúc kết trong một câu nói (của Tổng thống Putin V.V.) ngắn gọn, súc tích, chứa đựng cả một vấn đề quan trọng nhất không chỉ của nước Nga mà còn đối với cả các quốc gia - dân tộc trên thế giới.
Hôm thứ Năm 5/10, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã tham dự phiên họp toàn thể và có bài phát biểu cũng như trả lời những câu hỏi của các chính khách, nhà báo tại Diễn đàn kỷ niệm 20 năm Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai diễn ra tại Sochi. Chủ đề của Diễn đàn năm nay là “Đa cực công bằng: Làm thế nào để đảm bảo an ninh và phát triển cho tất cả”. Diễn đàn Valdai lần thứ 20 đã quy tụ hơn 140 chuyên gia, chính trị gia, các nhà ngoại giao đến từ 42 quốc gia Á Âu, châu Phi, Bắc và Nam Mỹ.
Những phát biểu của người đứng đầu nhà nước Nga đã gây tiếng vang lớn, giới chuyên gia các nước đã có nhiều bình luận về những phát biểu của ông.
Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đến từ Việt Nam cũng phát biểu một số bình luận dành riêng cho Sputnik.

Vấn đề quan trọng nhất không chỉ của nước Nga mà còn đối với các quốc gia - dân tộc trên thế giới

“Sự vĩ đại của nước Nga ngày nay nằm ở việc củng cố chủ quyền. Và chủ quyền dựa trên khả năng tự cung tự cấp: về công nghệ, tài chính, kinh tế nói chung, trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh”, - Tổng thống Vladimir Putin nói tại phiên họp toàn thể Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai.
Bình luận về phát biểu trên, chuyên gia Nguyễn Hoàng nói:
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đặc biệt là sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng một nửa đất nước, phong trào giải phóng dân tộc, đòi độc lập cho các dân tộc đã lan ra hầu như toàn bộ khu vực Châu Á, Châu Phi. Người Việt Nam chứng minh cho thế giới rằng, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia không thể đi xin mà có được. Bằng chứng là phát xít Nhật đã từng trao trả độc lập giả hiệu cho chính phủ thân Nhật do Trần Trọng Kim cầm đầu. Bằng chứng là năm 1949, thực dân Pháp cũng đã lập ra cái gọi là Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp với chính quyền bù nhìn do Bảo Đại làm quốc trưởng. Đó là những thứ độc lập giả hiệu được tạo nên bởi những thủ đoạn chính trị lừa bịp, tạo ra những “Chính quyền con rối”.
Tổng thống Nga Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đó là ám chỉ rõ ràng. Tuyên bố của Putin về Ukraina được coi là lời cảnh báo với phương Tây
Nhưng ít ai biết rằng những mô hình chính quyền bù nhìn ấy đã được đế quốc Mỹ thực thi ở Châu Mỹ La tinh đầu từ thế kỷ XIX bởi “Học thuyết Monroe” (Tổng thống Mỹ 1817-1825). Theo học thuyết này thì Châu Mỹ La tinh phải là của người Mỹ chứ không thể là của một nước Châu Âu nào đó. Đó là những nền độc lập bị đánh cắp, là chủ quyền giả hiệu, là tự do trá hình!
Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt nam từng nói: “Đất nước độc lập mà dân không no ấm, không có hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng để làm gì”.
Và để có được độc lập, chủ quyền thực sự và trọn vẹn thì chủ quyền về chính trị là chưa đủ. Bởi chính trị là biểu hiện tập trung nhất của kinh tế nên nó chỉ là cái vỏ hình thức của kinh tế. Để có được chủ quyền đầy đủ cho một quốc gia dân tộc thì chủ quyền đó phải là một tổng thể hữu cơ gồm chủ quyền về chính trị (chính quyền độc lập hoàn toàn); chủ quyền về kinh tế (kinh tế hòa nhập nhưng có năng lực tự chủ, không phụ thuộc), chủ quyền về công nghệ (không lệ thuộc về công nghệ); chủ quyền về tài chính (đồng tiền quốc gia có vị trí bình đẳng với các đồng tiền khác); chủ quyền về an ninh và quốc phòng (sẵn sàng vô hiệu hóa các mối đe dọa từ bên ngoài); chủ quyền về văn hóa (hòa nhập nhưng giữ được bản sắc riêng, không bị hòa tan) .v.v… Đó mới là chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ. Thiếu một trong các yếu tố đó thì chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc chưa thể vẹn toàn.
“Đó chính là những ý nghĩa cực kỳ quan trọng được đúc kết trong một câu nói (của Tổng thống Putin V.V.) ngắn gọn, súc tích, chứa đựng cả một vấn đề quan trọng nhất không chỉ của nước Nga mà còn đối với các quốc gia - dân tộc trên thế giới”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng nhấn mạnh với Sputnik.
Tổng thống Nga V. Putin thăm sân bay vũ trụ Vostochny và gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ông Kim Jong-un: chiến dịch quân sự Nga là cuộc đấu tranh thiêng liêng để bảo vệ chủ quyền quốc gia

Người Nga buộc phải hành động theo phương châm “tiên phát chế nhân”

“Vấn đề không phải là về các vùng lãnh thổ. Mà vấn đề là việc đảm bảo an ninh cho người dân Nga và nhà nước Nga. Đây là vấn đề phức tạp hơn vùng lãnh thổ nào đó. (Vấn đề là ở chỗ đảm bảo) an toàn cho những người coi Nga là quê hương của mình và chúng tôi coi họ là nhân dân của chúng tôi,” – Tổng thống Vladimir Putin nói.

Bình luận về phát biểu trên của nhà lãnh đạo Nga, chuyên gia Nguyễn Hoàng lưu ý:
Chặn trước mưu đồ vây ép, tấn công nước Nga là một trong những mục tiêu của “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Khi đối phương đã âm mưu đem xe tăng, tên lửa, máy bay chiến đấu và pháo hạng nặng đến đặt trước “hàng rào nhà mình” thì không một quốc gia nào có thể “ngồi yên chịu trói”. Nhất là thế lực trực tiếp đe dọa an ninh của nước Nga lại là thế hệ phát xít mới. Vì vậy, để bảo vệ chủ quyền của mình, người Nga buộc phải hành động theo phương châm “tiên phát chế nhân”, hành động đi trước đối phương một bước để giảm bớt thiệt hại cho mình và giành thế chủ động trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ đơn giản là về quân sự.
Tất nhiên là các mục tiêu sâu xa khác cũng không kém phần quan trọng. Tổng thống Vladimir Putin nói về Chiến dịch quân sự đặc biệt không phải là vấn đề lãnh thổ là theo ý nghĩa đó.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала