Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030

© TTXVN - Bùi Doãn TấnHội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV
Hội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 (gọi tắt là Chiến lược), với nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Mục tiêu chung của Chiến lược là Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
Chiến lược đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm:
1.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
2.
Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
3.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
4.
Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
5.
Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Để thực thi chiến lược, Chính phủ yêu cầu sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng, tránh tẩu tán tài sản.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
"Cuộc chiến" chống tham nhũng của Việt Nam khốc liệt thế nào?
Các cơ quan được giao hoàn thiện pháp luật quản lý kinh tế, xã hội với khu vực nhà nước và tư nhân; trong đó sớm sửa quy định về quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công; quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tín dụng, ngân hàng; thuế, hải quan.
Cùng với đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Chiến lược cũng đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong đổi mới chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức, chế độ công vụ, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập hợp lý, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác; tăng cường kiểm soát việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với người vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, đạo đức lối sống của cán bộ công chức, viên chức. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không hoàn thành nhiệm vụ công vụ.
Ban Nội chính Trung ương triền khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2023
Việt Nam đã gỡ được “nút thắt” quan trọng trong đại án tham nhũng
Doanh nghiệp được khuyến khích xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính, phối hợp phát giác cán bộ nhũng nhiều, đòi hối lộ. Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn chặn, thu hồi tài sản bị tẩu tán, bắt tội phạm tham nhũng trốn ra nước ngoài.
Việc thực hiện Chiến lược được chia làm hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026): tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Giai đoạn thứ hai (từ năm 2026 đến năm 2030), xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала