https://kevesko.vn/20231011/cuoc-tan-cong-cua-hamas-vao-israel-gay-tieng-vang-o-dong-nam-a-25777268.html
Cuộc tấn công của Hamas vào Israel gây tiếng vang ở Đông Nam Á
Cuộc tấn công của Hamas vào Israel gây tiếng vang ở Đông Nam Á
Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến Ả Rập-Israel kế tiếp bắt đầu hồi cuối tuần trước đã gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới, kể cả ở các nước Đông Nam Á, quan sát viên Piotr Tsvetov... 11.10.2023, Sputnik Việt Nam
2023-10-11T17:40+0700
2023-10-11T17:40+0700
2023-10-11T18:50+0700
vòng xoáy căng thẳng mới ở trung đông
tác giả
đông nam á
xã hội
thế giới
an ninh
quan điểm-ý kiến
israel
palestine
châu á
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/08/25708203_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_84e379afc42b624028fd4c243ae3b268.jpg
Có tù nhân và những người bị giếtHamas đã đột nhập vào lãnh thổ các thành phố Israel, giết hại dân thường, kể cả phụ nữ và trẻ em. Quân đội Israel đáp trả bằng vụ bắn tên lửa và ném bom ồ ạt vào Dải Gaza, nơi xuất phát của các chiến binh Palestine. Như trong bất kỳ cuộc chiến tranh đều có thương vong và tàn phá, không chỉ giữa người Ả Rập và người Do Thái, mà còn có cả nạn nhân là công dân các nước Đông Nam Á đang ở vùng hoạt động chiến sự.Theo báo cáo đầu tiên từ địa điểm chiến sự, tổng số người thiệt mạng là công dân các nước Đông Nam Á đã vượt quá 20 người. Trong số đó có 18 người Thái, 1 người Campuchia và 1 người Indonesia. Còn 7 người Philippines mất tích và 11 người Thái bị phía Palestine bắt làm con tin. Tất cả những người này đến Israel để kiếm tiền; làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.Những trận ném bom của Israel cũng đã để lại dấu vết đen tối. Tại Dải Gaza, một nhà thờ Hồi giáo từng được xây dựng với sự giúp đỡ của các tín đồ đạo Hồi từ Malaysia bây giờ thành đống đổ nát. Trong thành phố Beit Lahia (phần bắc Gaza), cuộc tấn công của Israel đã đánh trúng bệnh viện do người Indonesia xây dựng. Một người thiệt mạng. Thông tin này lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng người Hồi giáo ở các nước Đông Nam Á.Hoà bình là yêu cầu chungCác chính trị gia và cư dân bình thường ở các nước Đông Nam Á không thể dửng dưng trước các sự kiện ở Israel. Mặc dù các thủ đô khác nhau đều có phản ứng khác nhau. Ví dụ, Chính phủ Singapore tuyên bố lên án hành động của Hamas. Bộ Ngoại giao đảo quốc Sư tử gọi Hamas là tổ chức khủng bố. Ngược lại, các quan chức ở Indonesia và Malaysia có đa số dân là người Hồi giáo lại đứng về phía Palestine. Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim công khai bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Palestine. Indonesia và Malaysia cho rằng nguyên nhân xung đột hiện nay ở Trung Đông là do chế độ chiếm đóng mà Israel đã thiết lập trên đất đai của người Palestine.Các công đoàn Indonesia đã tổ chức những cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Hoa Kỳ và Văn phòng đại diện Liên Hợp Quốc ở Jakarta, yêu cầu hai bên thi hành biện pháp để thiết lập đối thoại giữa người Ả Rập và người Do Thái. Tại các cuộc biểu tình này đảng Lao động (Partai Buruh) Indonesia đòi giành độc lập cho Nhà nước Palestine.Ở các nước ASEAN khác, sự kiện ở Israel cũng gây lo ngại. Tuyên bố của các chính trị gia địa phương hàm chứa nguyện vọng chung, mong muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông, giới chức với phát ngôn kiềm chế không lên án hành động của bên này hay bên khác tham gia xung đột. Dường như bình luận về chính sách cân bằng của Hà Nội, tờ South China Morning Post nói rằng Việt Nam sợ mất đi Israel là nước bạn hàng mua-bán vũ khí.Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Tel Aviv nhắc nhở về các đồng bào có thể đang ở vùng chiến sự tại Israel. Cảnh báo đặc biệt được ban hành và khuyến nghị các công dân Việt Nam thận trọng tránh xa khu vực nguy hiểm.Lập trường của phần lớn các nước ASEAN trùng hợp với chính sách của Matxcơva và Bắc Kinh: Cần chấm dứt bạo lực và thù địch, người Palestine và người Israel phải ngồi vào bàn đàm phán. Liên Hợp Quốc cũng cần đảm trách vai trò của mình trong vấn đề này.Tuy nhiên, Washington lại có lối tiếp cận khác, là vội vàng hỗ trợ đồng minh của Mỹ ở Trung Đông và cung cấp vũ khí, đạn dược cho quân đội Israel. Một tàu chiến Mỹ đã tiếp cận bờ biển Israel.
https://kevesko.vn/20231008/viet-nam-keu-goi-israel-va-hamas-kiem-che-25711790.html
https://kevesko.vn/20231008/cang-thang-dam-mau-hamas-israel-viet-nam-khan-truong-bao-ho-cong-dan-25709556.html
đông nam á
israel
palestine
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/08/25708203_341:0:3072:2048_1920x0_80_0_0_45f0612178f5a3dfc0463b067cb0783a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tác giả, đông nam á, xã hội, thế giới, an ninh, quan điểm-ý kiến, israel, palestine, châu á, tử vong, asean
tác giả, đông nam á, xã hội, thế giới, an ninh, quan điểm-ý kiến, israel, palestine, châu á, tử vong, asean
Cuộc tấn công của Hamas vào Israel gây tiếng vang ở Đông Nam Á
17:40 11.10.2023 (Đã cập nhật: 18:50 11.10.2023) Cuộc chiến Ả Rập-Israel kế tiếp bắt đầu hồi cuối tuần trước đã gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới, kể cả ở các nước Đông Nam Á, quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét trong bài viết mới.
Có tù nhân và những người bị giết
Hamas đã đột nhập vào lãnh thổ các thành phố Israel, giết hại dân thường, kể cả phụ nữ và trẻ em. Quân đội Israel đáp trả bằng vụ bắn tên lửa và ném bom ồ ạt vào Dải Gaza, nơi xuất phát của các chiến binh Palestine. Như trong bất kỳ cuộc chiến tranh đều có thương vong và tàn phá, không chỉ giữa người Ả Rập và người Do Thái, mà còn có cả nạn nhân là công dân các nước
Đông Nam Á đang ở vùng hoạt động chiến sự.
Theo báo cáo đầu tiên từ địa điểm chiến sự, tổng số người thiệt mạng là công dân các nước Đông Nam Á đã vượt quá 20 người. Trong số đó có 18 người Thái, 1 người Campuchia và 1 người Indonesia. Còn 7 người Philippines mất tích và 11 người Thái bị phía Palestine bắt làm con tin. Tất cả những người này đến Israel để kiếm tiền; làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.
Những trận ném bom của Israel cũng đã để lại dấu vết đen tối.
Tại Dải Gaza, một nhà thờ Hồi giáo từng được xây dựng với sự giúp đỡ của các tín đồ đạo Hồi từ Malaysia bây giờ thành đống đổ nát. Trong thành phố Beit Lahia (phần bắc Gaza), cuộc tấn công của Israel đã đánh trúng bệnh viện do người Indonesia xây dựng. Một người thiệt mạng. Thông tin này lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng người Hồi giáo ở các nước Đông Nam Á.
Hoà bình là yêu cầu chung
Các chính trị gia và cư dân bình thường ở các nước Đông Nam Á không thể dửng dưng trước các sự kiện ở Israel. Mặc dù các thủ đô khác nhau đều có phản ứng khác nhau. Ví dụ, Chính phủ Singapore tuyên bố lên án hành động của Hamas. Bộ Ngoại giao đảo quốc Sư tử gọi Hamas là tổ chức khủng bố. Ngược lại, các quan chức ở
Indonesia và Malaysia có đa số dân là người Hồi giáo lại đứng về phía Palestine. Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim công khai bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Palestine. Indonesia và Malaysia cho rằng nguyên nhân xung đột hiện nay ở Trung Đông là do chế độ chiếm đóng mà Israel đã thiết lập trên đất đai của người Palestine.
Các công đoàn Indonesia đã tổ chức những cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Hoa Kỳ và Văn phòng đại diện Liên Hợp Quốc ở Jakarta, yêu cầu hai bên thi hành biện pháp để thiết lập đối thoại giữa người Ả Rập và người
Do Thái. Tại các cuộc biểu tình này đảng Lao động (Partai Buruh) Indonesia đòi giành độc lập cho Nhà nước Palestine.
Ở các nước ASEAN khác, sự kiện ở Israel cũng gây lo ngại. Tuyên bố của các chính trị gia địa phương hàm chứa nguyện vọng chung, mong muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh mới ở
Trung Đông, giới chức với phát ngôn kiềm chế không lên án hành động của bên này hay bên khác tham gia xung đột. Dường như bình luận về chính sách cân bằng của Hà Nội, tờ South China Morning Post nói rằng Việt Nam sợ mất đi Israel là nước bạn hàng mua-bán vũ khí.
Quan sát viên Piotr Tsvetov bình luận: "Tôi không nghĩ đây là lý do chính. Việt Nam hiện nay hợp tác bình đẳng với Israel và Palestine. Cả hai toà đại sứ quán của Palestine và Israel đều có trụ sở và làm việc tại Hà Nội".
Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Tel Aviv nhắc nhở về các đồng bào có thể đang ở vùng chiến sự tại Israel. Cảnh báo đặc biệt được ban hành và khuyến nghị các công dân Việt Nam thận trọng tránh xa khu vực nguy hiểm.
Lập trường của phần lớn các nước ASEAN trùng hợp với chính sách của Matxcơva và Bắc Kinh: Cần chấm dứt
bạo lực và thù địch, người Palestine và người Israel phải ngồi vào bàn đàm phán. Liên Hợp Quốc cũng cần đảm trách vai trò của mình trong vấn đề này.
Tuy nhiên, Washington lại có lối tiếp cận khác, là vội vàng hỗ trợ đồng minh của Mỹ ở Trung Đông và cung cấp vũ khí, đạn dược cho quân đội Israel. Một tàu chiến Mỹ đã tiếp cận bờ biển Israel.