Việt Nam thử nghiệm thuốc điều trị ung thư mới

© Depositphotos.com / BaburkinaVaccine.
Vaccine. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2023
Đăng ký
Thêm hy vọng cho bệnh nhân ung thư ở Việt Nam. Thời gian tới, các bác sĩ Việt Nam sẽ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị ung thư mới cho người mắc bệnh ung thư không còn biện pháp nào điều trị.
Theo lãnh đạo Bệnh viện K, đối với bệnh nhân ung thư không còn cơ hội nào khác, việc thử nghiệm trên người sẽ giúp họ có thêm tia hy vọng.

Việt Nam sắp thử nghiệm lâm sàng pha 1

Chiều ngày 2/11, Bệnh viện K đã tổ chức Hội thảo ung thư Việt - Pháp với chủ đề “Kỷ nguyên mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư”. Sự kiện diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Viện Curie Đông Dương - Bệnh viện K (1923-2023).
TTXVN/Vietnam+ cho biết, hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 1.000 nhà khoa học trong nước và hơn 60 chuyên gia quốc tế đến từ Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Australia, Canada.
Sự kiện là diễn đàn để các chuyên gia trong nước và quốc tế chuyên về lĩnh vực điều trị ung thư cùng nhau thảo luận để chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật dưới góc độ chuyên môn, chăm sóc toàn diện cho người bệnh, đồng thời đưa ra một bức tranh toàn cảnh điều trị ung thư với các cập nhật tiến bộ mới nhất để tiến tới với mục tiêu kiểm soát ung thư.
Theo báo Công Thương, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 182.600 bệnh nhân mới mắc ung thư, khoảng 122.700 người tử vong. Hiện có hơn 350.000 bệnh nhân đang sống chung với căn bệnh này.
Đến nay, Việt Nam mới chỉ tham gia thử nghiệm lâm sàng ở pha 2, pha 3 bao gồm 40 thử nghiệm. Thời gian tới, các bác sĩ sẽ nghiên cứu thêm thử nghiệm lâm sàng pha 1 cho người mắc bệnh ung thư không còn biện pháp nào điều trị.
Bác sĩ cầm viên thuốc trên tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2023
21.000 ống thuốc Phenobarbital được kịp thời đưa về Việt Nam
Được biết, Bộ Y tế đã phê duyệt thử nghiệm pha 1 nhưng lãnh đạo Bệnh viện K cho hay sẽ chuẩn bị kỹ càng về lựa chọn bệnh nhân, làm chặt chẽ vấn đề đạo đức nghiên cứu và cần có sự đồng ý của bệnh nhân, người nhà vì rủi ro có thể xảy ra...
"Khi chúng ta được chấp nhận thử nghiệm ở pha 1, chứng tỏ các Viện, Trung tâm Ung thư thế giới đã tin tưởng Việt Nam và cho tham gia vào nghiên cứu pha 1 vì họ tuyển chọn rất khắt khe và quá trình nghiên cứu tuyển chặt chẽ để ra thuốc mới. Đối với bệnh nhân ung thư không còn cơ hội nào khác, việc thử nghiệm trên người giúp họ còn tia hy vọng...", báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời PGS.TS Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện K.

Những thành tựu trong điều trị ung thư ở Bệnh viện K

Theo PGS.TS Phạm Văn Bình, số bệnh ung thư ngày càng tăng, xu hướng ngày càng trẻ hóa. Ung thư được xem là gánh nặng ở thời điểm hiện tại và cả tương lai.
Trung bình mỗi năm Bệnh viện K phẫu thuật cho 26.000 ca ung thư, xạ trị cho khoảng 17.000 trường hợp, hoá trị 17.000 - 18.000 trường hợp. Hiện tại, Bệnh viện K đang có 6 máy xạ trị, các máy hoạt động 23-24h/ngày, bệnh nhân phải xạ trị cả buổi tối mới hết số lượng. Sắp tới, đơn vị sẽ tăng cường trang thiết bị để phục vụ người bệnh.
Theo báo Lao động, Bệnh viện K đang hoàn thiện và tiến tới phẫu thuật xâm lấn tối thiểu như phẫu thuật nội soi 2D, 3D, phẫu thuật robot. Phẫu thuật này sẽ giảm tình trạng mất máu cho bệnh nhân, trường nhìn phẫu thuật giúp phẫu thuật viên phẫu tích tinh tế hơn, nạo vét hạch tốt hơn. Ngoài ra, phẫu thuật trong ung thư còn hướng tới phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh.
Với phương pháp xạ trị, có nhiều kỹ thuật xạ trị thế hệ mới có thể tiêu diệt tế bào ung thư, bảo tồn tối đa tế bào lành. Với phương pháp điều trị hóa chất, kỷ nguyên mới mở ra trong lĩnh vực điều trị ung thư là thế hệ thuốc nhắm đích, điều trị miễn dịch có nhiều hứa hẹn cho lĩnh vực ung thư. Bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K còn được chăm sóc về dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
Thuốc R-Pharm - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2023
WHO đã sẵn sàng cấp 6 lọ thuốc giải độc BAT cho Việt Nam

Giá thuốc ở Việt Nam còn cao

Ngày nay, khoa học đã có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư, nhiều loại ung thư được chữa khỏi, đặc biệt là có nhiều trang thiết bị giúp chẩn đoàn, phát hiện sớm. Có nhiều hóa chất, thuốc đích, thuốc miễn dịch làm tăng cơ hội chữa khỏi cho người có đột biến gen, có yếu tố miễn dịch ở giai đoạn muộn.
Người bệnh ung thư cần điều trị đa mô thức, trong đó phẫu thuật là phương pháp mang tính triệt căn lớn nhất. Với hơn 200 bệnh ung thư khác nhau, có đến 60% có thể chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật đơn thuần nếu người bệnh được chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm.
Đến nay, các bác sĩ Việt Nam đã có thể đáp ứng được hầu hết các kỹ thuật mới trên thế giới, như phẫu thuật nội soi 3D, phẫu thuật nội soi robot… Trang thiết bị, máy móc cho chẩn đoán và điều trị ung thư của Việt Nam sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, thế giới có thuốc mới điều trị ung thư nào thì người bệnh Việt Nam đều có thuốc đó.
Mặc dù vậy, do giá thuốc còn cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có cơ hội được sử dụng, trong khi thuốc lại thay đổi thường xuyên. Ngoài ra, vướng mắc nhất trong điều trị ung thư ở Việt Nam hiện tại là bệnh nhân quá đông, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ.
Mặc dù mạng lưới ung thư đã phát triển nhưng còn có sự chênh lệch về trình độ giữa các tuyến. Bệnh nhân cũng có tâm lý phải lên tuyến trên điều trị, gây quá tải cho các bệnh viện trung ương.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала