Chuyện thật như đùa ở Việt Nam: "Bà tạp vụ có khi lương cao hơn kỹ sư ra trường..."

© Ảnh : CỔNG TIN TỨC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG/Hải NguyễnCán bộ, công chức, viên chức mong sớm cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương
Cán bộ, công chức, viên chức mong sớm cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, 6 năm qua kể từ khi Trung ương thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, việc thực hiện nghị quyết chưa được nhiều, mỗi năm điều chỉnh lương tăng 7% nhưng "thực ra là bù vào trượt giá, chưa phải cải cách tiền lương".
Cho rằng đến thời điểm này đã chín muồi, không cải cách không được, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh đầu tư cho cải cách tiền lương là đầu tư cho phát triển.
Dẫn mức lương của một kỹ sư ra trường là 3,5 triệu đồng, thấp hơn mức thấp của lương tối thiểu vùng của khu vực tư nhân (4 triệu đồng), ông Dung nói:
"Thế thì sống làm sao. Chúng ta đặt vấn đề lương đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình họ, có được không?".
Từ đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương và mong Quốc hội ủng hộ.
Với khu vực công, ông Đào Ngọc Dung cho rằng quan trọng nhất là xóa bỏ mức lương cơ sở - đây là cái gốc, trả lương theo vị trí việc làm, ban hành 5 thang, bảng lương. Với khu vực doanh nghiệp nhà nước, ông cho biết hiện có tình trạng doanh nghiệp thua lỗ, công nhân không có thu nhập nhưng người quản lý lương rất cao, vì họ ăn bảng lương hoàn toàn khác với người lao động.
Tiền 500.000 VND trên tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2023
Dự kiến nghỉ Tết từ 29 tháng Chạp, chưa tăng lương tối thiểu từ 1/1/2024
Do đó, ông đề nghị phải cải cách lương ở khu vực này, với các nội dung:
1.
Người quản lý ăn lương cùng lao động, khi lợi nhuận cao thì cả hai hưởng cao.
2.
Tách hoàn toàn người quản lý với người giám sát
3.
Nhà nước không can thiệp vào thang bảng lương. Doanh nghiệp hoàn toàn ban hành, khi đó nhà nước đưa ra mức lương tối thiểu cho người lao động.
"Hiện thang bảng lương 3 năm một lần tăng, bà tạp vụ có khi lương cao hơn kỹ sư ra trường nên công ty người ta sa thải thôi", ông nói.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Lưu Mai cũng cho rằng cần lưu ý 2 vấn đề trong thực hiện cải cách tiền lương.
Một là kiềm chế lạm phát trong bối cảnh tăng lương vì mỗi lần điều chỉnh lương, kể cả lương của những người đã nghỉ hưu thì đều có những tác động tiêu cực về lạm phát, giá cả tăng. Bà Mai dẫn chứng, chỉ riêng 4 tháng năm 2023 đã có 31% hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2023
Việt Nam dư hàng trăm nghìn tỷ cho cải cách tiền lương
"Tăng lương mà không kèm theo những biện pháp kiềm chế lạm phát thì ý nghĩa của việc tăng lương sẽ không được bảo đảm", bà Mai nói.
Vấn đề nữa cần lưu ý, theo bà Mai là việc tăng lương như thế nào? bà Mai cho rằng việc tăng lương phải mang tính thực chất, không cào bằng.
"Theo Nghị quyết 27, khi tăng lương thì không còn khoản phụ cấp khác, chúng tôi cho rằng Chính phủ cần lưu ý, khi không còn phụ cấp thì người đang có thu nhập từ phụ cấp không bị ảnh hưởng khi thực hiện đề án này. Đi cùng với tăng lương thì phải tinh giản biên chế, để làm sao bộ máy của chúng ta thực sự có hiệu quả", bà Mai nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала