https://kevesko.vn/20231120/chu-tich-ho-chi-minh-lan-thu-hai-o-matxcova-va-lai-an-danh-26476114.html
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lần thứ hai ở Matxcơva. Và lại ẩn danh
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lần thứ hai ở Matxcơva. Và lại ẩn danh
Sputnik Việt Nam
Sputnik tiếp tục loạt bài đàm đạo dành nói về những mốc ngày tháng đáng nhớ và những sự kiện quan trọng trong lịch sử biên niên quan hệ Nga-Việt. 20.11.2023, Sputnik Việt Nam
2023-11-20T09:16+0700
2023-11-20T09:16+0700
2023-11-20T14:01+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
hồ chí minh
liên xô
moskva
nga
việt nam
hợp tác nga-việt
những trang sử vàng
joseph stalin
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/07/26334470_0:0:2737:1540_1920x0_80_0_0_34f7aead3a7e719129ad09a6a4ac0e43.jpg
Tháng 10 năm 1952, sau khi nước Việt Nam DCCH tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Matxcơva lần thứ hai. Cũng giống như lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1950, Người là vị thượng khách ẩn danh. Vào cuối tháng 9, có bức điện gửi từ Bắc Kinh cho Stalin, thông báo rằng Chủ tịch Việt Nam muốn đến Matxcơva dưới họ tên khác để tham dự Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô đồng thời thông báo cho nhà lãnh đạo Xô-viết về tình hình ở nước Cộng hòa non trẻ cùng các công tác của Đảng Lao động Việt Nam. Đối với Stalin đề đạt này không phải là bất ngờ. Ngay từ hồi giữa tháng 9, trong cuộc gặp tại Matxcơva ông Chu Ân Lai đã thông báo với với nhà lãnh đạo Liên Xô rằng cả các đồng chí từ Việt Nam cũng có thể đến dự Đại hội. Và trong bức điện phúc đáp Hồ Chí Minh, Stalin đã đồng ý với chuyến đi không công khai chính thức của vị khách Việt Nam và thông báo mốc khai mạc Đại hội. Ngày 6 tháng 10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Matxcơva.Nhân chứng kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Liên XôChuyến thăm này của Chủ tịch Việt Nam hầu như không được nhắc đến trong các tư liệu khoa học và hồi ký trong nước. Có lẽ sở dĩ như vậy là bởi gắn với tình thế đặc biệt của Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 trong đời sống của đất nước Xô-viết. Bởi cho đến tận hôm nay, các tài liệu của sự kiện này vẫn chưa được xuất bản trọn vẹn. Trong các văn bản khoa học hoặc văn học Việt Nam cũng là tình trạng tương tự. Chỉ riêng trong “Biên niên sử Hồ Chí Minh” là có một câu nhắc đến việc Người tham gia vào công việc của Đại hội này.Trong hồi ký của mình, bà Johanna Grotewohl (phu nhân của nhà lãnh đạo CHDC Đức lúc bấy giờ) đã cung cấp những chi tiết thú vị. Chính tại Đại hội 19, lần đầu tiên bà nhìn thấy Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu những yêu cầu gì với StalinSau khi Đại hội bế mạc, vị khách mời Hồ Chí Minh còn ở lại Matxcơva hơn một tháng nữa. Người đã soạn thảo đề án chương trình nông nghiệp của Đảng Lao động Việt Nam và lập danh sách các yêu cầu gửi ban lãnh đạo Liên Xô.Ngày 19 tháng 11 năm 1952 khi rời Matxcơva Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng biết ơn nồng nhiệt “vì tất cả những gì Ngài đã làm cho tôi” trong bức thư mới gửi Stalin như lời chào từ giã.Trong kho lưu trữ của Nga không có tư liệu nào là chứng cứ trực tiếp về cuộc gặp riêng của Stalin với nhà lãnh đạo Việt Nam trong thời gian chuyến thăm Matxcơva lần thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng điều này có thể giải thích: rõ ràng là bởi vị thượng khách ở Matxcơva khi ẩn danh. Còn gì giải thích mạnh và cụ thể hơn nữa, khi mà chỉ ba tuần sau khi Hồ Chí Minh rời Matxcơva, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ban hành nghị định về việc cung cấp lượng lớn vũ khí và thuốc men cho Việt Nam DCCH - danh sách những thứ cung cấp này trùng khớp với đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị định như vậy không thể thông qua được nếu như thiếu sự đồng ý của Stalin.Viện trợ đầu tiên của Liên Xô cho Việt Nam DCCHXin nhắc rằng vào tháng 9 và tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề đạt với Stalin về “bất kỳ sự giúp đỡ nào có thể”. Tuy nhiên trong điều kiện lúc bấy giờ, khi các hải cảng của Việt Nam đều nằm trong tay người Pháp, còn khu vực nam Trung Quốc do Quốc dân đảng kiểm soát, Liên Xô chỉ có thể dành cho nước Cộng hòa non trẻ sự hỗ trợ về ngoại giao và tinh thần. Đến năm 1950, tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Tháng 1, Chính phủ Việt Nam DCCH được Liên Xô, Trung Quốc rồi tiếp đến là của tất cả các quốc gia dân chủ nhân dân lúc bấy giờ công nhận. Vào đầu những năm 50, Chính phủ CHND Trung Hoa thành lập hồi tháng 10 năm 49 đã nắm quyền kiểm soát các khu vực miền nam giáp với Việt Nam. Như vậy, các lực lượng yêu nước của Việt Nam mở ra cửa ngõ tiếp cận với các nước bạn bè còn những nước này có cơ hội thực tế để dành hỗ trợ cho Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà hàng đầu là hỗ trợ về quân sự.Các thỏa thuận sơ bộ về việc Liên Xô cung cấp cho Việt Nam DCCH đã đạt được ngay từ tháng 2 năm 1950, trong chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Matxcơva sau Cách mạng Tháng Tám, tại cuộc gặp của nhà cách mạng Việt Nam với các lãnh đạo cấp cao của Liên Xô, trong đó có cả cuộc hội kiến với Stalin. Nhà lãnh đạo Liên Xô cam đoan với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng Liên Xô sẽ dành viện trợ quân sự cho lực lượng yêu nước Việt Nam. Theo đó, các vũ khí dành cho trung đoàn phòng không và xe tải lập tức được chuyển đến Việt Nam thông qua lãnh thổ Trung Quốc. Không lâu sau khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi ban lãnh đạo Liên Xô yêu cầu cung cấp thuốc quinine vì cư dân của nước Cộng hòa đang phải đấu tranh với bệnh sốt rét. Stalin lập tức ra lệnh chuyển ngay nửa tấn quinine thứ thuốc thực sự có ý nghĩa quan trọng sinh tử đối với người Việt Nam.Trong chuyến thăm lần thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Matxcơva, vào tháng 10 năm 1952, chiểu theo đến nguyện vọng của phía Việt Nam, ban lãnh đạo Liên Xô đã vạch ra những phương hướng chủ yếu hiệp lực với Việt Nam DCCH. Tính đến tháng 5 thắng lợi của năm 1954, nước Cộng hòa kháng chiến chống ngoại xâm đã nhận được từ Liên Xô 76 cỗ súng phòng không, một lượng lớn đại bác, súng phóng lựu và súng tiểu liên Kalashnikov, cùng 685 xe vận tải. 12 tổ hợp phóng loạt rocket đa nòng «Katyusha» do Matxcơva cung cấp đã đóng vai trò to lớn quyết định kết cục của trận Điện Biên Phủ. Như lời khai của các sĩ quan Pháp bị bắt làm tù binh trong trận chiến này, trong Quân đoàn lê-dương của họ gồm nhiều người Đức đã chiến đấu chống lại Liên Xô hồi mười năm trước. Ngay khi nghe loạt đạn «Katyusha» đầu tiên, họ nhận ra rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang sở hữu loại vũ khí sấm sét đáng gờm và hoảng sợ hét lên “Đây là lửa Stalingrad!”, nhất loạt ném bỏ vũ khí và trốn kỹ dưới đáy công sự.Mùa hè năm 1951, nhóm thanh niên Việt Nam đầu tiên đến Matxcơva để theo học tại các trường đại học Xô-viết. Lúc tập trung tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân tiễn họ bước vào chặng đường dài. Trong lời chia tay, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn nhủ rằng nhân dân Việt Nam sau chiến thắng sẽ cần đến những chuyên gia xuất sắc trong những nghề nghiệp thời bình mà các thanh niên được cử sang Liên Xô phải tiếp thu kiến thức để đảm trách. Kể từ năm 1953 trở đi, việc gửi sinh viên Việt Nam sang Liên Xô học tập trở nên thường xuyên.Ngày 3 tháng 9 năm 1951, Matxcơva bắt đầu phát thanh bằng tiếng Việt. Theo nhận xét của ông Trần Lâm phụ trách Đài Tiếng nói Việt Nam, những chương trình phát thanh từ Matxcơva lập tức là nguồn cổ vũ tinh thần truyền cảm hứng mạnh mẽ cho quân dân yêu nước Việt Nam.Ngày 23 tháng 4 năm 1952, ông Nguyễn Lương Bằng, Đại sứ đầu tiên của nước Việt Nam DCCH Liên Xô, trình Quốc thư tại Điện Kremlin. Mọi chi phí đảm bảo hoạt động của Đại sứ quán Việt Nam DCCH ở Matxcơva đều do phía Liên Xô chu cấp.
https://kevesko.vn/20231113/ho-chi-minh-o-matxcova-cac-cuoc-gap-voi-stalin-26333648.html
https://kevesko.vn/20231106/nga-va-viet-nam-hanh-trinh-ba-tram-nam-den-voi-nhau-26227014.html
https://kevesko.vn/20230703/nguyen-ai-quoc---ho-chi-minh-o-matxcova-23862037.html
liên xô
moskva
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/07/26334470_8:0:2737:2047_1920x0_80_0_0_1bec18c994e2d8bac8c22bd3b369956d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, hồ chí minh, liên xô, moskva, nga, việt nam, hợp tác nga-việt, joseph stalin, kalashnikov
tác giả, quan điểm-ý kiến, hồ chí minh, liên xô, moskva, nga, việt nam, hợp tác nga-việt, joseph stalin, kalashnikov
Tháng 10 năm 1952, sau khi nước Việt Nam DCCH tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Matxcơva lần thứ hai. Cũng giống như lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1950, Người là vị thượng khách ẩn danh. Vào cuối tháng 9, có bức điện gửi từ
Bắc Kinh cho Stalin, thông báo rằng Chủ tịch Việt Nam muốn đến Matxcơva dưới họ tên khác để tham dự Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô đồng thời thông báo cho nhà lãnh đạo Xô-viết về tình hình ở nước Cộng hòa non trẻ cùng các công tác của Đảng Lao động Việt Nam. Đối với Stalin đề đạt này không phải là bất ngờ. Ngay từ hồi giữa tháng 9, trong cuộc gặp tại Matxcơva ông Chu Ân Lai đã thông báo với với nhà lãnh đạo Liên Xô rằng cả các đồng chí từ Việt Nam cũng có thể đến dự Đại hội.
Stalin đáp ngay: “Họ là bạn bè của chúng tôi và sẽ là khách mời của chúng tôi”.
Và trong bức điện phúc đáp Hồ Chí Minh, Stalin đã đồng ý với chuyến đi không công khai chính thức của vị khách Việt Nam và thông báo mốc khai mạc Đại hội. Ngày 6 tháng 10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Matxcơva.
Nhân chứng kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô
Chuyến thăm này của Chủ tịch Việt Nam hầu như không được nhắc đến trong các tư liệu khoa học và hồi ký trong nước. Có lẽ sở dĩ như vậy là bởi gắn với tình thế đặc biệt của Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 trong đời sống của đất nước Xô-viết. Bởi cho đến tận hôm nay, các tài liệu của sự kiện này vẫn chưa được xuất bản trọn vẹn. Trong các văn bản khoa học hoặc văn học Việt Nam cũng là tình trạng tương tự. Chỉ riêng trong “Biên niên sử
Hồ Chí Minh” là có một câu nhắc đến việc Người tham gia vào công việc của Đại hội này.
13 Tháng Mười Một 2023, 06:38
Trong hồi ký của mình, bà Johanna Grotewohl (phu nhân của nhà lãnh đạo CHDC Đức lúc bấy giờ) đã cung cấp những chi tiết thú vị. Chính tại Đại hội 19, lần đầu tiên bà nhìn thấy Hồ Chí Minh.
«Trong bài phát biểu tại Đại hội, diễn giả Hồ Chí Minh đã nói về cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân Việt Nam và vạch trần tội ác của bọn thực dân. Tôi có cảm giác là tất cả cử toạ lắng nghe đều khó cầm được nước mắt. Khi diễn giả kết thúc bài nói, mọi người đều rất xúc động. Stalin đến gần Hồ Chí Minh và ôm đồng chí ấy thật chặt», bà Johanna viết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu những yêu cầu gì với Stalin
Sau khi Đại hội bế mạc, vị khách mời Hồ Chí Minh còn ở lại Matxcơva hơn một tháng nữa. Người đã soạn thảo đề án chương trình nông nghiệp của Đảng Lao động Việt Nam và lập danh sách các yêu cầu gửi ban lãnh đạo Liên Xô.
Trong thư gửi hôm 30 tháng 10, nhà lãnh đạo Việt Nam hỏi Stalin có đồng ý thực hiện những yêu cầu sau: «Tiếp nhận 50-100
học sinh tốt nghiệp phổ thông Việt Nam sang Liên Xô học tập. Gửi sang Việt Nam DCCH lô pháo phòng không dành cho 4 trung đoàn, 72 pháo dã chiến và 200 súng phóng lựu. Hàng năm cung cấp cho nước Cộng hoà 10 tấn thuốc quinine».
Ngày 19 tháng 11 năm 1952 khi rời Matxcơva Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng biết ơn nồng nhiệt “vì tất cả những gì Ngài đã làm cho tôi” trong bức thư mới gửi Stalin như lời chào từ giã.
Trong kho lưu trữ của Nga không có tư liệu nào là chứng cứ trực tiếp về cuộc gặp riêng của Stalin với nhà lãnh đạo Việt Nam trong thời gian chuyến thăm Matxcơva lần thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng điều này có thể giải thích: rõ ràng là bởi vị thượng khách ở Matxcơva khi ẩn danh. Còn gì giải thích mạnh và cụ thể hơn nữa, khi mà chỉ ba tuần sau khi Hồ Chí Minh rời Matxcơva, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ban hành nghị định về việc cung cấp lượng lớn vũ khí và thuốc men cho Việt Nam DCCH - danh sách những thứ cung cấp này trùng khớp với đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị định như vậy không thể thông qua được nếu như thiếu sự đồng ý của Stalin.
6 Tháng Mười Một 2023, 06:53
Viện trợ đầu tiên của Liên Xô cho Việt Nam DCCH
Xin nhắc rằng vào tháng 9 và tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề đạt với Stalin về “bất kỳ sự giúp đỡ nào có thể”. Tuy nhiên trong điều kiện lúc bấy giờ, khi các hải cảng của Việt Nam đều nằm trong tay người
Pháp, còn khu vực nam Trung Quốc do Quốc dân đảng kiểm soát, Liên Xô chỉ có thể dành cho nước Cộng hòa non trẻ sự hỗ trợ về ngoại giao và tinh thần. Đến năm 1950, tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Tháng 1, Chính phủ Việt Nam DCCH được Liên Xô, Trung Quốc rồi tiếp đến là của tất cả các quốc gia dân chủ nhân dân lúc bấy giờ công nhận. Vào đầu những năm 50, Chính phủ CHND Trung Hoa thành lập hồi tháng 10 năm 49 đã nắm quyền kiểm soát các khu vực miền nam giáp với Việt Nam. Như vậy, các lực lượng yêu nước của Việt Nam mở ra cửa ngõ tiếp cận với các nước bạn bè còn những nước này có cơ hội thực tế để dành hỗ trợ cho Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà hàng đầu là hỗ trợ về quân sự.
Các thỏa thuận sơ bộ về việc Liên Xô cung cấp cho Việt Nam DCCH đã đạt được ngay từ tháng 2 năm 1950, trong chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Matxcơva sau Cách mạng Tháng Tám, tại cuộc gặp của nhà cách mạng Việt Nam với các lãnh đạo cấp cao của Liên Xô, trong đó có cả cuộc hội kiến với Stalin. Nhà lãnh đạo Liên Xô cam đoan với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng Liên Xô sẽ dành viện trợ quân sự cho lực lượng yêu nước Việt Nam. Theo đó, các vũ khí dành cho trung đoàn phòng không và xe tải lập tức được chuyển đến Việt Nam thông qua lãnh thổ Trung Quốc. Không lâu sau khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi ban lãnh đạo Liên Xô yêu cầu cung cấp thuốc quinine vì cư dân của nước Cộng hòa đang phải đấu tranh với bệnh sốt rét. Stalin lập tức ra lệnh chuyển ngay nửa tấn quinine thứ thuốc thực sự có ý nghĩa quan trọng sinh tử đối với người Việt Nam.
Trong chuyến thăm lần thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Matxcơva, vào tháng 10 năm 1952, chiểu theo đến nguyện vọng của phía Việt Nam, ban lãnh đạo Liên Xô đã vạch ra những phương hướng chủ yếu hiệp lực với Việt Nam DCCH. Tính đến tháng 5 thắng lợi của năm 1954, nước Cộng hòa kháng chiến chống ngoại xâm đã nhận được từ Liên Xô 76 cỗ súng phòng không, một lượng lớn đại bác, súng phóng lựu và súng tiểu liên
Kalashnikov, cùng 685 xe vận tải. 12 tổ hợp phóng loạt rocket đa nòng «Katyusha» do Matxcơva cung cấp đã đóng vai trò to lớn quyết định kết cục của trận Điện Biên Phủ. Như lời khai của các sĩ quan Pháp bị bắt làm tù binh trong trận chiến này, trong Quân đoàn lê-dương của họ gồm nhiều người Đức đã chiến đấu chống lại Liên Xô hồi mười năm trước. Ngay khi nghe loạt đạn «Katyusha» đầu tiên, họ nhận ra rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang sở hữu loại vũ khí sấm sét đáng gờm và hoảng sợ hét lên “Đây là lửa Stalingrad!”, nhất loạt ném bỏ vũ khí và trốn kỹ dưới đáy công sự.
Mùa hè năm 1951, nhóm thanh niên Việt Nam đầu tiên đến Matxcơva để theo học tại các trường đại học Xô-viết. Lúc tập trung tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân tiễn họ bước vào chặng đường dài. Trong lời chia tay, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn nhủ rằng nhân dân Việt Nam sau chiến thắng sẽ cần đến những chuyên gia xuất sắc trong những nghề nghiệp thời bình mà các thanh niên được cử sang Liên Xô phải tiếp thu kiến thức để đảm trách. Kể từ năm 1953 trở đi, việc gửi sinh viên Việt Nam sang Liên Xô học tập trở nên thường xuyên.
Ngày 3 tháng 9 năm 1951, Matxcơva bắt đầu phát thanh bằng tiếng Việt. Theo nhận xét của ông Trần Lâm phụ trách Đài Tiếng nói Việt Nam, những chương trình phát thanh từ Matxcơva lập tức là nguồn cổ vũ tinh thần truyền cảm hứng mạnh mẽ cho quân dân yêu nước Việt Nam.
Ngày 23 tháng 4 năm 1952, ông Nguyễn Lương Bằng, Đại sứ đầu tiên của nước Việt Nam DCCH Liên Xô, trình Quốc thư tại
Điện Kremlin. Mọi chi phí đảm bảo hoạt động của Đại sứ quán Việt Nam DCCH ở Matxcơva đều do phía Liên Xô chu cấp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trên báo Nhân Dân: «Toàn thể công dân Liên Xô già cũng như trẻ đều thấm nhuần tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam trong mọi việc dù lớn hay nhỏ».