Tháo gỡ “Thẻ vàng”: Cần có biện pháp mạnh, đồng bộ

© iStock.com / MastervideosharCảng tàu cá Việt Nam
Cảng tàu cá Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2023
Đăng ký
“Cả Việt Nam hiện nay có tới hơn 16.000 tàu cá "3 không". Con số này là minh chứng rõ nét cho việc quản lý và kiểm soát của Việt Nam còn xa với khái niệm nghiêm minh, chưa đủ mạnh và chưa tích cực. Con số này cũng nói lên rằng, nếu không có những giải pháp mang tính đột phá thì việc tháo gỡ “thẻ vàng” còn xa vời lắm”.
"Con số này cũng nói lên rằng, nếu không có những giải pháp mang tính đột phá thì việc tháo gỡ “thẻ vàng” còn xa vời lắm”, - TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
Tiến tới hủy bỏ thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam, mới đây Ủy ban châu Âu (EC) đề nghị Việt Nam loại bỏ tàu “ba không”, tức là tàu không đăng kiểm, không đăng ký, không giấy phép.
Liệu Việt Nam có thể thực hiện được yêu cầu trên của EC hay không? Cần có những bước đi và biện pháp như thế nào?

EC đề nghị Việt Nam không cho phép tàu “3 không” hoạt động

Từ ngày 10 đến 18/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã tiến hành thanh tra thực tế lần thứ tư về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Việt Nam. Hai tỉnh được lựa chọn để kiểm tra là Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Định.
Sau 8 ngày làm việc tại hai tỉnh nói trên, EC đánh giá cao nỗ lực chống khai thác IUU của Việt Nam. EC cũng nhấn mạnh chuyển biến tích cực của ngành khai thác thủy sản Việt Nam từ "nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm".
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen phát biểu tại Diễn đàn Cửa ngõ toàn cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2023
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen khen Việt Nam
Mặt khác, EC cho rằng việc theo dõi, kiểm soát, giám sát hoạt động tàu cá, xử phạt vi phạm khai thác IUU, chế tài xử lý đối với doanh nghiệp gian lận chưa nghiêm, tỷ lệ xử phạt tàu cá vi phạm còn rất thấp, tiềm năng thực hiện quy chế này còn rất hạn chế.
EC đã đề nghị Việt Nam không để tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; không để tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình 10 ngày; không cho phép tàu "3 không" (không đăng kiểm, không đăng ký, không giấy phép) hoạt động.
“Về khả năng gỡ “thẻ vàng” thì có thể khẳng định, nếu Việt Nam không thực hiện được những yêu cầu trên của EC thì khó có thể EC bỏ “thẻ vàng” cho hải sản khai thác của Việt Nam”, - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.

Cần những giải pháp mang tính đột phá

Như Sputnik đã từng đề cập, năm 2017 Việt Nam bị EC cảnh cáo "thẻ vàng" vì các doanh nghiệp và ngư dân khai thác hải sản của Việt Nam đã không tuân thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Có nghĩa là thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác suất nên các doanh nghiệp mất nhiều chi phí phát sinh hơn.
“Theo thống kế, cả Việt Nam hiện nay có tới hơn 16.000 tàu cá "3 không". Con số này là minh chứng rõ nét cho việc quản lý và kiểm soát của Việt Nam còn xa với khái niệm nghiêm minh, chưa đủ mạnh và chưa tích cực. Con số này cũng nói lên rằng, nếu không có những giải pháp mang tính đột phá thì việc tháo gỡ “thẻ vàng” còn xa vời lắm”, - TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
© iStock.com / hadynyahMột người đàn ông Việt Nam câu cá ở sông Thu Bồn gần Hội An, Việt Nam
Một người đàn ông Việt Nam câu cá ở sông Thu Bồn gần Hội An, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2023
Một người đàn ông Việt Nam câu cá ở sông Thu Bồn gần Hội An, Việt Nam
Theo ý kiến chung của giới chuyên gia luật pháp quốc tế, đối với nhiều quốc gia khác có tình trạng như Việt Nam thì EC đã giơ “thẻ đỏ” từ lâu. EC chưa hành động mạnh tay hơn chỉ vì có mối quan hệ lâu dài và những cam kết của Việt Nam.
“Hiện nay, chính quyền Việt nam có hai biện pháp chủ yếu là vận động, giáo dục và trừng phạt, nhưng việc quá thiên về vận động giáo dục do “thương dân” ít phát huy tác dụng. Các biện pháp kỹ thuật như bắt buộc lắp đặt thiết bị định vị vệ tinh là một bước tiến quan trọng như vẫn phụ thuộc vào đối tượng quản lý. Các cơ quan hữu trách đã không xử lý thích đáng các trường hợp ngư dân tắt thiết bị định vị vệ tinh để thực hiện hành vi đánh bắt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền nước ngoài”, - Nhà phân tích Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
Liên quan đến các hoạt động ngoại giao của Việt Nam về vấn đề này, nhà phân tích Nguyễn Hoàng nhấn mạnh: Phía Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào việc đề nghị EC hãy “nương tay” nhưng lại không tích cực thiết lập các quan hệ với các đối tác trong ASEAN, những nước mà ngư dân Việt Nam đã đánh bắt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của họ.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp Chi cục Thuỷ sản các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An tuyên truyền phòng chống IUU cho ngư dân trên biển - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2023
Việt Nam có kịp chạy nước rút chống IUU và gỡ "thẻ vàng" thuỷ sản của EC hay không?
Song song với việc nên có cơ chế quản lý và kiểm soát nghiêm minh, chặt chẽ, tích cực thì ngành ngoại giao Việt Nam cũng cần xúc tiến các cuộc đàm phán với các đối tác trong khu vực để thiết lập những vùng đánh cá chung. Việc thực hiện được ý tưởng này sẽ rất có lợi cho ngư dân của cả hai bên; đồng thời giúp làm giảm căng thẳng và triệt tiêu xung đột đối với việc khai thác nguồn lợi hải sản giữa các quốc gia láng giềng của Việt Nam trên Biển Đông.
“Việt Nam cần có quy hoạch việc đánh bắt hải sản, cần có những quy định chặt chẽ và cần có những hình phạt nặng hơn đối với các vi phạm. Chứ Ủy ban châu Âu (EC) đã ra cảnh báo thẻ vàng với thủy sản khai thác của Việt Nam ngày 23/10/2017, tức là đã 6 năm rồi, mà tình trạng không khá lên. Từ sau khi bị cảnh báo thẻ vàng IUU, tỷ trọng xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang châu Âu giảm dần qua từng năm”, - TS Hoàng Giang nói với Sputnik.
Tóm lại, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, lần kiểm tra tiếp theo của EC dự kiến sẽ vào tháng 5-6/2024, và các tỉnh thành ven biển cần có biện pháp mạnh, đồng bộ thì Việt Nam mới có khả năng gỡ "thẻ vàng".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала