Разрушенные дома после ударов Израиля по Ливану - Sputnik Việt Nam, 1920
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Sáng ngày 7 tháng 10 năm 2023, Israel hứng chịu một cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza.

Tại sao Israel - không giống như Triều Tiên - không tiến hành thử nghiệm hạt nhân?

© Ảnh : warfiles.ruvũ khí hạt nhân
vũ khí hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2023
Đăng ký
Chính sách "mơ hồ về hạt nhân" của Israel, quốc gia chưa bao giờ trực tiếp xác nhận hay phủ nhận sự tồn tại của kho vũ khí này, đã thu hút sự chú ý sau khi một vị bộ trưởng đề xuất ném bom hạt nhân xuống Dải Gaza.
Rốt cuộc thì tại sao Israel lại giữ bí mật về kho vũ khí của mình? Sputnik Brasil yêu cầu các chuyên gia hé lộ bí mật về kho vũ khí hạt nhân của Israel.
Ngày 5 tháng 11, Bộ trưởng Di sản Israel Amichai Eliyahu đã gây sốc cho cộng đồng quốc tế khi tuyên bố rằng ông coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Dải Gaza là "có thể" để đảm bảo một "phản ứng mạnh mẽ và không cân xứng".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi những tuyên bố về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Dải Gaza là "khiêu khích và hoàn toàn không thể chấp nhận được".

"Trong bối cảnh không chắc chắn về việc sở hữu vũ khí hạt nhân, những tuyên bố của Bộ trưởng Di sản Israel Amichai Eliyahu không chỉ xác nhận sự hiện diện của vũ khí hạt nhân ở đất Israel mà còn thể hiện sự sẵn sàng xem xét nghiêm túc khả năng sử dụng vũ khí này trong những tình huống hoàn toàn không phù hợp", - bà Zakharova cho hay.

Theo bà, tuyên bố của Bộ trưởng Israel làm nảy sinh hàng loạt câu hỏi mà cộng đồng quốc tế phải phân tích.
Tuyên bố của Bộ trưởng Israel đã hứng chịu chỉ trích của một số nước như Mỹ, Qatar, Saudi Arabia và Syria. Phản ứng dữ dội đã khiến Thủ tướng Benjamin Netanyahu đình chỉ chức vụ của vị bộ trưởng này "cho đến khi có thông báo mới", ông Netanyahu khẳng định rằng các tuyên bố này "không có mối liên hệ nào với thực tế".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2023
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
BNG Nga: Tuyên bố của Bộ trưởng Israel xác nhận Israel sở hữu vũ khí hạt nhân

Kho vũ khí của Israel

Việc Israel có kho vũ khí hạt nhân là một bí mật mở được cộng đồng thế giới coi là đương nhiên, bất chấp việc nước này từ chối xác nhận điều đó. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính, Israel có khoảng 80 vũ khí hạt nhân, trong đó 30 quả là bom trọng lực được thiết kế để vận chuyển bằng máy bay, và 50 quả còn lại được triển khai qua tên lửa đạn đạo tầm trung Jericho II.

"Kho vũ khí như vậy giúp củng cố ưu thế quân sự của Israel trong khu vực, điều này là không thể phủ nhận, ngay cả khi chúng tôi chỉ xem xét vũ khí thông thường", - ông Marcos José Barbieri Ferreira, nhà nghiên cứu hàng không vũ trụ và quốc phòng, đồng thời là giáo sư tại Đại học Campinas, nói với Sputnik Brasil.

Thông tin công khai cũng cho thấy Israel có các phương tiện vận chuyển trên bộ, trên biển và trên không, các phương tiện này có thể được sử dụng làm bệ phóng cho vũ khí hạt nhân.

Ông Barbieri Ferreira giải thích: "Trước hết, Israel có máy bay chiến đấu F-16 và F-15 có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Thứ hai, họ có dòng tên lửa hành trình và đạn đạo Jericho có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân, và thứ ba, nước này còn có các tàu ngầm Dolphin thông thường của Đức cũng có thể dễ dàng được trang bị vũ khí hạt nhân".

Tuy nhiên, chính sách "mơ hồ về hạt nhân" ngăn cản Israel tiến hành các vụ thử hạt nhân hoặc thể hiện khả năng răn đe hạt nhân.

"Răn đe hạt nhân ngụ ý thể hiện sức mạnh của đất nước có khả năng gây sát thương cho kẻ thù và bằng cách này ngăn chặn cuộc tấn công. Các quốc gia hạt nhân đều thể hiện sức mạnh của mình bằng cách này, chẳng hạn như Triều Tiên đang làm. Còn Israel là một trong số ít quốc gia hạt nhân không chia sẻ lập trường này", - ông Barbieri Ferreira lưu ý.

Sự tàn phá xảy ra một ngày sau khi Israel tấn công trại tị nạn Palestine Jebaliya ở Dải Gaza - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2023
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Lung lay niềm tin của các nước Trung Đông vào các tổ chức quốc tế

Chính sách không minh bạch về hạt nhân

Những lý do khiến Israel thực thi chính sách "mơ hồ về hạt nhân" bao gồm việc không xác nhận sự tồn tại của kho vũ khí này, là một chủ đề gây tranh luận trong giới chuyên gia.

Giáo sư Raquel Gontijo, Khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Công giáo Giáo hoàng Minas Gerais, giải thích với Sputnik Brasil: "Một số chuyên gia lưu ý rằng, ở Israel có một điều cấm kỵ dẫn đến việc nước này không xác nhận việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Vào buổi bình minh của thời đại hạt nhân, Israel đã tuyên bố rằng họ sẽ không phải là quốc gia đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân vào Trung Đông vốn đã đầy xung đột. Trên thực tế, điều này đã không xảy ra, nhưng gánh nặng lịch sử vẫn còn".

Giáo sư Barbieri Ferreira cho rằng, một lý do khác là để tránh gây ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Trung Đông.
"Có vẻ như Israel đến nay không thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân vì điều này có thể được sử dụng làm lý lẽ để các nước khác trong khu vực cũng phát triển chương trình hạt nhân của riêng họ. Và chúng ta biết rằng Israel đang theo đuổi một chính sách cứng rắn nhằm ngăn chặn các nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân", - ông Barbieri Ferreira nói.
Chuyên gia Barbieri Ferreira nhắc nhở về cuộc tấn công của Israel vào lò phản ứng hạt nhân Osirak của Iraq năm 1981, cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân Al-Kibar tại Deir ez-Zor ở Syria, cũng như các cuộc tấn công mạng của Israel có sử dụng virus Stuxnet và Flame nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran.
 Phóng tên lửa Tomahawk - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2023
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Vì sao Mỹ điều tàu ngầm hạt nhân có thể mang tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk tới Trung Đông?

Khả năng sử dụng bom hạt nhân ở Gaza

Bình luận của cựu Bộ trưởng Amichai Eliyahu không phải là tuyên bố duy nhất của chính quyền Israel đang xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ở Dải Gaza.
Ngay sau cuộc tấn công của Hamas ngày 7 tháng 10, nhà lập pháp Israel Revital Gotliv đã kêu gọi chính phủ sử dụng vũ khí ngày tận thế để đáp trả các vụ khủng bố.
Bà Gotliv viết trên nền tảng truyền thông xã hội X, trước đây gọi là Twitter: "Chỉ một vụ nổ làm rung chuyển Trung Đông mới khôi phục được phẩm giá, sức mạnh và an ninh của đất nước này! Đã đến lúc phải đối mặt với Ngày phán xét".
Tuy nhiên, Giáo sư Quan hệ Quốc tế Raquel Gontijo cho rằng, Israel sẽ không sử dụng kho vũ khí hạt nhân vào thời điểm này.

"Khả năng Israel sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột chống lại Hamas là rất thấp. Cuộc xung đột rất bất cân xứng, bởi vì lực lượng vũ trang của Israel có năng lực cao hơn nhiều so với lực lượng của Hamas và các nước láng giềng Ả Rập", - chuyên gia Raquel Gontijo nói.

Hơn nữa, ý tưởng hỗ trợ quốc tế dành cho Israel sẽ bị suy yếu trong cả công chúng và các chính phủ thường có thiện cảm với Israel.

"Nếu Israel sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột này, thì cộng đồng quốc tế sẻ phản ứng rất gay gắt kể cả Hoa Kỳ. Do đó, hậu quả của việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không tương xứng với lợi ích đạt được nhờ việc tàn phá một khu vực vốn dễ bị tổn thương", - bà Raquel Gontijo nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала