Việt Nam “không bỏ hết trứng vào một giỏ”

© AFP 2023 / Nhac NguyenNhà may Maxport
Nhà may Maxport - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2023
Đăng ký
Tình thế sẽ xoay chiều trong năm sau khi cơ cấu tăng trưởng kinh tế toàn cầu thay đổi. Xuất khẩu tăng vào năm 2024 khi lực cầu trở lại sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Bất chấp xu hướng tiêu dùng yếu, nhu cầu toàn cầu suy giảm, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng không như mong đợi, Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực nhờ chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và không “bỏ hết trứng vào một giỏ”.

Tình thế xoay chiều sẽ giúp Việt Nam

Trong báo cáo mới công bố, ngân hàng HSBC tin rằng, Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất khu vực năm 2024.

“Chúng tôi dự báo tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam đến từ quá trình tiếp tục hồi phục của hoạt động xuất khẩu, một phần là do sức tiêu dùng nội địa sẽ tăng trưởng ấn tượng trong những năm tới đây. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa, thúc đẩy đầu tư công và khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ lãi suất điều hành hỗ trợ tăng trưởng”, - Kinh tế trưởng khối Nghiên cứu Kinh tế châu Á, Ngân hàng HSBC cho biết.

Với kết quả GDP quý III/2023 tăng 5,33% so với cùng kỳ, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 4,24% trong 9 tháng đầu năm.
Công ty TNHH Maxport Limited Thái Bình ổn định việc làm cho hơn 2.800 lao động - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2023
Việt Nam: GDP Quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm ngoái
Ông Frederic Neumann, Giám đốc Điều hành, Kinh tế trưởng châu Á của HSBC cho biết, HSBC dự báo Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng 5% trong năm 2023.
“Mặc dù tốc độ tăng truởng năm nay thấp hơn so với mục tiêu của Chính phủ, vị chuyên gia của HSBC vẫn đánh giá đây là Việt Nam đã hồi phục phi thường khi so sánh với các nền kinh tế khác”, - ông Neumann nói.
Ngân hàng HSBC dự báo năm 2024, Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 6,3%, một con số ấn tượng nếu so với mức dự báo 2,3% của toàn thế giới, 4,6% của Trung Quốc, 4,5% của Malaysia hay 5,2% của Philippines.
Đại diện ngân hàng HSBC cũng nêu 2 động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo đó, xuất khẩu sẽ tăng vào năm 2024 khi lực cầu trở lại, giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Chuyên gia chỉ rõ, một trong những lý do sản xuất năm nay yếu vì tình trạng quá mua (mua nhiều hơn nhu cầu thực tế) trong thời kỳ đại dịch. Sau đó, nhu cầu mua sắm hàng hóa giảm đi, người tiêu dùng quay sang đi du lịch, đến nhà hàng.
Tuy nhiên, tình thế này sẽ xoay chiều trong năm sau khi cơ cấu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu thay đổi. Đó là dịch vụ có thể giảm tốc, còn sản xuất tăng trở lại.
“Người tiêu dùng có thể quay lại mua sắm vì đã không mua 1-1,5 năm qua”, - ông Frederic Neumann nhận định.
Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, cho rằng người tiêu dùng chi tiêu dè dặt trong vài quý qua, nhưng họ sẽ sớm tự tin mua sắm trở lại khi GDP lấy lại đà tăng 6-7%.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2023
Kinh tế Việt Nam bất ngờ ‘hụt hơi’, Thống đốc nói thẳng
Đại diện HSBC khẳng định, xu hướng này được dự đoán sẽ trở lại mua sắm hàng hóa trong thời gian tới, giúp cho nền kinh tế hướng về xuất khẩu như Việt Nam được hưởng lợi.
Một điều kiện hỗ trợ khác là tiêu dùng nội địa gia tăng, được thúc đẩy bởi sự phục hồi của thị trường lao động và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.
Động lực thứ hai cho kinh tế Việt Nam vào năm sau là chi tiêu nội địa, gồm tiêu dùng và mua sắm Chính phủ, được dự báo tăng.
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7%, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ 2022.
Trước quan ngại về lạm phát có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, ông Frederic cho rằng nếu loại trừ các yếu tố mang tính toàn cầu như giá năng lượng và giá thực phẩm, lạm phát không phải là mối đe doạ chính.
“Rủi ro lớn nhất đến từ bên ngoài, nếu tăng trưởng kinh tế thế giới không đạt như kỳ vọng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hồi phục xuất khẩu của Việt Nam”, - chuyên gia của ngân hàng HSBC nêu quan điểm.

Tài chính, bất động sản và dịch vụ sẽ phục hồi

Hiện, tăng trưởng tiêu dùng nội địa của Việt Nam nằm trong top 10 các thị trường toàn cầu.
Đáng chú ý, theo nghiên cứu của HSBC, số lượng người trưởng thành có tài sản trên 250.000 USD, tương đương khoảng 6 tỷ đồng tăng lên nhanh chóng, hứa hẹn sẽ gia tăng chi tiêu mạnh mẽ hơn nữa.
Điều này hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến, không chỉ mở các nhà máy phục vụ cho xuất khẩu, mà hướng tới chính thị trường nội địa của Việt Nam.
Về chính sách tiền tệ, chuyên gia HSBC tin rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, góp phần giúp kinh tế phục hồi lên mức 6,3% vào năm 2024.
“Triển vọng 2024 sáng sủa hơn”, - theo ông Frederic Neumann, xuất khẩu vẫn tiềm ẩn rủi ro.
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2023
Việt Nam cải thiện về tự do kinh tế
Điều này là do Việt Nam có độ mở kinh tế cao nên cũng phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Trường hợp các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc hồi phục kém hơn các dự báo đưa ra thời điểm này, họ sẽ giảm nhập khẩu. Vì vậy, nếu nhu cầu thế giới yếu hơn sẽ ảnh hưởng đến trụ cột tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh hai động lực xuất khẩu và chi tiêu nội địa, theo chuyên gia Brook Taylor, CEO quản lý Quỹ VinaCapital, lĩnh vực tài chính, dịch vụ và bất động sản của Việt Nam cũng sẽ phục hồi sau giai đoạn khó khăn. Cơ sở hạ tầng cũng được dự báo tăng tốc vào năm tới.
“Chúng tôi dự báo GDP Việt Nam năm sau có thể tăng trên 6,5%, thậm chí đạt 7%. Năm nay, chúng ta chứng kiến sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nhưng từ quý IV năm nay có thể thấy các đơn hàng bắt đầu quay lại và chúng tôi kỳ vọng sẽ tăng tốc trong năm sau”, - đại diện VinaCapital nhấn mạnh.

Không bỏ hết trứng vào một giỏ

Báo cáo phát hành vào tháng 9/2023, WB dự báo nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 do sức cầu trong nước và bên ngoài yếu đi, sau đó dự báo sẽ hồi phục về mức 5,5% trong năm 2024 và 6% trong năm 2025.
BMI, một công ty giải pháp của Fitch, cũng có cái nhìn thận trọng hơn về kinh tế Việt Nam, với mức tăng trưởng được dự báo lần lượt là 4,7% trong năm 2023 (giảm so với mức 5% được dự báo trước đó), và 5,5% trong năm 2024.
Sự dè dặt dành cho Việt Nam được lý giải là do bối cảnh triển vọng cho ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu yếu, nhu cầu toàn cầu trong những quý tới vẫn trì trệ, và kinh tế Trung Quốc hồi phục không như kỳ vọng.
Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2023
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2023
Kinh tế trưởng khối Nghiên cứu Kinh tế châu Á, Ngân hàng HSBC lưu ý, thách thức lớn nhất với kinh tế Việt Nam 2024 là những yếu tố từ bên ngoài như khả năng hồi phục của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ hay châu Âu, gắn với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
“Điểm tích cực là cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng và thị trường xuất khẩu cũng đa dạng nên không bị tình trạng bỏ trứng vào một giỏ”, - chuyên gia nhấn mạnh.
Ngân hàng HSBC tin tưởng, Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn dòng vốn FDI, không chỉ những lĩnh vực truyền thống, mà sẽ đặc biết chú trọng vào kinh tế xanh, năng lượng sạch, những ngành phục vụ cho xuất khẩu, các lĩnh vực liên quan tới tiêu dùng nội địa như chăm sóc sức khỏe, lưu trú, bán lẻ, tài chính…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала