Top 10 ngân hàng tốt và uy tín nhất Việt Nam: Danh sách và tên gọi
© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
© Ảnh : SCB
Đăng ký
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Dưới đây là một số ngân hàng nổi tiếng tại Việt Nam.
- Top 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam
- 1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
- 2. Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank)
- 3. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- 4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- 5. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
- 6. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB)
- 7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- 8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
- 9. Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)
- 10. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)
- Tiêu chí đánh giá ngân hàng
Top 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1988, Agribank là ngân hàng chuyên phục vụ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Agribank có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho nông dân, ngư dân và các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 30/9/2023, vốn điều lệ của ngân hàng Agribank là 34.446,86 tỷ đồng.
Các thông số tài chính đầu năm 2023 cho thấy: Vốn chủ sở hữu hợp nhất: 86.997 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế: 18.043 tỷ đồng; Tiền gửi của khách hàng: 1.632.935 tỷ đồng
Ngân hàng Agribank hiện có hơn 40.909 cán bộ, nhân viên và hơn 2224 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc.
Agribank đóng góp vào phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam thông qua việc hỗ trợ tài chính cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngân hàng này cũng tham gia vào các hoạt động tài trợ và đầu tư vào các dự án phát triển quan trọng.
CC BY-SA 3.0 / Diane Selwyn / Agribank, khu Hoa Binh, Da LatChi nhánh ngân hàng Agribank tại Đà Lạt.
Chi nhánh ngân hàng Agribank tại Đà Lạt.
CC BY-SA 3.0 / Diane Selwyn / Agribank, khu Hoa Binh, Da Lat
2. Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank)
Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là ngân hàng đặt sứ mệnh tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng.
VietinBank luôn thể hiện là một trong những ngân hàng có dịch vụ tốt nhất, luôn đặt khách hàng là trung tâm trong mọi mục tiêu, chiến lược và luôn tích cực đổi mới sáng tạo.
Là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, VietinBank cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp. Ngân hàng này có mạng lưới rộng khắp cả nước và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế.
Được biết, vốn điều lệ của VietinBank là 48.057.506.090.000 đồng. Tính đến 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của ngân hàng này là 108.157.657.000.000 đồng.
Theo thông số tài chính đầu năm 2023, lợi nhuận sau thuế của VietinBank đạt 16.834 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng: 1.249.178 tỷ đồng.
Quy mô ngân hàng 2023 của VietinBank có hơn 25.000 cán bộ nhân viên, 155 chi nhánh tại 63 tỉnh thành trên cả nước và 958 phòng giao dịch. Ngoài ra, VietinBank cũng có mạng lưới quốc tế với các văn phòng đại diện và liên kết với các ngân hàng nước ngoài.
© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng VietinBank
Ngân hàng VietinBank
© Sputnik / Taras Ivanov
3. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hay còn gọi là Vietcombank, là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Vietcombank được thành lập từ năm 1963 và đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín và quy mô lớn nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Ngân hàng Vietcombank cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính đa dạng cho cá nhân và doanh nghiệp. Các sản phẩm và dịch vụ chính bao gồm tài khoản tiền gửi, vay mua nhà, vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, chuyển tiền, dịch vụ internet banking và mobile banking, và nhiều hơn nữa.
Thông số tài chính đầu năm 2023 cho thấy, vốn chủ sở hữu hợp nhất của Vietcombank 135.646 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế: 29.919 tỷ đồng và tiền gửi của khách hàng: 1.243.468 tỷ đồng.
Quy mô ngân hàng của Vietcombank năm 2023 có hơn 22.600 cán bộ, nhân viên tại hơn
600 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. Ngoài ra, Vietcombank cũng có mạng lưới quốc tế với các văn phòng đại diện và liên kết với các ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng này đặc biệt chú trọng vào việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu và các giao dịch thương mại quốc tế.
© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank
© Sputnik / Taras Ivanov
4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng lớn và có uy tín tại Việt Nam. Ngân hàng được thành lập vào năm 1957 và từ đó đã phát triển trở thành một trong những ngân hàng quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
BIDV là một trong những ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước, tham gia đầu tư và phát triển trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán.
BIDV cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm tài chính cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước. Các dịch vụ chính bao gồm tài khoản tiền gửi, cho vay, thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế, tài trợ dự án và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Hiện vốn chủ sở hữu hợp nhất của BIDV là 104.189 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế: 18.420 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng: 1.473.598 tỷ đồng.
Quy mô ngân hàng năm 2023 của BIDV bao gồm hơn nhân sự 28.400 nhân viên; 1085 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và nước ngoài.
Với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước và nước ngoài, BIDV cam kết mang đến những giải pháp tài chính hiệu quả và tiện lợi cho khách hàng. Ngân hàng luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và đẩy mạnh phát triển công nghệ để cung cấp dịch vụ đáng tin cậy và chất lượng.
5. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
Ngân hàng Techcombank, tên đầy đủ là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam – Techcombank, là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Ngân hàng được thành lập vào năm 1993. Techcombank phát triển thành một trong những ngân hàng lớn và có uy tín trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Techcombank cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Các dịch vụ chính bao gồm tài khoản tiền gửi, cho vay, thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tài trợ dự án và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Techcombank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng số hàng đầu, mang đến sự tiện lợi và trải nghiệm tài chính tốt nhất cho khách hàng. Techcombank tập trung vào việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ số hóa, đồng thời đẩy mạnh đổi mới công nghệ để cung cấp các giải pháp tài chính thông minh và linh hoạt.
Vốn chủ sở hữu hợp nhất của Techcombank trong năm 2023 đạt 113.424 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế: 20.436 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng: 358.403 tỷ đồng.
Ngân hàng Techcombank hiện có hơn 12.336 nhân sự và hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc.
© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng Techcombank
Ngân hàng Techcombank
© Sputnik / Taras Ivanov
6. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB)
MB Bank là một ngân hàng được thành lập vào năm 1994 và trực tiếp được quản lý bởi Bộ Quốc Phòng. Ngân hàng này luôn duy trì tinh thần của quân đội, nổi bật với sự uy tín, đảm bảo và đội ngũ cán bộ nhân viên chất lượng cao, cùng với dịch vụ hiện đại.
Trong năm 2021, MB Bank đã đạt tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế rất cao, với mức tăng trưởng 54,63% so với năm 2020, đứng trong top các ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất.
MBbank cung cấp một loạt các dịch vụ và sản phẩm tài chính đa dạng cho cá nhân và doanh nghiệp. Các dịch vụ chính bao gồm tài khoản tiền gửi, cho vay, thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tài chính cá nhân và các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Ngân hàng này đặc biệt tập trung vào việc phục vụ cộng đồng quân đội và những người liên quan, đồng thời đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của Việt Nam.
Năm 2023, vốn chủ sở hữu hợp nhất của MB Bank là 72.600 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế: 16.310 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng: 447.477 tỷ đồng.
Quy mô ngân hàng năm 2023 của MB Bank gồm hơn 16.000 cán bộ nhân viên; 3 điểm giao dịch tại nước ngoài và 306 phòng giao dịch trên toàn quốc.
CC BY-SA 4.0 / Phương Huy / Nhà băng Quân đội Ngân hàng MB
Ngân hàng MB
7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1993.
Năm 2023, VP Bank VPBank được xếp hạng 5 trên bảng xếp hạng top 10 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam 2023 theo Vietnam Report công bố tháng 6 vừa qua.
VPBank cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp. Các dịch vụ chính bao gồm tài khoản tiền gửi, cho vay, thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tài chính cá nhân và các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Với một mạng lưới chi nhánh và điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc, VPBank cam kết mang lại những giải pháp tài chính đáng tin cậy và tiện lợi cho khách hàng. Ngân hàng luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và không ngừng đầu tư vào công nghệ và đổi mới để cung cấp các dịch vụ chất lượng và tốt nhất cho khách hàng.
Năm 2023, vốn chủ sở hữu hợp nhất của VP Bank là hơn 103.501 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế: 16.908 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng: 307.253 tỷ đồng
VP Bank hiện có hơn 12.000 cán bộ nhân viên tại 72 chi nhánh trên toàn quốc và 178 phòng giao dịch trên toàn quốc.
© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng VPBank
Ngân hàng VPBank
© Sputnik / Taras Ivanov
8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) thành lập năm 1993. ACB là ngân hàng tư nhân đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và MasterCard. Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã phải trải qua giai đoạn khó khăn vào năm 2012 trước khi trở lại đầy ngoạn mục vào những năm tiếp theo.
ACB đặt mục tiêu trở thành một ngân hàng hiện đại, đa chức năng và đáng tin cậy, mang đến các giải pháp tài chính sáng tạo và chất lượng cho khách hàng. ACB tập trung vào việc đổi mới công nghệ và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ số hóa tiên tiến để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Vốn chủ sở hữu hợp nhất năm 2023 của ACB là 58.439 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế: 13.688 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng: 413.953 tỷ đồng chị
Hiện ngân hàng này có hơn 12.000 nhân viên trên 90 chi nhánh trên toàn quốc và 294 phòng giao dịch trên toàn quốc.
9. Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)
Thành lập từ năm 2008, TPBank đã nhanh chóng phát triển, trở thành một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực sử dụng công nghệ tiên tiến để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiện ích, an toàn và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Vốn chủ sở hữu hợp nhất của TP Bank năm 2023 là 30.986 tỷ đồng.Lợi nhuận sau thuế: 5917 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng: 199.126 tỷ đồng.
Quy mô ngân hàng TP Bank vào năm 2023 gồm gần 9000 nhân sự tại 53 chi nhánh trên toàn quốc và 125 phòng giao dịch trên toàn quốc.
TPBank là một trong những ngân hàng đổi mới công nghệ và tập trung vào tiện ích số hóa trong lĩnh vực tài chính. Với mạng lưới rộng khắp và các sản phẩm tài chính đa dạng, TPBank mang đến sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
© Ảnh : Social media page of TPBankNgân hàng TPBank
Ngân hàng TPBank
© Ảnh : Social media page of TPBank
10. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)
VIB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam) là một ngân hàng hàng đầu được thành lập từ năm 1996. Với sự tập trung vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, VIB đã khẳng định vị thế của mình trong thị trường ngân hàng Việt Nam và mở rộng ra quốc tế.
VIB tự hào là đối tác đáng tin cậy của hàng triệu khách hàng và luôn đồng hành, hỗ trợ trong mọi kế hoạch và dự định tài chính của họ.
Năm 2023, vốn chủ sở hữu hợp nhất của VIB là 32.570 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế: 2155 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng: 199.267 tỷ đồng chị
Hiện có hơn 10.000 cán bộ nhân viên của VIB làm việc tại 57 chi nhánh trên toàn quốc và 120 phòng giao dịch trên toàn quốc.
© Sputnik / Taras IvanovHà Nội
Hà Nội
© Sputnik / Taras Ivanov
Tiêu chí đánh giá ngân hàng
Việc đánh giá một ngân hàng có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến được sử dụng để đánh giá ngân hàng:
1.
Tài chính và hiệu suất: Đánh giá tài chính của ngân hàng bao gồm các chỉ số như tỷ lệ nợ xấu, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, v.v. Hiệu suất tài chính của ngân hàng có thể so sánh với các ngân hàng cùng quy mô hoặc trong ngành.2.
Độ tin cậy và an toàn: Một ngân hàng đáng tin cậy phải có sự ổn định tài chính và khả năng thực hiện các cam kết với khách hàng. Đánh giá an toàn của ngân hàng bao gồm việc xem xét mức độ bảo vệ tiền gửi của khách hàng thông qua sự đảm bảo của chính phủ hoặc các tổ chức bảo hiểm tiền gửi.3.
Dịch vụ khách hàng: Tiêu chí này đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Các yếu tố như đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thời gian xử lý giao dịch, dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ khách hàng có thể được xem xét.4.
Đánh giá mức độ công nghệ và đổi mới của ngân hàng bao gồm việc xem xét các dịch vụ ngân hàng điện tử, ứng dụng di động, hệ thống thanh toán tiện lợi và các công nghệ mới khác mà ngân hàng áp dụng để cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.5.
Một ngân hàng tốt cần tuân thủ các quy định và quy tắc của ngành ngân hàng và cơ quan quản lý. Đánh giá này liên quan đến việc xem xét lịch sử tuân thủ quy định, việc kiểm soát rủi ro và phòng ngừa rửa tiền.6.
Thương hiệu và danh tiếng của ngân hàng cũng có thể được sử dụng để đánh giá. Điều này bao gồm uy tín của ngân hàng trong ngành, đánh giá từ khách hàng và sự công nhận từ các tổ chức độc lập.Cần lưu ý rằng các tiêu chí đánh giá ngân hàng có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích và quan điểm của từng cá nhân hoặc tổ chức.