https://kevesko.vn/20231113/hang-hoa-viet-nam-trong-ky-nguyen-thuong-mai-dien-tu-dieu-gi-da-thay-doi-26425440.html
Hàng hóa Việt Nam trong kỷ nguyên thương mại điện tử: Điều gì đã thay đổi?
Hàng hóa Việt Nam trong kỷ nguyên thương mại điện tử: Điều gì đã thay đổi?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 liên tục phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối quan trọng với tốc... 13.11.2023, Sputnik Việt Nam
2023-11-13T15:40+0700
2023-11-13T15:40+0700
2023-11-13T15:40+0700
việt nam
thương mại
hiệp định thương mại tự do
quan điểm-ý kiến
tác giả
doanh nghiệp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/0e/10369926_0:396:2730:1932_1920x0_80_0_0_291364c248464fec11da661622e9e0f5.jpg
Ngoài ra, Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất mới với năng lực sản xuất và cung ứng đa dạng sản phẩm. Do đó, thương mại điện tử là cơ hội để Việt Nam đưa sản phẩm của mình ra thế giới.Theo báo cáo phân tích tích số liệu trên 5 sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop) trong 6 tháng đầu năm 2023 của Công ty Cổ phần Khoa học Dữ liệu (Metric) thực hiện độc lập cho thấy, tổng doanh thu trên các sàn TMĐT này là 92,745 tỷ đồng, tăng 46% so với doanh thu cùng kỳ năm 2022.Lợi thế của các doanh nghiệp ViệtĐó là các sàn TMĐT tại Việt Nam. Đối với sàn TMĐT quốc tế như Amazon, hiện có hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam được bán tại đây, giá trị xuất khẩu tăng 50%, số lượng đối tác bán hàng tăng 40%.Chia sẻ với Sputnik, bà Giang Lê, một nhân sự cấp cao tại một tập đoàn lớn tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp Việt có rất nhiều lợi thế khi đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT quốc tế. Bà Giang Lê phân tích:Đáng lưu ý, sản phẩm hàng hóa Việt Nam ngày càng có nhiều lợi thế về giá cả cạnh tranh, mẫu mã, chất lượng. Nhiều sản phẩm của Việt Nam không hề kém cạnh so với những nhà cung cấp khác đã tồn tại trên sàn thương mại điện tử 23 năm qua.Ngoài ra, lợi thế từ các hiệp định các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký với nhiều quốc gia hay lợi thế về thuế xuất nhập khẩu thấp hoặc đạt đến mức bằng 0 giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh vượt trội so với nhà cung cấp, doanh nghiệp ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.Không ngừng hoàn thiện, tăng sức cạnh tranhSàn TMĐT quốc tế vừa là cánh cửa mở ra cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là một sân chơi khốc liệt. Theo ông Tạ Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu Marketing, Công ty White Space (Gimasys) cho biết:Về phần mình, bà Giang Lê cho rằng TMĐT là hình thức mới mua bán mới với rất nhiều cập nhật thay đổi thường xuyên, các doanh nghiệp Việt cần lưu ý và cải thiện một số điểm sau:Đồng quan điểm, ông Tạ Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu Marketing, Công ty White Space (Gimasys), cho biết:
https://kevesko.vn/20230421/nganh-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-nhin-tu-cau-chuyen-tiktok-22567466.html
https://kevesko.vn/20230303/siet-chat-thu-thue-cac-don-vi-ban-hang-tren-san-thuong-mai-dien-tu-21541843.html
https://kevesko.vn/20220611/viet-nam-hop-tac-voi-amazon-ve-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-15607071.html
https://kevesko.vn/20220415/san-thuong-mai-dien-tu-mo-duong-cho-doanh-nghiep-made-in-vietnam-chien-thang-xuyen-bien-gioi--14760391.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/0e/10369926_0:0:2730:2048_1920x0_80_0_0_76c5c4fc79e5e686e4741265ee4d0357.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, thương mại, hiệp định thương mại tự do, quan điểm-ý kiến, tác giả, doanh nghiệp
việt nam, thương mại, hiệp định thương mại tự do, quan điểm-ý kiến, tác giả, doanh nghiệp
Hàng hóa Việt Nam trong kỷ nguyên thương mại điện tử: Điều gì đã thay đổi?
HÀ NỘI (Sputnik) - Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 liên tục phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối quan trọng với tốc độ tăng trưởng 20% mỗi năm. Dự đoán trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ lên đến 20%, với doanh thu khoảng 10 tỷ USD.
Ngoài ra, Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất mới với năng lực sản xuất và cung ứng đa dạng sản phẩm. Do đó, thương mại điện tử là cơ hội để Việt Nam đưa sản phẩm của mình ra thế giới.
Theo báo cáo phân tích tích số liệu trên 5 sàn TMĐT (
Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop) trong 6 tháng đầu năm 2023 của Công ty Cổ phần Khoa học Dữ liệu (Metric) thực hiện độc lập cho thấy, tổng doanh thu trên các sàn TMĐT này là 92,745 tỷ đồng, tăng 46% so với doanh thu cùng kỳ năm 2022.
Lợi thế của các doanh nghiệp Việt
Đó là các sàn TMĐT tại Việt Nam. Đối với sàn TMĐT quốc tế như
Amazon, hiện có hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam được bán tại đây, giá trị xuất khẩu tăng 50%, số lượng đối tác bán hàng tăng 40%.
Chia sẻ với Sputnik, bà Giang Lê, một nhân sự cấp cao tại một tập đoàn lớn tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp Việt có rất nhiều lợi thế khi đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT quốc tế. Bà Giang Lê phân tích:
“Việt Nam có dân số trẻ nên dễ dàng cập nhật các công nghệ mới. Bên cạnh đó, độ phủ internet rộng, hầu hết người dân đều sở hữu điện thoại thông minh nên việc truy cập và mua sắm trực tuyến rất dễ dàng. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng”.
Đáng lưu ý, sản phẩm hàng hóa Việt Nam ngày càng có nhiều lợi thế về giá cả cạnh tranh, mẫu mã, chất lượng. Nhiều sản phẩm của Việt Nam không hề kém cạnh so với những nhà cung cấp khác đã tồn tại trên sàn thương mại điện tử 23 năm qua.
“Doanh nghiệp Việt Nam rất chịu khó bắt “trend” (xu hướng) với đa dạng sản phẩm từ thấp đến cao nhằm phục vụ người tiêu dùng. Hơn nữa, chi phí sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam khá thấp nên chi phí cạnh trạnh hơn so với các nước khác”, bà Giang Lê cho biết thêm.
Ngoài ra, lợi thế từ các hiệp định các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký với nhiều quốc gia hay lợi thế về thuế xuất nhập khẩu thấp hoặc đạt đến mức bằng 0 giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh vượt trội so với nhà cung cấp, doanh nghiệp ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.
Không ngừng hoàn thiện, tăng sức cạnh tranh
Sàn TMĐT quốc tế vừa là cánh cửa mở ra cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là một sân chơi khốc liệt. Theo ông Tạ Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu Marketing, Công ty White Space (Gimasys) cho biết:
“Về mặt sản phẩm xuất khẩu, đa phần các sản phẩm Việt Nam bán ra nước ngoài ở thời điểm hiện tại là các sản phẩm thủ công nên sẽ dễ bán, tuy nhiên giá trị không lớn. Mặc dù thị trường lớn, tuy nhiên cơ sở hạ tầng và vận chuyển tại Việt Nam vẫn chưa tốt nên chi phí vận chuyển vẫn còn cao. Việt Nam cần phải phát triển nhiều hơn cơ sở hạ tầng, vận tải thì thị trường TMĐT sẽ bùng nổ hơn”.
Về phần mình, bà Giang Lê cho rằng TMĐT là hình thức mới mua bán mới với rất nhiều cập nhật thay đổi thường xuyên, các doanh nghiệp Việt cần lưu ý và cải thiện một số điểm sau:
“Doanh nghiệp Việt nên liên tục bổ sung kiến thức, công nghệ mới để bắt nhịp với xu hướng, tránh đi theo lối mòn kinh doanh. Đồng thời, cần xây dựng lòng tin bằng việc cam kết giao hàng đúng sản phẩm, bảo đảm chất lượng và hậu mãi”.
Đồng quan điểm, ông Tạ Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu Marketing, Công ty White Space (Gimasys), cho biết:
“Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư nhiều chất xám hơn trong quá trình sản xuất và tạo ra vật liệu để không chỉ xuất khẩu các sản phẩm thủ công mà tiến tới xuất khẩu thêm các sản phẩm công nghiệp. Các điều khoản bảo hành, đảm bảo sản phẩm cũng như quá trình vận chuyển cũng là những mặt cần phải chú trọng”.