Việt Nam được tuyên bố là cơ sở thành công nhất của Intel trên thế giới

© AP Photo / Le Quang NhatIntel tại TP.HCM
Intel tại TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2023
Đăng ký
Ông Phùng Việt Thắng, đại diện Intel Việt Nam khẳng định, thời gian vừa qua, Intel Việt Nam được đánh giá là cơ sở thành công nhất của Intel trên toàn cầu.
Trước đó, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD, Intel trở thành doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tiên khánh thành nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất thế giới ở Việt Nam.
Theo ông Thắng, Intel Việt Nam không tự coi mình là nhà đầu tư đã đầu tư tại Việt Nam mà luôn chứng minh mình là nhà đầu tư tiềm năng tiếp theo tại Việt Nam.

Cơ sở thành công nhất của Intel trên thế giới

Như Sputnik thông tin, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với chủ đề "Đồng hành và phát triển".
Phát biểu tại đây, ông Phùng Việt Thắng, đại diện Intel Việt Nam khẳng định, thời gian vừa qua, Intel Việt Nam được đánh giá là cơ sở thành công nhất của Intel toàn cầu.
"Để đạt được kết quả đó, đồng hành cùng Intel là sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cũng như sự hỗ trợ của các bộ, ban ngành", - cổng TTĐT Chính phủ dẫn lời ông Thắng nhấn mạnh.
Ông Phùng Việt Thắng cho biết, Intel Việt Nam không tự coi mình là nhà đầu tư đã đầu tư tại Việt Nam mà luôn chứng minh mình là nhà đầu tư tiềm năng tiếp theo tại Việt Nam.
"Chúng tôi luôn tự đổi mới và nghiên cứu đầu tư thêm công nghệ mới", - đại diện Intel tuyên bố.
Ông Thắng cho hay, những chính sách hay sự biến động của nền kinh tế luôn tác động đến những công ty sản xuất như Intel và những chính sách ban hành mang tính tổng hợp của các bộ, ngành vô cùng quan trọng với doanh nghiệp.
Tại hội nghị ngày 16/10, các doanh nghiệp FDI đã chân thành khuyến nghị Chính phủ có kế hoạch cụ thể để phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghệ cao trọng điểm, từ đó, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực Việt Nam trang bị kỹ năng để đón đầu làn sóng đầu tư FDI mới.
Đại diện Intel đã nêu một số vấn đề lớn mà doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, bộ, ngành với Thủ tướng Phạm Minh Chính, trước nhất là phát triển nguồn nhân lực của ngành bán dẫn.
Phía Intel lưu ý, vấn đề nhân lực này không chỉ nằm ở năng lực của người kỹ sư, người lao động mà còn cần cả một chính sách liên quan đến đào tạo nguồn cung sớm cho ngành bán dẫn.
"Để làm được điều này, tôi cho rằng cần nhiều sự quyết tâm của các bộ, ngành", - ông Thắng bày tỏ.
Đối với vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu, đại diện Intel cho biết, đây không phải vấn đề riêng của doanh nghiệp hay Bộ Tài chính mà còn cần sự hỗ trợ của nhiều bộ, ngành khác.
"Vì thế, những hành động cụ thể của Chính phủ không chỉ là động lực, là bài học cho riêng Intel mà còn cho các doanh nghiệp khác có thể học hỏi, tham vấn và giúp chúng tôi đưa ra những quyết định quan trọng", - ông Phùng Việt Thắng nói.

Intel chịu ảnh hưởng nếu áp thuế tối thiểu toàn cầu

Như đã biết, thuế tối thiểu toàn cầu là một trong hai trụ cột chính của Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng vào tháng 6/2013.
Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam với chủ đề Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á vừa diễn ra vào ngày 29/9, tại Hà Nội. Tại sự kiện, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2023
Vì sao tập đoàn chip bán dẫn nước ngoài thích Việt Nam?
Mức thuế tối thiểu toàn cầu được quy định là 15%, áp dụng đối với các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 750 triệu EUR (800 triệu USD) trong ít nhất hai năm của bốn năm liền kề gần nhất.
Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Thuế, hiện có khoảng 335 dự án tại Việt Nam có số vốn đầu tư đăng ký trên 100 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, chế tạo tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn 15%.
Chiếm đa số trong số này là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất sản phẩm phần mềm như Intel, Samsung, Bosch, Foxconn, KMS Technology, Techbase Việt Nam...
Tổng cục Thuế cũng cho hay, có khoảng 1.017 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
Trong đó, hơn 100 doanh nghiệp lớn có khả năng chịu ảnh hưởng của quy tắc này nếu áp dụng từ năm 2024.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông hiện hành tại Việt Nam là 20%. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm kể từ khi phát sinh doanh thu.
Đối với dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao, hoặc dự án mới cần đặc biệt thu hút đầu tư, thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm, nhưng tổng thời gian không quá 30 năm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp được miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo được tính liên tục từ năm đầu tiên phát sinh doanh thu chịu thuế.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2023
Việt Nam – từ nước nhập khẩu sang xuất khẩu chip
Nhìn chung, mức thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân áp dụng cho các doanh nghiệp đa quốc gia được ưu đãi trung bình hiện ở quanh mức 12,3%, thậm chí là 2,75 - 5,95%, thấp hơn nhiều so với thuế suất phổ thông và đang được sử dụng như một công cụ quan trọng để thu hút đầu tư tại Việt Nam.
Những ưu đãi này đã tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam nhiều năm qua. Do đó, nếu áp thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế không còn là tiêu chí để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lớn, Việt Nam có thể bị giảm lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và kịch bản tệ nhất là các nhà đầu tư sẽ rời Việt Nam để tìm cứ điểm mới hấp dẫn hơn.

Nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất thế giới ở Việt Nam

Tập đoàn Intel thành lập năm 1968 tại California, Mỹ. Intel bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2006, trước cả Samsung (2008).
Intel là một trong những nhà sản xuất chip xử lý và thiết bị bán dẫn hàng đầu thế giới, một trong những biểu tượng đáng chú ý tại thung lũng Silicon. Năm 2020, Intel được xếp hạng 45 trong danh sách Fortune 500.
Tại Việt Nam, Intel đã đầu tư nhà máy lắp ráp và kiểm định chip. Năm 2021, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD, Intel trở thành doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tiên khánh thành nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất thế giới ở Việt Nam.
Công nghệ điện tử nano - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2023
Không phải Samsung, đây mới là nhà máy chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc
Cùng năm 2021, Intel thông báo tăng cường đầu tư vào Việt Nam, với quy mô tăng gần 50% so với các khoản đầu tư 1 tỷ USD trước đó của Intel kể từ năm 2006 để sản xuất các sản phẩm 5G và bộ vi xử lý lõi.
Luỹ kế các khoản đầu tư bổ sung của Intel đưa tổng vốn đầu tư của tập đoàn bán dẫn Mỹ vào Việt Nam xấp xỉ 1,5 tỷ USD.
VinaCapital vừa qua có báo cáo cho biết, hiện tại, cơ sở của Intel Việt Nam đang nghiên cứu Gen Raptor Lake thế hệ thứ 13 và Meteor Lake thế hệ mới, chiếm hơn 50% sản lượng toàn cầu để lắp ráp và thử nghiệm.
Những dữ liệu đáng chú ý này cho thấy Intel đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa năng lực lắp ráp và thử nghiệm tại Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала