Vì sao tập đoàn chip bán dẫn nước ngoài thích Việt Nam?

© Ảnh : MPIHội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam với chủ đề "Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á" vừa diễn ra vào ngày 29/9, tại Hà Nội. Tại sự kiện, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi.
Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam với chủ đề Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á vừa diễn ra vào ngày 29/9, tại Hà Nội. Tại sự kiện, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2023
Đăng ký
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định, vị trí thuận lợi, và một Chính phủ rất quan tâm phát triển ngành bán dẫn.
Nhờ những yếu tố trên, nhiều tập đoàn đa quốc gia về lắp ráp điện tử, thiết kế vi mạch đã chọn đặt nhà máy tại Việt Nam.

Việt Nam ưu tiên phát triển bán dẫn

Ngày 29/9 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam với chủ đề "Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á".
Sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì và Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Đông Nam Á (SEMI) phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi. Chính phủ rất quan tâm đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông đều được giao lập kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành bán dẫn.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2023
Việt Nam – từ nước nhập khẩu sang xuất khẩu chip
“Việt Nam cũng đang xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành với mục tiêu sở hữu đội ngũ 50.000 kỹ sư đến năm 2030”, - Bộ trưởng cho hay.
Thêm nữa, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn; có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín trong lĩnh vực bán dẫn như Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội...
Các doanh nghiệp lớn có nguồn lực và sẵn sàng hợp tác phát triển ngành bán dẫn như Viettel, VNPT, FPT, CMC.
Nhiều tập đoàn bán dẫn lớn của Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan... đã có các dự án đầu tư tại Việt Nam. Vừa qua, trong tuyên bố chung Việt - Mỹ cũng đề cập đến việc đến phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư cho các công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn. Các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng những ưu đãi cao nhất.
“Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ rằng Việt Nam cần xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các tập đoàn bán dẫn hàng đầu, cũng như các chính sách đầu tư hợp lý, cung cấp các tiện ích cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn”, - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Đặc biệt, Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao tại TP.HCM, Hòa Lạc (Hà Nội), Đà Nẵng, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Công ty thiết kế chíp Synopsys - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2023
Việt Nam có nước cờ chiến lược trong cuộc đua sản xuất chip bán dẫn
“Hội nghị thượng đỉnh lần này là cơ hội để kết nối, hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam và Đông Nam Á. Tiềm năng hợp tác là vô cùng lớn, có nhiều ý nghĩa với sự phát triển chung của khu vực và các quốc gia trên thế giới”, - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Xây dựng chiến lực phát triển ngành bán dẫn

Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cho sự mở rộng, đột phá của ngành công nghiệp bán dẫn.
Đây sẽ là lĩnh vực giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần tạo đột phá phát triển kinh tế đất nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng bán dẫn tại Việt Nam và khu vực; hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng bán dẫn Đông Nam Á.
“Tất cả sự hợp tác sẽ là cầu nối cho sự phát triển của ngành bán dẫn trong khu vực, có vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi ngành bán dẫn toàn cầu trong những năm tới”, - ông Dũng chia sẻ tại hội nghị.
Chip điện tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2023
Chip bán dẫn: Trung Quốc và Mỹ đối đầu, Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào?
Trong khi đó, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và truyền thông), cho biết Việt Nam đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến 2030, tầm nhìn 2035.
Theo đó, chiến lược này đặt nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh việc tham gia vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực, thu hút các doanh nghiệp trên toàn thế giới hiện diện, sản xuất tại Việt Nam.

Việt Nam là ứng viên hàng đầu ở Đông Nam Á

Theo số liệu chính thức, ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD.
Việt Nam có khoảng 300.000 kỹ sư, 1,6 triệu lao động, 42.000 công ty trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật. Chưa hết, Việt Nam còn sở hữu nhiều công ty thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm chip. Tuy vậy, chưa có công ty nào trong khâu đúc chip.
Tham dự hội nghị, Giám đốc BCG Việt Nam Arnaud Ginolin đã đánh giá cao quyết tâm của Việt Nam trong việc tham gia sâu vào chuỗi cung cấp bán dẫn, nắm bắt cơ hội lớn từ sự tái cấu trúc của các chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hiện là ứng cử viên hàng đầu nhờ lợi thế về chi phí sản xuất, chất lượng lao động, cũng như khả năng tiếp cận các thị trường lớn”, - ông Ginolin chia sẻ.
Nhân viên làm việc tại nhà máy ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2023
Để Việt Nam "cắm cờ" thành công trên bản đồ sản xuất chip bán dẫn
Trên thực tế, nhiều tập đoàn đa quốc gia về lắp ráp điện tử, thiết kế vi mạch đã chọn đặt nhà máy tại Việt Nam, nhờ vào vị trí chiến lược, môi trường kinh doanh, chính trị ổn định.
Theo Ginolin, việc Việt Nam kết nối với chuỗi giá trị điện tử, bán dẫn Đông Nam Á có thể tạo thành một hệ sinh thái cạnh tranh trong ngành này.
Theo số liệu của công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Technavio, thị trường bán dẫn Việt Nam có thể tăng đến 6,16 tỷ USD vào năm 2024.

‘Phải khác với những gì Samsung đã làm ở Việt Nam’

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rất ủng hộ, đồng tình với việc Chính phủ đề xuất những ưu đãi vượt khung hiện nay để thu hút các dự án chất bán dẫn.
Bà Lan cho rằng, trong một thời gian dài Samsung đầu tư ở Việt Nam, Việt Nam chưa xây dựng được ngành công nghiệp phụ trợ cho Samsung, trong khi “ông lớn” Hàn Quốc vẫn kéo một loạt nhà đầu tư vừa và nhỏ từ Hàn Quốc sang Việt Nam. Do đó, trao đổi với tạp chí Nhà đầu tư, vị chuyên gia đề xuất, thu hút đầu tư vào ngành bán dẫn phải khác với những gì Samsung đã làm ở Việt Nam, dù Samsung đã có những bước tiến như xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Hà Nội.
“Ngành mới rất cần rút kinh nghiệm từ những năm trước. Theo đó, cần thu hút những ngành công nghệ cao để thay đổi cấu trúc kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam, thực sự có sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam”, - chuyên gia Phạm Chi Lan khẳng định.
Nhắc lại câu chuyện mà GS. Nguyễn Mại từng đề cập khi cố Thủ tướng Phan Văn Khải lập một tổ công tác đặc biệt để đàm phán với Intel, quyết tâm đưa dự án của Intel về Việt Nam bằng được khi họ đang lựa chọn giữa Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan, bà cho biết, tổ công tác đã đưa ra một số đề xuất vượt khung pháp luật thời đó. Dự án của Intel là dự án duy nhất được Chính phủ chấp nhận hỗ trợ về tài chính khi đó, theo đề nghị từ phía nhà đầu tư.
Chip vi mạch của tập đoàn Việt Nam FPT - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2023
Năm 2023: Việt Nam dự kiến công bố chiến lược quốc gia về sản xuất chip
Chuyên gia kinh tế cũng lưu ý một số tiêu chí khi chọn lựa nhà đầu tư chất bán dẫn.
“Đó là nhà đầu tư đến từ nước có công nghệ nguồn và cao nhất như Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản, chứ không phải từ những nước “ăn cắp công nghệ rồi xào xáo lại”, - chuyên gia thẳng thắn.
Ngoài ra, cần tránh nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh về địa-kinh tế giữa các nước lớn và có cam kết để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của nhà đầu tư đó. Chỉ những ai đáp ứng được cả ba điều đó đáng được nhận ưu đãi ở mức cao nhất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала