https://kevesko.vn/20231025/the-can-cuoc-cong-dan-gan-chip-khong-the-bi-theo-doi-26064616.html
Thẻ căn cước công dân gắn chip không thể bị theo dõi
Thẻ căn cước công dân gắn chip không thể bị theo dõi
Sputnik Việt Nam
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, khẳng định việc sử dụng thẻ căn cước có gắn chip điện tử và QR code, căn cước điện tử không bị theo dõi và không thể... 25.10.2023, Sputnik Việt Nam
2023-10-25T14:26+0700
2023-10-25T14:26+0700
2023-10-25T14:27+0700
việt nam
tô lâm
chính trị
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/12/25924454_0:53:1133:690_1920x0_80_0_0_11fd061bd4abc9cf394d7f87bbbfdff8.jpg
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng tranh luận về việc có nên quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt hay không trong dự thảo Luật Căn cước.Bộ trưởng Tô Lâm nói về dự thảo Luật Căn cướcTiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, sáng 25/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.Ông Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội, điều hành nội dung phiên họp.Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, ngay sau Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, Bộ Công an đã trực tiếp phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) của Quốc hội và các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước theo ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH).Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật cũng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 25, diễn ra hồi tháng 8/2023, sau đó tiếp tục được hoàn thiện trình Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ 4 (cũng trong tháng 8/2023) và gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan hữu quan theo quy định.Người đứng đầu ngành Công an khẳng định, để thực hiện nhiệm vụ mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 của Đại hội Đảng khóa XIII đã đề ra, việc xây dựng dự án Luật Căn cước có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.Theo đó, dự án luật này không chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về căn cước, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân mà còn có ý nghĩa phát huy giá trị của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, giá trị và tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử trong phát triển kinh tế xã hội; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về chuyển đổi số tại Việt Nam theo mục tiêu Đề án số 06 mà Chính phủ đang thực hiện.Dự thảo luật đã được rà soát, chỉnh lý kỹ lưỡng về các thuật ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản và các nhóm vấn đề lớn mà nhiều ĐBQH có ý kiến về giải thích từ ngữ; về quyền và nghĩa vụ của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước;Dự thảo luật cũng giải thích, làm rõ về các hành vi bị nghiêm cấm; về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; về thu thập, cập nhật, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; về thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước; về quy định liên quan đến thẻ căn cước; về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam được cấp giấy chứng nhận căn cước; cũng như về căn cước điện tử.Dân lo bị theo dõi khi dùng căn cước gắn chipTại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ nhất trí về sự cần thiết cấp thẻ căn cước điện tử cho công dân, với nhiều tiện lợi khi được tích hợp nhiều thông tin.Tuy nhiên, đại biểu Hòa cho biết, nhiều công dân phản ánh lo ngại căn cước gắn chip, căn cước điện tử liệu có bị theo dõi. Đại biểu đề nghị Bộ Công an giải thích làm rõ, thông tin tuyên truyền về vấn đề này để công dân an tâm.Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi trình, tránh trường hợp như trước đây, cấp thẻ căn cước không gắn chip sau 1 tháng lại áp dụng cấp thẻ căn cước gắn chip, gây tốn kém.Phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) cho biết tán thành với phiên bản mới nhất của dự thảo Luật Căn cước cũng như nội dung giải trình, tiếp thu đối với dự thảo luật này.Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định bắt buộc phải thu nhận thông tin sinh trắc học về mống mắt, như tại Điểm b, Khoản 3, Điều 23 của dự thảo luật.Bên cạnh đó, có thể cân nhắc, bổ sung việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt này vào Điểm d, Khoản 1, Điều 16, tương tự như đối với ADN và giọng nói.Đại biểu cho rằng, chỉ nên quy định việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt theo hướng là khi người dân tự nguyện cung cấp, hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, như đối với ADN và giọng nói của người dân; cũng như chia sẻ thông tin, dữ liệu đó cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.Trong khi đó, ở góc nhìn ngược lại, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn ĐBQH TP.HCM) cho rằng, quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là phù hợp.Theo ông Đức, trong thực tế hiện nay, do nhu cầu làm đẹp, nhiều người thực hiện chỉnh sửa khuôn mặt, nên việc nhận diện khuôn mặt rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, mống mắt lại là đặc điểm nhận dạng gần như cố định. Do đó, quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là hợp lý.Tại phiên thảo luận, các ĐBQH cũng góp ý những điều luật cụ thể của dự thảo Luật Căn cước như quy định về giải thích từ ngữ, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, căn cước điện tử; việc thu thập, cập nhật thông tin và quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu; về thẩm quyền cấp, thời hạn cấp và đổi thẻ...Sử dụng thẻ căn cước gắn chip “không bị và không thể” theo dõi đượcTrả lời câu hỏi từ các đại biểu về băn khoăn của người dân liên quan việc sử dụng chip hoặc QR code có bị theo dõi không, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước có gắn chip điện tử và QR code, căn cước điện tử không bị theo dõi và không thể theo dõi được.Bộ trưởng Bộ Công an lưu ý, có thể đây là thông tin mà những đối tượng xấu tung ra nhằm gây hoang mang cho nhân dân.Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, Bộ trưởng Tô Lâm trân trọng cảm ơn các ý kiến quý báu của ĐBQH, đồng thời khẳng định Bộ sẽ tiếp tục phối hợp UBQPAN và các cơ quan liên quan của Quốc hội tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước sao cho phù hợp, bảo đảm hoàn thiện về nội dung và kỹ thuật văn bản để trình Quốc hội thông qua.Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận, các ĐBQH đánh giá cao sự chủ động, tích cực của cơ quan chủ trì thẩm tra cũng như cơ quan soạn thảo, cơ bản tán thành với nội dung dự thảo luật qua tiếp thu, chỉnh lý và báo cáo tiếp thu, giải trình.Đồng chí Trần Quang Phương yêu cầu, Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp đầy đủ các ý kiến.Ủy ban Quốc phòng An ninh khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan tổ chức tiếp thu ý kiến ĐBQH, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật, hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội xem xét thông qua, bảo đảm chất lượng, đúng chương trình kỳ họp, tạo được sự đồng thuận cao.
https://kevesko.vn/20230116/tim-hieu-y-nghia-cua-12-con-so-tren-can-cuoc-cong-dan-gan-chip-20604567.html
https://kevesko.vn/20220627/viet-nam-can-cuoc-cong-dan-gan-chip-se-co-ca-du-lieu-adn-giong-noi-15936331.html
https://kevesko.vn/20210419/co-hay-khong-chuyen-lam-can-cuoc-cong-dan-gan-chip-so-dep-10388618.html
https://kevesko.vn/20230610/bo-truong-to-lam-hang-trieu-nguoi-viet-khong-co-giay-to-tuy-than-23520245.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/12/25924454_71:0:1060:742_1920x0_80_0_0_5b214280d0485c3f53e4fd1a603948c3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, tô lâm, chính trị, xã hội
việt nam, tô lâm, chính trị, xã hội
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng tranh luận về việc có nên quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt hay không trong dự thảo Luật Căn cước.
Bộ trưởng Tô Lâm nói về dự thảo Luật Căn cước
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, sáng 25/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.
Ông Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội, điều hành nội dung phiên họp.
Phát biểu tại buổi làm việc,
Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, ngay sau Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, Bộ Công an đã trực tiếp phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) của Quốc hội và các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước theo ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật cũng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 25, diễn ra hồi tháng 8/2023, sau đó tiếp tục được hoàn thiện trình Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ 4 (cũng trong tháng 8/2023) và gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan hữu quan theo quy định.
"Đến nay, dự thảo luật đã được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu tối đa ý kiến của các ĐBQH và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có ý kiến thống nhất cao với dự thảo luật", - Đại tướng Tô Lâm cho biết.
Người đứng đầu ngành Công an khẳng định, để thực hiện nhiệm vụ mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 của Đại hội Đảng khóa XIII đã đề ra, việc xây dựng dự án Luật Căn cước có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
Theo đó, dự án luật này không chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về căn cước, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân mà còn có ý nghĩa phát huy giá trị của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, giá trị và tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử trong phát triển kinh tế xã hội; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về chuyển đổi số tại Việt Nam theo mục tiêu Đề án số 06 mà Chính phủ đang thực hiện.
Dự thảo luật đã được rà soát, chỉnh lý kỹ lưỡng về các thuật ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản và các nhóm vấn đề lớn mà nhiều ĐBQH có ý kiến về giải thích từ ngữ; về quyền và nghĩa vụ của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước;
Dự thảo luật cũng giải thích, làm rõ về các hành vi bị nghiêm cấm; về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; về thu thập, cập nhật, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; về thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước; về quy định liên quan đến thẻ căn cước; về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam được cấp giấy chứng nhận căn cước; cũng như về căn cước điện tử.
Dân lo bị theo dõi khi dùng căn cước gắn chip
Tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ nhất trí về sự cần thiết cấp thẻ căn cước điện tử cho công dân, với nhiều tiện lợi khi được tích hợp nhiều thông tin.
Tuy nhiên, đại biểu Hòa cho biết, nhiều công dân phản ánh lo ngại căn cước gắn chip, căn cước điện tử liệu có bị theo dõi. Đại biểu đề nghị Bộ Công an giải thích làm rõ, thông tin tuyên truyền về vấn đề này để công dân an tâm.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi trình, tránh trường hợp như trước đây, cấp thẻ căn cước không gắn chip sau 1 tháng lại áp dụng cấp thẻ căn cước gắn chip, gây tốn kém.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) cho biết tán thành với phiên bản mới nhất của dự thảo Luật Căn cước cũng như nội dung giải trình, tiếp thu đối với dự thảo luật này.
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định bắt buộc phải thu nhận thông tin sinh trắc học về mống mắt, như tại Điểm b, Khoản 3, Điều 23 của dự thảo luật.
Bên cạnh đó, có thể cân nhắc, bổ sung việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt này vào Điểm d, Khoản 1, Điều 16, tương tự như đối với ADN và giọng nói.
Đại biểu cho rằng, chỉ nên quy định việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt theo hướng là khi người dân tự nguyện cung cấp, hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, như đối với ADN và giọng nói của người dân; cũng như chia sẻ thông tin, dữ liệu đó cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
Trong khi đó, ở góc nhìn ngược lại, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn ĐBQH TP.HCM) cho rằng, quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là phù hợp.
Theo ông Đức, trong thực tế hiện nay, do nhu cầu làm đẹp, nhiều người thực hiện chỉnh sửa khuôn mặt, nên việc nhận diện khuôn mặt rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, mống mắt lại là đặc điểm nhận dạng gần như cố định. Do đó, quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là hợp lý.
Tại phiên thảo luận, các ĐBQH cũng góp ý những điều luật cụ thể của dự thảo Luật Căn cước như quy định về giải thích từ ngữ, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, căn cước điện tử; việc thu thập, cập nhật thông tin và quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu; về thẩm quyền cấp, thời hạn cấp và đổi thẻ...
Sử dụng thẻ căn cước gắn chip “không bị và không thể” theo dõi được
Trả lời câu hỏi từ các đại biểu về băn khoăn của người dân liên quan việc sử dụng chip hoặc QR code có bị theo dõi không, lãnh đạo
Bộ Công an khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước có gắn chip điện tử và QR code, căn cước điện tử không bị theo dõi và không thể theo dõi được.
“Bộ Công an cũng như bất cứ cơ quan nào cũng không được và không thể làm việc này; đồng thời chúng tôi cũng có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn cho công dân - những người sử dụng thẻ không bị theo dõi bởi bất cứ cơ quan nào”, - Đại tướng Tô Lâm khẳng định,
Bộ trưởng Bộ Công an lưu ý, có thể đây là thông tin mà những đối tượng xấu tung ra nhằm gây hoang mang cho nhân dân.
Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, Bộ trưởng Tô Lâm trân trọng cảm ơn các ý kiến quý báu của ĐBQH, đồng thời khẳng định Bộ sẽ tiếp tục phối hợp UBQPAN và các cơ quan liên quan của Quốc hội tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước sao cho phù hợp, bảo đảm hoàn thiện về nội dung và kỹ thuật văn bản để trình Quốc hội thông qua.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận, các ĐBQH đánh giá cao sự chủ động, tích cực của cơ quan chủ trì thẩm tra cũng như cơ quan soạn thảo, cơ bản tán thành với nội dung dự thảo luật qua tiếp thu, chỉnh lý và báo cáo tiếp thu, giải trình.
Đồng chí Trần Quang Phương yêu cầu, Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp đầy đủ các ý kiến.
Ủy ban Quốc phòng An ninh khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan tổ chức tiếp thu ý kiến ĐBQH, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật, hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội xem xét thông qua, bảo đảm chất lượng, đúng chương trình kỳ họp, tạo được sự đồng thuận cao.