https://kevesko.vn/20231102/uob-nguoi-tieu-dung-viet-nam-lac-quan-nhat-asean-26244474.html
UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN
UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN
Sputnik Việt Nam
Ngân hàng UOB công bố kết quả nghiên cứu về tâm lý người tiêu dùng Đông Nam Á (ACSS) 2023 cho thấy, người Việt Nam lạc quan nhất ASEAN, hơn hẳn người tiêu dùng... 02.11.2023, Sputnik Việt Nam
2023-11-02T17:23+0700
2023-11-02T17:23+0700
2023-11-02T17:22+0700
việt nam
asean
đông nam á
châu á
ngân hàng
xã hội
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/02/26250463_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_6c4aa11bfaef947b1461235b19c525dc.jpg
Theo báo Đầu tư dẫn kết quả nghiên cứu của UOB, 3 mối quan tâm tài chính hàng đầu ở Việt Nam là khả năng để dành tiền tiết kiệm (32%), khả năng duy trì lối sống hiện tại (32%) và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính và chăm sóc sức khỏe của cha mẹ (30%).Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn Singapore, Thái LanNgân hàng UOB công bố nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN năm 2023 (ACSS) cho thấy nhiều điều thú vị.ACSS là nghiên cứu hàng đầu của UOB phân tích tâm lý và các xu hướng của người tiêu dùng tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.Theo đơn vị này, đây là năm thứ 4 nghiên cứu được triển khai. Nhóm nghiên cứu của ngân hàng UOB đã tiến hành khảo sát từ ngày 1 đến ngày 26/6/2023 và đã khảo sát trực tuyến 3.400 đáp viên tại 5 nước, trong đó bao gồm 600 đáp viên tại Việt Nam.Đây cũng là lần đầu tiên UOB hợp tác với Công ty tư vấn quản trị toàn cầu Boston Consulting Group trong nghiên cứu này.Kết quả nghiên cứu mới công bố của ngân hàng UOB cho thấy, bất chấp những lo ngại về suy thoái kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn về tương lai so với những người tiêu dùng ở các nước khác trong khu vực.Có 76% số người được khảo sát ở Việt Nam kỳ vọng mình sẽ có tình hình tài chính tốt hơn vào tháng 6 năm sau. Trong khi đó, mức lạc quan như vậy của người dân Indonesia là 74% và Thái Lan là 68%.Ngân hàng UOB lưu ý, lạm phát gia tăng là mối lo ngại hàng đầu ở ASEAN, với 62% số người khảo sát đồng ý rằng đây là mối lo lắng hàng đầu của họ, trong khi 57% lo ngại về chi phí sinh hoạt tăng cao. So với khu vực, tỷ lệ người được khảo sát ở Việt Nam bày tỏ quan ngại về hai lĩnh vực này cũng cao hơn, lần lượt là 66% và 62%.Ở một góc độ khác, cứ 10 người tiêu dùng ở Việt Nam thì có 8 người lo lắng về vấn đề tài chính của mình.Ba mối quan tâm tài chính hàng đầu ở Việt Nam là khả năng để dành tiền tiết kiệm (32%), khả năng duy trì lối sống hiện tại (32%) và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính và chăm sóc sức khỏe của cha mẹ (30%).Do đó, theo UOB, người tiêu dùng thận trọng hơn với tài chính và việc đầu tư của họ. 65% số người được hỏi cho biết đã theo dõi việc chi tiêu và tiền bạc của họ chặt chẽ hơn thông qua nền tảng ngân hàng trực tuyến và 60% đã tìm hiểu thêm về các sản phẩm có ưu đãi, điểm thưởng hoặc tiết kiệm.Cùng với đó, sở thích về tài chính cũng đang thay đổi khi người tiêu dùng phân bổ nhiều tiền hơn vào các công cụ tài chính có rủi ro thấp như tiền gửi cố định ngân hàng (32%) và các kế hoạch bảo hiểm (28%).Có 25% số người được hỏi ở Việt Nam đang phân bổ nhiều tiền hơn vào các sản phẩm bảo hiểm so với năm ngoái, cao hơn 4 điểm phần trăm so với người tiêu dùng trong khu vực, đặc biệt là đối với người tiêu dùng phân khúc giàu có (36%).Người Việt am hiểu công nghệNghiên cứu của ngân hàng UOB chỉ ra rằng, có 3 trong 5 người tiêu dùng ở Việt Nam quan tâm muốn tìm hiểu thêm về đầu tư bền vững.40% cho biết họ đã đưa các khoản đầu tư bền vững vào danh mục đầu tư của mình và 58% sẽ xem xét thực hiện đầu tư bền vững nếu nó phù hợp với khẩu vị rủi ro của họ.Có 9 trong số 10 người tiêu dùng nói rằng đầu tư bền vững giúp đạt được mục tiêu kép là đạt được lợi nhuận tài chính đồng thời có lợi cho môi trường.Kể từ tháng 5/2023, Ngân hàng UOB Việt Nam đã hợp tác chiến lược với Công ty Quản lý quỹ UOB Asset Management Việt Nam (UOBAM Việt Nam) để mang đến các giải pháp đầu tư bền vững, sáng tạo.Theo đó, các khách hàng của UOB có thể tiếp cận với Quỹ đầu tư cổ phiếu United ESG Việt Nam (UVEEF) do UOBAM Việt Nam quản lý. Quỹ này tập trung đầu tư vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc, tiềm năng tăng trưởng tốt và xếp hạng ESG cao.Ngân hàng UOB tin rằng, khi người tiêu dùng Việt Nam trở nên thuần thục hơn về kỹ thuật số, mức độ sử dụng các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại đã tăng đột biến, với 54% số người được hỏi ngày càng tăng mức độ sử dụng kênh này trong năm qua.Hơn một nửa số người được khảo sát thích sử dụng các kênh trực tuyến để chuyển tiền ra nước ngoài và kiểm tra trạng thái điểm thưởng. Tuy vậy, đối với các giao dịch phức tạp hơn như giao dịch có giá trị cao, nộp hồ sơ vay hoặc tái cấu trúc cho các khoản vay ngân hàng cũng như mua bảo hiểm, người tiêu dùng vẫn coi trọng kênh trực tiếp hoặc kết hợp các kênh trực tuyến lẫn trực tiếp.UOB đánh giá, điều này hoàn toàn phù hợp với cách tiếp cận đa kênh của UOB, nơi Ngân hàng cung cấp mô hình tương tác liền mạch từ trực tuyến đến trực tiếp với khách hàng của mình.Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt NamTheo kết quả khảo sát, cứ 3 trong 4 người trả lời khảo sát tại Việt Nam cho biết, họ kỳ vọng sẽ có tình hình tài chính tốt hơn vào thời điểm tháng 6 năm sau.Niềm lạc quan của người dân Việt Nam được duy trì mặc dù lạm phát cũng như các chi phí sinh hoạt gia tăng đã nhóm lên nỗi lo lắng về suy thoái kinh tế ở người tiêu dùng Việt Nam, với 3 trong số 4 người tham gia khảo sát cho rằng, sẽ có suy thoái kinh tế ở Việt Nam trong 6 đến 12 tháng tới.UOB lưu ý, tâm lý lo ngại này đã gia tăng so với năm ngoái ở khắp các phân khúc độ tuổi cũng như thu nhập của những người tham gia khảo sát.Bên cạnh tâm lý lạc quan, sở thích áp dụng các kênh thanh toán và ngân hàng kỹ thuật số tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.Người tiêu dùng đang ưa chuộng các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại và các phương thức thanh toán kỹ thuật số mới như ví điện tử/thanh toán dựa trên mã QR, nền tảng thanh toán thương mại điện tử và thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng trên ví di động.Nói về kết quả nghiên cứu, ông Paul Kim, Giám đốc Khối dịch vụ tài chính cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam, cho biết:Trong khi người tiêu dùng vẫn quan ngại về lạm phát cao, điều đáng khích lệ là họ vẫn không ngừng đón nhận một kỷ nguyên mới của số hóa.Với tư cách là một tổ chức tài chính, các phát hiện và hiểu biết sâu sắc của nghiên cứu về những ưu tiên của người tiêu dùng, thói quen tiết kiệm, hành vi tài chính và sở thích kỹ thuật số của họ là vô cùng giá trị.Điều này cho phép ngân hàng hiểu khách hàng hơn để điều chỉnh dịch vụ của mình theo nhu cầu của khách hàng và nâng cao các nỗ lực tương tác.Đối với việc lập kế hoạch tài chính, UOB nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận dài hạn và quan tâm đến rủi ro trước tiên, ưu tiên bảo vệ trước khi đầu tư.Với bộ giải pháp và sản phẩm toàn diện bao gồm các lựa chọn về tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ, Ngân hàng mong muốn mang đến cho các khách hàng các lựa chọn phù hợp để xây dựng một kế hoạch tài chính linh hoạt, có khả năng ổn định qua các chu kỳ kinh tế.
https://kevesko.vn/20231029/bat-ngo-ly-do-khien-chi-so-gia-tieu-dung-cpi-thang-10-tang-26152920.html
https://kevesko.vn/20231024/quy-mo-gdp-viet-nam-uoc-dat-435-ty-usd-vao-nhom-40-nen-kinh-te-hang-dau-the-gioi-26043705.html
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/02/26250463_0:0:2732:2048_1920x0_80_0_0_fa367999021ad86ecc877e9513992e51.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, asean, đông nam á, châu á, ngân hàng, xã hội, kinh tế
việt nam, asean, đông nam á, châu á, ngân hàng, xã hội, kinh tế
UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN
Ngân hàng UOB công bố kết quả nghiên cứu về tâm lý người tiêu dùng Đông Nam Á (ACSS) 2023 cho thấy, người Việt Nam lạc quan nhất ASEAN, hơn hẳn người tiêu dùng ở Singapore, Malaysia, Thái Lan hay Indonesia.
Theo báo Đầu tư dẫn kết quả nghiên cứu của UOB, 3 mối quan tâm tài chính hàng đầu ở Việt Nam là khả năng để dành tiền tiết kiệm (32%), khả năng duy trì lối sống hiện tại (32%) và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính và chăm sóc sức khỏe của cha mẹ (30%).
Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn Singapore, Thái Lan
Ngân hàng UOB công bố nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN năm 2023 (ACSS) cho thấy nhiều điều thú vị.
ACSS là nghiên cứu hàng đầu của UOB phân tích tâm lý và các xu hướng của người tiêu dùng tại Singapore, Malaysia,
Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Theo đơn vị này, đây là năm thứ 4 nghiên cứu được triển khai. Nhóm nghiên cứu của ngân hàng UOB đã tiến hành khảo sát từ ngày 1 đến ngày 26/6/2023 và đã khảo sát trực tuyến 3.400 đáp viên tại 5 nước, trong đó bao gồm 600 đáp viên tại Việt Nam.
Đây cũng là lần đầu tiên UOB hợp tác với Công ty tư vấn quản trị toàn cầu Boston Consulting Group trong nghiên cứu này.
Kết quả nghiên cứu mới công bố của ngân hàng UOB cho thấy, bất chấp những lo ngại về suy thoái kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn về tương lai so với những người tiêu dùng ở các nước khác trong khu vực.
Có 76% số người được khảo sát ở Việt Nam kỳ vọng mình sẽ có tình hình tài chính tốt hơn vào tháng 6 năm sau. Trong khi đó, mức lạc quan như vậy của
người dân Indonesia là 74% và Thái Lan là 68%.
Ngân hàng UOB lưu ý, lạm phát gia tăng là mối lo ngại hàng đầu ở ASEAN, với 62% số người khảo sát đồng ý rằng đây là mối lo lắng hàng đầu của họ, trong khi 57% lo ngại về chi phí sinh hoạt tăng cao. So với khu vực, tỷ lệ người được khảo sát ở Việt Nam bày tỏ quan ngại về hai lĩnh vực này cũng cao hơn, lần lượt là 66% và 62%.
Ở một góc độ khác, cứ 10 người tiêu dùng ở Việt Nam thì có 8 người lo lắng về vấn đề tài chính của mình.
Ba mối quan tâm tài chính hàng đầu ở Việt Nam là khả năng để dành tiền tiết kiệm (32%), khả năng duy trì lối sống hiện tại (32%) và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính và chăm sóc sức khỏe của cha mẹ (30%).
Do đó, theo UOB, người
tiêu dùng thận trọng hơn với tài chính và việc đầu tư của họ. 65% số người được hỏi cho biết đã theo dõi việc chi tiêu và tiền bạc của họ chặt chẽ hơn thông qua nền tảng ngân hàng trực tuyến và 60% đã tìm hiểu thêm về các sản phẩm có ưu đãi, điểm thưởng hoặc tiết kiệm.
Cùng với đó, sở thích về tài chính cũng đang thay đổi khi người tiêu dùng phân bổ nhiều tiền hơn vào các công cụ tài chính có rủi ro thấp như tiền gửi cố định ngân hàng (32%) và các kế hoạch bảo hiểm (28%).
29 Tháng Mười 2023, 17:12
Có 25% số người được hỏi ở Việt Nam đang phân bổ nhiều tiền hơn vào các sản phẩm bảo hiểm so với năm ngoái, cao hơn 4 điểm phần trăm so với người tiêu dùng trong khu vực, đặc biệt là đối với người tiêu dùng phân khúc giàu có (36%).
Người Việt am hiểu công nghệ
Nghiên cứu của ngân hàng UOB chỉ ra rằng, có 3 trong 5 người tiêu dùng ở Việt Nam quan tâm muốn tìm hiểu thêm về đầu tư bền vững.
40% cho biết họ đã đưa các khoản đầu tư bền vững vào danh mục đầu tư của mình và 58% sẽ xem xét thực hiện đầu tư bền vững nếu nó phù hợp với khẩu vị rủi ro của họ.
Có 9 trong số 10 người tiêu dùng nói rằng đầu tư bền vững giúp đạt được mục tiêu kép là đạt được lợi nhuận tài chính đồng thời có lợi cho môi trường.
Kể từ tháng 5/2023, Ngân hàng UOB Việt Nam đã hợp tác chiến lược với Công ty Quản lý quỹ UOB Asset Management Việt Nam (UOBAM Việt Nam) để mang đến các giải pháp
đầu tư bền vững, sáng tạo.
Theo đó, các khách hàng của UOB có thể tiếp cận với Quỹ đầu tư cổ phiếu United ESG Việt Nam (UVEEF) do UOBAM Việt Nam quản lý. Quỹ này tập trung đầu tư vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc, tiềm năng tăng trưởng tốt và xếp hạng ESG cao.
Ngân hàng UOB tin rằng, khi người tiêu dùng Việt Nam trở nên thuần thục hơn về kỹ thuật số, mức độ sử dụng các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại đã tăng đột biến, với 54% số người được hỏi ngày càng tăng mức độ sử dụng kênh này trong năm qua.
Hơn một nửa số người được khảo sát thích sử dụng các kênh trực tuyến để chuyển tiền ra nước ngoài và kiểm tra trạng thái điểm thưởng. Tuy vậy, đối với các giao dịch phức tạp hơn như giao dịch có giá trị cao, nộp hồ sơ vay hoặc tái cấu trúc cho các
khoản vay ngân hàng cũng như mua bảo hiểm, người tiêu dùng vẫn coi trọng kênh trực tiếp hoặc kết hợp các kênh trực tuyến lẫn trực tiếp.
UOB đánh giá, điều này hoàn toàn phù hợp với cách tiếp cận đa kênh của UOB, nơi Ngân hàng cung cấp mô hình tương tác liền mạch từ trực tuyến đến trực tiếp với khách hàng của mình.
"Trong lĩnh vực thanh toán, người tiêu dùng Việt Nam cho thấy họ là người am hiểu những công nghệ mới nhất. Ví điện tử, thanh toán qua thẻ trên ứng dụng ví di động và nền tảng thanh toán thương mại điện tử là những phương thức thanh toán phổ biến nhất với lần lượt 67%, 58% và 55% số người được khảo sát sử dụng chúng trong năm qua", - ngân hàng UOB nhận định.
24 Tháng Mười 2023, 15:58
Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam
Theo kết quả khảo sát, cứ 3 trong 4 người trả lời khảo sát tại Việt Nam cho biết, họ kỳ vọng sẽ có tình hình tài chính tốt hơn vào thời điểm tháng 6 năm sau.
Niềm lạc quan của người dân Việt Nam được duy trì mặc dù lạm phát cũng như các chi phí sinh hoạt gia tăng đã nhóm lên nỗi lo lắng về
suy thoái kinh tế ở người tiêu dùng Việt Nam, với 3 trong số 4 người tham gia khảo sát cho rằng, sẽ có suy thoái kinh tế ở Việt Nam trong 6 đến 12 tháng tới.
UOB lưu ý, tâm lý lo ngại này đã gia tăng so với năm ngoái ở khắp các phân khúc độ tuổi cũng như thu nhập của những người tham gia khảo sát.
Bên cạnh tâm lý lạc quan, sở thích áp dụng các kênh thanh toán và ngân hàng kỹ thuật số tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.
Người tiêu dùng đang ưa chuộng các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại và các phương thức thanh toán kỹ thuật số mới như ví điện tử/thanh toán dựa trên mã QR, nền tảng thanh toán thương mại điện tử và thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng trên ví di động.
Nói về kết quả nghiên cứu, ông Paul Kim, Giám đốc Khối dịch vụ tài chính cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam, cho biết:
"Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam đã giúp cho người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy lạc quan hơn về sức khỏe tài chính của họ so với người tiêu dùng trong khu vực".
Trong khi người tiêu dùng vẫn quan ngại về lạm phát cao, điều đáng khích lệ là họ vẫn không ngừng đón nhận một kỷ nguyên mới của số hóa.
Với tư cách là một tổ chức tài chính, các phát hiện và hiểu biết sâu sắc của nghiên cứu về những ưu tiên của người tiêu dùng, thói quen tiết kiệm, hành vi tài chính và sở thích kỹ thuật số của họ là vô cùng giá trị.
Điều này cho phép ngân hàng hiểu khách hàng hơn để điều chỉnh dịch vụ của mình theo nhu cầu của khách hàng và nâng cao các nỗ lực tương tác.
"UOB sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàng của mình trong bối cảnh ngân hàng và kỹ thuật số đang phát triển, để nắm bắt cơ hội và theo đuổi các khát vọng tài chính của họ", - chuyên gia khẳng định.
Đối với việc lập kế hoạch tài chính, UOB nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận dài hạn và quan tâm đến rủi ro trước tiên, ưu tiên bảo vệ trước khi đầu tư.
Với bộ giải pháp và sản phẩm toàn diện bao gồm các lựa chọn về tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ, Ngân hàng mong muốn mang đến cho các khách hàng các lựa chọn phù hợp để xây dựng một kế hoạch tài chính linh hoạt, có khả năng ổn định qua các chu kỳ kinh tế.