https://kevesko.vn/20231025/nhap-khau-am-dam-10-nhom-hang-viet-nam-giam-hang-ty-do-26071077.html
Nhập khẩu ảm đạm, 10 nhóm hàng Việt Nam giảm hàng tỷ đô
Nhập khẩu ảm đạm, 10 nhóm hàng Việt Nam giảm hàng tỷ đô
Sputnik Việt Nam
Theo công bố của Tổng cục Hải quan, hết tháng 9, nhập khẩu cả nước chỉ đạt 237,33 tỷ USD, giảm 14%. Mức này tương ứng giảm 38,76 tỷ USD so với cùng kỳ năm... 25.10.2023, Sputnik Việt Nam
2023-10-25T17:00+0700
2023-10-25T17:00+0700
2023-10-25T17:00+0700
việt nam
nhập khẩu
hoa kỳ
kinh tế
fdi
ngành dệt may
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/02/25586542_0:0:3216:1810_1920x0_80_0_0_52553134959a1d2cdcd80d3e037850b8.jpg
Lũy kế hết 15/10, tổng giá trị nhập khẩu đạt hơn 250 tỷ USD, giảm hơn 13% so với cùng kỳ 2022.Tình hình nhập khẩu ảm đạm được lý giải là do sản xuất của doanh nghiệp sụt giảm, gặp nhiều khó khăn, kim ngạch nhập khẩu các nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu giảm mạnh nhất.Tổng giá trị xuất nhập khẩu tháng 9 đạt gần 60 tỷ USDSố liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 9 đạt 59,16 tỷ USD, giảm 4,7%, tương ứng giảm 2,92 tỷ USD so với tháng 8.Tổng giá trị xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2023 đã đạt 496,30 tỷ USD, giảm 11,2%, tương ứng giảm 62,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, xuất khẩu là 258,97 tỷ USD, giảm 8,5% (tương ứng giảm 24,02 tỷ USD) và nhập khẩu là 237,33 tỷ USD, giảm 14% (tương ứng giảm 38,76 tỷ USD).Riêng tháng 9, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 2,2 tỷ USD. Tính chung 9 tháng, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đã xuất siêu 21,64 tỷ USD.Theo cơ quan Hải quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tháng là 41,08 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng trước.Qua đó, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 9.2023 lên 341,65 tỷ USD, giảm 11,9%, tương ứng giảm 46,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.Trong số đó, xuất khẩu hàng hóa khối FDI tháng 9 đạt 22,58 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 9 tháng năm 2023 của doanh nghiệp FDI lên 189,01 tỷ USD, giảm 9,3% (tương ứng giảm 19,36 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng tới 73% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 9/2023 là 18,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 9 tháng năm 2023 lên 152,64 tỷ USD, giảm 15% (tương ứng giảm 26,96 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 64,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 9/2023 đạt thặng dư 4,09 tỷ USD, đưa cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI trong 9 tháng năm 2023 lên mức thặng dư là 36,37 tỷ USD.10 nhóm hàng giảm trên 1 tỷ USDThống kê của Tổng cục Hải quan, hết tháng 9/2023, Việt Nam có tới 10 nhóm hàng nhập khẩu giảm từ 1 tỷ USD trở lên.Trong số này, giảm mạnh nhất và gây bất ngờ nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện. Hết tháng 9, nhập khẩu nhóm hàng này là 6,05 tỷ USD, giảm rất mạnh, đến 61,7%, tương ứng giảm tới 9,74 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.Nguyên nhân chủ yếu do giảm mạnh ở thị trường Hàn Quốc, với kim ngạch nhập khẩu trong 9 tháng chỉ là 423 triệu USD, trong khi đó, cùng kỳ năm trước đạt tới 8,35 tỷ USD.Ngoài ra, các nhóm hàng cũng giảm mạnh kim ngạch nhập khẩu như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng các loại. Việt Nam giảm nhập nhóm ngành này lên tới hơn 4,04 tỷ USD, chất dẻo nguyên liệu giảm 2,64 tỷ USD.Nhập khẩu sắt thép các loại giảm 2,03 tỷ USD; vải các loại giảm 1,86 tỷ USD; kim loại thường khác giảm 1,66 tỷ USD; hóa chất giảm 1,57 tỷ USD.Nhóm hàng linh kiện phụ tùng ô tô giảm 1,37 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,14 tỷ USD; sản phẩm hóa chất giảm 1,13 tỷ USD.Theo cơ quan hải quan, chỉ riêng 10 nhóm hàng này đã có kim ngạch giảm đến hơn 27,2 tỷ đô la Mỹ so với cùng kỳ năm 2022, chiếm hơn 70% mức sụt giảm kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam nói chung.Cũng theo Tổng cục Hải quan, nhóm hàng ô tô nguyên chiếc các loại nhập về giảm mạnh, trong khi đây là một trong những nguồn đóng góp số thu ngân sách lớn từ hoạt động xuất nhập khẩu.Cơ quan hải quan Việt Nam thông tin, hết tháng 9, cả nước nhập khẩu 64.177 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, giảm 17,8%, tương ứng giảm 20.372 chiếc so với cùng kỳ năm trước.Thêm vào đó, trong quý 1/2023, nhập về tăng 18.263 chiếc so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng quý 2 và quý 3 lại giảm lần lượt là 11.016 chiếc và 27.619 chiếc.Nguyên phụ liệu dệt may, da giày chủ yếu nhập từ Trung QuốcTổng cục Hải quan cho biết, các nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch giảm sâu liên quan đến nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như linh kiện điện thoại, linh kiện máy vi tính, nhất là nguyên phụ liệu dệt may, da giày – lĩnh vực thu hút đông nguồn lao động nhất cả nước.Tính hết tháng 9, nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) nhập khẩu đạt kim ngạch 2,03 tỷ USD, giảm nhẹ 1% so với tháng trước.Ước tính cho thấy, tính chung 9 tháng của năm 2023, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày của Việt Nam chỉ đạt 17,77 tỷ USD, giảm 18,1% (tương ứng giảm 3,92 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong 9 tháng qua chủ yếu có xuất xứ Trung Quốc với kim ngạch đạt 9,34 tỷ USD, chiếm tỷ trọng tới 53% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tuy nhiên cũng giảm 15,6% (tương ứng giảm 1,73 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.Việc sụt giảm nguyên liệu các ngành sản xuất như dệt may, giày da đã được dự báo trước do nhu cầu tiêu dùng trên thế giới sụt giảm, đồng thời, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ở lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.Thông tin với tạp chí Hải quan, một doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam cho biết, ước tính kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2023 của doanh nghiệp này chỉ đạt khoảng 300 triệu USD.Dù vẫn nằm trong nhóm doanh nghiệp xuất khẩu lớn của ngành dệt may cả nước nhưng kết quả trên đã giảm khoảng 70% so với năm ngoái.Thậm chí, đại diện doanh nghiệp thừa nhận, sản xuất, xuất khẩu gặp khó do tác động từ nhiều yếu tố như ảnh hưởng sau thời kỳ dịch bệnh, bất ổn do các xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới, việc thắt chặt chi tiêu hay thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại các thị trường lớn.Một khó khăn nữa đáng lưu ý là đơn giá gia công sản phẩm dệt may cũng xuống thấp, chỉ bằng 50-70% so với trước.Cùng với đó, để duy trì sản xuất, doanh nghiệp đang cố gắng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là tận dụng cả các thị trường có quy mô nhỏ trước đây chưa từng được chú trọng.Chờ khởi sắcBước sang tháng 10, theo số liệu sơ bộ từ cơ quan hải quan Việt Nam, tính đến hết 15/10/2023 đạt 522,94 tỷ USD, giảm 10,9%, tương ứng giảm 63,84 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 359,96 tỷ USD, giảm 11,7% (tương ứng giảm 47,47 tỷ USD).Cán cân thương mại nửa kỳ đầu tháng 10 thặng dư 1,35 tỷ USD, tính chung đến hết 15/10 cán cân thương mại hàng hóa thặng dư gần 22,55 tỷ USD. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại kỳ 1 tháng 10 đạt 14,18 tỷ USD, giảm 13% (tương ứng giảm 2,12 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 9/2023.Các nhóm hàng chủ lực như msy vi tính sản phẩm điện tử, linh kiện giảm 738 triệu USD, hàng dệt may giảm 235 triệu USD, sắt thép các loại giảm 188 triệu USD.Tính hết 15/10, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 272,75 tỷ USD, giảm 8,1% tương ứng giảm 24,07 tỷ USD so với cùng kỳ 2022.Các nhóm hàng giảm mạnh như điện thoại các loại & linh kiện giảm 6,23 tỷ USD, tương ứng giảm 13,1%; hàng dệt may giảm 4,01 tỷ USD, tương ứng giảm 13,5%; giày dép các loại giảm 3,67 tỷ USD, tương ứng giảm 19,2%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 3,35 tỷ USD, tương ứng giảm 9,3%... so với cùng kỳ năm 2022.Ở chiều ngược lại, tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu kỳ 1 tháng 10 đạt 12,84 tỷ USD, giảm 11,7% (tương ứng giảm 1,71 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2023. Lũy kế đến hết 15/10/2023, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 250,19 tỷ USD, giảm 13,7% (tương ứng giảm 39,77 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.Nhập khẩu các nhóm ngành mũi nhọn như điện thoại các loại & linh kiện giảm 10,25 tỷ USD, tương ứng giảm 61,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 4,22 tỷ USD, tương ứng giảm 11,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 1,96 tỷ USD; tương ứng giảm 3,2%; sắt thép các loại giảm 1.98 tỷ USD; tương ứng giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2022.Như Sputnik đã thông tin, trong báo cáo mới công bố, Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam chậm lại do xuất khẩu và sản xuất sụt giảm vì nhu cầu đối với sản phẩm “made in Vietnam” giảm đi.Việc các nhà bán lẻ Mỹ và các công ty tiêu dùng khác tích lũy quá nhiều hàng hóa vào năm 2022, khiến lượng hàng tồn kho tăng hơn 20% so với cùng kỳ cuối năm ngoái.Thêm vào đó, người tiêu dùng lại đổ tiền đi du lịch, ăn uống bên ngoài thay vì mua sắm thêm các sản phẩm. Đây là yếu tố chính gây sụt giảm xuất khẩu và sản lượng sản xuất của Việt Nam trong năm nay.Riêng tháng 9, xuất khẩu Việt Nam giảm gần 10% so với cùng kỳ do xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ giảm đến gần 20%. Tuy vậy, xu hướng này sắp kết thúc và sẽ tạo đà cho sự phục hồi kinh tế Việt Nam vào năm sau.
https://kevesko.vn/20230816/trung-quoc-nhap-khau-o-at-cao-su-viet-nam-24725614.html
https://kevesko.vn/20230728/kich-ban-xau-nhat-la-rut-khoi-viet-nam-22-doanh-nghiep-fdi-duoc-ho-tro-tien-24396055.html
https://kevesko.vn/20230109/det-may-viet-nam-xu-ly-tot-don-hang-kho-nam-chac-vi-tri-thu-3-the-gioi-20493684.html
https://kevesko.vn/20231004/nganh-xuat-khau-ty-do-cua-viet-nam-van-lo-diem-yeu-25626573.html
https://kevesko.vn/20230730/xuat-nhap-khau-viet-nam-van-phu-thuoc-vao-my-va-trung-quoc-24408835.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/02/25586542_245:0:2976:2048_1920x0_80_0_0_4f428380dae0d02bde05722701f86dfd.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, nhập khẩu, hoa kỳ, kinh tế, fdi, ngành dệt may
việt nam, nhập khẩu, hoa kỳ, kinh tế, fdi, ngành dệt may
Lũy kế hết 15/10, tổng giá trị nhập khẩu đạt hơn 250 tỷ USD, giảm hơn 13% so với cùng kỳ 2022.
Tình hình nhập khẩu ảm đạm được lý giải là do sản xuất của doanh nghiệp sụt giảm, gặp nhiều khó khăn, kim ngạch nhập khẩu các nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu giảm mạnh nhất.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu tháng 9 đạt gần 60 tỷ USD
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 9 đạt 59,16 tỷ USD, giảm 4,7%, tương ứng giảm 2,92 tỷ USD so với tháng 8.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2023 đã đạt 496,30 tỷ USD, giảm 11,2%, tương ứng giảm 62,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu là 258,97 tỷ USD, giảm 8,5% (tương ứng giảm 24,02 tỷ USD) và nhập khẩu là 237,33 tỷ USD, giảm 14% (tương ứng giảm 38,76 tỷ USD).
Riêng tháng 9, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 2,2 tỷ USD. Tính chung 9 tháng, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đã xuất siêu 21,64 tỷ USD.
Theo cơ quan Hải quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tháng là 41,08 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng trước.
Qua đó, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 9.2023 lên 341,65 tỷ USD, giảm 11,9%, tương ứng giảm 46,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.
Trong số đó, xuất khẩu hàng hóa khối FDI tháng 9 đạt 22,58 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 9 tháng năm 2023 của doanh nghiệp FDI lên 189,01 tỷ USD, giảm 9,3% (tương ứng giảm 19,36 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng tới 73% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 9/2023 là 18,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 9 tháng năm 2023 lên 152,64 tỷ USD, giảm 15% (tương ứng giảm 26,96 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 64,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 9/2023 đạt thặng dư 4,09 tỷ USD, đưa cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI trong 9 tháng năm 2023 lên mức thặng dư là 36,37 tỷ USD.
10 nhóm hàng giảm trên 1 tỷ USD
Thống kê của Tổng cục Hải quan, hết tháng 9/2023, Việt Nam có tới 10
nhóm hàng nhập khẩu giảm từ 1 tỷ USD trở lên.
Trong số này, giảm mạnh nhất và gây bất ngờ nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện. Hết tháng 9, nhập khẩu nhóm hàng này là 6,05 tỷ USD, giảm rất mạnh, đến 61,7%, tương ứng giảm tới 9,74 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân chủ yếu do giảm mạnh ở thị trường Hàn Quốc, với kim ngạch nhập khẩu trong 9 tháng chỉ là 423 triệu USD, trong khi đó, cùng kỳ năm trước đạt tới 8,35 tỷ USD.
Ngoài ra, các nhóm hàng cũng giảm mạnh kim ngạch nhập khẩu như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng các loại. Việt Nam giảm nhập nhóm ngành này lên tới hơn 4,04 tỷ USD, chất dẻo nguyên liệu giảm 2,64 tỷ USD.
Nhập khẩu sắt thép các loại giảm 2,03 tỷ USD; vải các loại giảm 1,86 tỷ USD; kim loại thường khác giảm 1,66 tỷ USD; hóa chất giảm 1,57 tỷ USD.
Nhóm hàng linh kiện phụ tùng ô tô giảm 1,37 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,14 tỷ USD; sản phẩm hóa chất giảm 1,13 tỷ USD.
Theo cơ quan hải quan, chỉ riêng 10 nhóm hàng này đã có kim ngạch giảm đến hơn 27,2 tỷ đô la Mỹ so với cùng kỳ năm 2022, chiếm hơn 70% mức sụt giảm kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam nói chung.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, nhóm hàng ô tô nguyên chiếc các loại nhập về giảm mạnh, trong khi đây là một trong những nguồn đóng góp số thu ngân sách lớn từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Cơ quan hải quan Việt Nam thông tin, hết tháng 9, cả nước nhập khẩu 64.177 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, giảm 17,8%, tương ứng giảm 20.372 chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Thêm vào đó, trong quý 1/2023, nhập về tăng 18.263 chiếc so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng quý 2 và quý 3 lại giảm lần lượt là 11.016 chiếc và 27.619 chiếc.
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày chủ yếu nhập từ Trung Quốc
Tổng cục Hải quan cho biết, các nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch giảm sâu liên quan đến nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như linh kiện điện thoại, linh kiện máy vi tính, nhất là nguyên phụ liệu dệt may, da giày – lĩnh vực thu hút đông nguồn lao động nhất cả nước.
Tính hết tháng 9, nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) nhập khẩu đạt kim ngạch 2,03 tỷ USD, giảm nhẹ 1% so với tháng trước.
Ước tính cho thấy, tính chung 9 tháng của năm 2023, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày của Việt Nam chỉ đạt 17,77 tỷ USD, giảm 18,1% (tương ứng giảm 3,92 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong 9 tháng qua chủ yếu có xuất xứ Trung Quốc với kim ngạch đạt 9,34 tỷ USD, chiếm tỷ trọng tới 53% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tuy nhiên cũng giảm 15,6% (tương ứng giảm 1,73 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Việc sụt giảm nguyên liệu các ngành sản xuất như dệt may, giày da đã được dự báo trước do nhu cầu tiêu dùng trên thế giới sụt giảm, đồng thời, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ở lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.
Thông tin với tạp chí Hải quan, một doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam cho biết, ước tính kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2023 của doanh nghiệp này chỉ đạt khoảng 300 triệu USD.
Dù vẫn nằm trong nhóm doanh nghiệp xuất khẩu lớn của ngành dệt may cả nước nhưng kết quả trên đã giảm khoảng 70% so với năm ngoái.
Thậm chí, đại diện doanh nghiệp thừa nhận, sản xuất, xuất khẩu gặp khó do tác động từ nhiều yếu tố như ảnh hưởng sau thời kỳ dịch bệnh, bất ổn do các xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới, việc thắt chặt chi tiêu hay thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại các thị trường lớn.
Một khó khăn nữa đáng lưu ý là đơn giá gia công sản phẩm dệt may cũng xuống thấp, chỉ bằng 50-70% so với trước.
Cùng với đó, để duy trì sản xuất, doanh nghiệp đang cố gắng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là tận dụng cả các thị trường có quy mô nhỏ trước đây chưa từng được chú trọng.
“Trước đây, các đơn hàng, kế hoạch sản xuất của công ty ổn định theo quý, theo năm, nhưng bây giờ chúng tôi phải tính toán cho từng tuần. Thời kỳ sản xuất thuận lợi, cuối quý 3, đầu quý 4 là đã chốt được đơn hàng cho năm sau nhưng hiện nay tình hình còn rất ảm đạm”, - đại diện doanh nghiệp dệt may bộc bạch.
Bước sang tháng 10, theo số liệu sơ bộ từ cơ quan hải quan Việt Nam, tính đến hết 15/10/2023 đạt 522,94 tỷ USD, giảm 10,9%, tương ứng giảm 63,84 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 359,96 tỷ USD, giảm 11,7% (tương ứng giảm 47,47 tỷ USD).
Cán cân thương mại nửa kỳ đầu tháng 10 thặng dư 1,35 tỷ USD, tính chung đến hết 15/10 cán cân thương mại hàng hóa thặng dư gần 22,55 tỷ USD. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại kỳ 1 tháng 10 đạt 14,18 tỷ USD, giảm 13% (tương ứng giảm 2,12 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 9/2023.
Các nhóm hàng chủ lực như msy vi tính sản phẩm điện tử, linh kiện giảm 738 triệu USD, hàng dệt may giảm 235 triệu USD, sắt thép các loại giảm 188 triệu USD.
Tính hết 15/10, tổng giá trị
xuất khẩu của Việt Nam đạt 272,75 tỷ USD, giảm 8,1% tương ứng giảm 24,07 tỷ USD so với cùng kỳ 2022.
Các nhóm hàng giảm mạnh như điện thoại các loại & linh kiện giảm 6,23 tỷ USD, tương ứng giảm 13,1%; hàng dệt may giảm 4,01 tỷ USD, tương ứng giảm 13,5%; giày dép các loại giảm 3,67 tỷ USD, tương ứng giảm 19,2%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 3,35 tỷ USD, tương ứng giảm 9,3%... so với cùng kỳ năm 2022.
Ở chiều ngược lại, tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu kỳ 1 tháng 10 đạt 12,84 tỷ USD, giảm 11,7% (tương ứng giảm 1,71 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2023. Lũy kế đến hết 15/10/2023, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 250,19 tỷ USD, giảm 13,7% (tương ứng giảm 39,77 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu các nhóm ngành mũi nhọn như điện thoại các loại & linh kiện giảm 10,25 tỷ USD, tương ứng giảm 61,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 4,22 tỷ USD, tương ứng giảm 11,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 1,96 tỷ USD; tương ứng giảm 3,2%; sắt thép các loại giảm 1.98 tỷ USD; tương ứng giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Như Sputnik đã thông tin, trong báo cáo mới công bố, Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam chậm lại do xuất khẩu và sản xuất sụt giảm vì nhu cầu đối với sản phẩm “made in Vietnam” giảm đi.
Việc các nhà bán lẻ Mỹ và các công ty tiêu dùng khác tích lũy quá nhiều hàng hóa vào năm 2022, khiến lượng hàng tồn kho tăng hơn 20% so với cùng kỳ cuối năm ngoái.
“Các công ty ở Mỹ đã phải giải quyết lượng hàng tồn kho này trong suốt năm 2023, mức tồn kho sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần 10 năm”, - VinaCapital nhận xét.
Thêm vào đó, người tiêu dùng lại đổ tiền đi du lịch, ăn uống bên ngoài thay vì mua sắm thêm các sản phẩm. Đây là yếu tố chính gây sụt giảm xuất khẩu và sản lượng sản xuất của Việt Nam trong năm nay.
Riêng tháng 9, xuất khẩu Việt Nam giảm gần 10% so với cùng kỳ do xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ giảm đến gần 20%. Tuy vậy, xu hướng này sắp kết thúc và sẽ tạo đà cho sự phục hồi kinh tế Việt Nam vào năm sau.
“Rất nhiều dữ liệu cho thấy, hiện tượng này sắp kết thúc và các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam đang phục hồi”, - chuyên gia khẳng định.