Cựu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai rất đau lòng và ân hận

© Depositphotos.com / AlbundNhà tù
Nhà tù  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2023
Đăng ký
Ông Trần Quốc Tuấn, cựu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai bị tuyên 7 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai bày tỏ rất đau lòng và ân hận về sai phạm của mình và xin chấp nhận mọi phán quyết của toà.
Tại phiên xét xử, ông Tuấn thừa nhận thiếu trách nhiệm dẫn đến hàng loạt quỹ tín dụng bị vỡ, thất thoát hơn 1.350 tỷ đồng. Tuy nhiên, bị cáo lý giải, những sai phạm của mình có yếu tố khách quan như mong muốn ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh, các báo cáo cấp dưới đưa lên không chính xác, lực lượng thanh tra mỏng…

Thất thoát hơn 1.350 tỷ

Báo Nhân dân đưa tin, ngày 27/11, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan nguyên Giám đốc và nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai.
© Ảnh : Phước TuấnÔng Trần Quốc Tuấn (phải) khóc khi nói lời sau cùng.
Ông Trần Quốc Tuấn (phải) khóc khi nói lời sau cùng.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2023
Ông Trần Quốc Tuấn (phải) khóc khi nói lời sau cùng.
Hai bị cáo Trần Quốc Tuấn (62 tuổi, cựu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai) và Võ Khắc Hiển (cựu Phó giám đốc kiêm Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai) bị cáo buộc tội “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Vụ án được TAND tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử sau 2 lần tạm hoãn. Được biết, trước đó, TAND tỉnh Đồng Nai đã hai lần mở phiên tòa vào ngày 25/10 và ngày 8/11 nhưng sau đó đều hoãn xử do cựu Phó giám đốc kiêm Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai Võ Khắc Hiển vắng mặt (bị tai biến, cấp cứu tại bệnh viện). Lần khác là do kiểm sát viên của Viện KSND tỉnh Đồng Nai đi công tác đột xuất.
Cáo trạng vụ án thể hiện, giai đoạn từ năm 2006 đến 2017, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai đã cấp phép thành lập 6 quỹ tín dụng nhân dân gồm: Thanh Bình, Tân Tiến, Dầu Giây, Quảng Tiến, Thái Bình và Gia Kiệm.
Cơ quan chức năng thực hiện lệnh bắt đối với ông Lưu Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2023
Nguyên nhân khiến ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt: Cường “quắt” là ai?
Theo cáo trạng, Trần Quốc Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai từ năm 2014 đến 2017. Tuy nhiên, ông Tuấn và cấp phó Võ Khắc Hiển đã không thực hiện hết trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của các quỹ tín dụng trên, để xảy ra hàng loạt sai phạm.
Trong đó có việc huy động tiền gửi với lãi suất cao, chi trả lãi suất ngoài hợp đồng trái quy định; lập các báo cáo kiểm soát định kỳ sai sự thật; lập hai hệ thống sổ sách kế toán, để ngoài phần lớn vốn huy động tiền gửi của khách hàng; làm giả hồ sơ vay vốn, nâng khống hạn mức cho vay; lấy tiền huy động của khách hàng đem gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại đứng tên cá nhân với mục đích rút tiền ra khỏi các tổ chức tín dụng...
Cơ quan điều tra xác định, các sai phạm này của cựu lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã dẫn tới gây thiệt hại tổng cộng hơn 1.350 tỷ đồng.
Trong đó, Quỹ tín dụng Tân Tiến vỡ nợ, gây thiệt hại gần 810 tỷ đồng, các quỹ còn lại cũng mất khả năng thanh khoản hơn 500 tỷ đồng.
Cùng với đó, các cá nhân là Chủ tịch, Giám đốc các quỹ tín dụng có hành vi vi phạm đã được các cơ quan tố tụng tách ra điều tra, xét xử trong vụ án khác.

Tuyên phạt 7 năm tù đối với cựu Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai

Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng, bị cáo Trần Quốc Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai từ năm 2014 đến 2017.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, Tuấn không làm đúng công tác kiểm tra, giám sát; can thiệp kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra; không thực hiện thanh tra theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; chấp thuận dự kiến bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Thanh Bình khi chưa đủ điều kiện.
Về phần mình, bị cáo Võ Khắc Hiển làm Phó Giám đốc, kiêm Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đồng Nai từ năm 2014 đến 2017.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hiển đã không làm đúng chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát; không kiên quyết thanh tra các quỹ tín dụng nhân dân khi có dấu hiệu vi phạm; không thực hiện thanh tra theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; không kiên quyết xử lý vi phạm các quỹ tín dụng theo kết quả thanh tra, giám sát.
Những hành vi trên của Trần Quốc Tuấn và Võ Khắc Hiển dẫn đến không kịp thời phát hiện vi phạm của các quỹ tín dụng nhân dân, để các quỹ tín dụng nhân dân lập hồ sơ tín dụng giả; nâng khống hạn mức khi khách hàng vay vốn để chiếm đoạt tiền; đem tiền huy động được gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng khác dưới tên các cá nhân để chiếm đoạt; để ngoài sổ sách tiền gửi; không đưa vào hạch toán.
Còng tay. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2023
Giám đốc Công ty Mua bán điện của EVN Nguyễn Danh Sơn bị bắt
Hậu quả, hành vi của bị cáo Tuấn và Hiển để 6 quỹ tín dụng nhân dân, gồm: Thái Bình, Tân Tiến, Thanh Bình, Quảng Tiến, Dầu Giây và Gia Kiệm vỡ nợ, mất khả năng chi trả, gây thiệt hại hơn 1.350 tỷ đồng. Do đó, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đề nghị mức án đối với bị cáo Trần Quốc Tuấn từ 6-7 năm tù; Võ Khắc Hiển từ 3-4 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại phiên xử chiều nay, theo Nhân dân, Hội đồng xét xử tuyên phạt 7 năm tù đối với bị cáo Trần Quốc Tuấn – cựu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng tội danh này, bị cáo Võ Khắc Hiển – cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai lãnh mức án 3 năm tù.

“Rất đau lòng và ân hận”

Tại phiên xử buổi sáng, theo Vnexpress, cựu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai Trần Quốc Tuấn thừa nhận hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý, để xảy ra hàng loạt vụ vỡ quỹ tín dụng ở Đồng Nai.
Tuy nhiên, bị cáo cho rằng những sai phạm của mình có yếu tố khách quan như: mong muốn ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh, các báo cáo cấp dưới đưa lên không chính xác, lực lượng thanh tra mỏng...
Ông Tuấn cũng cho rằng, có những vấn đề tại thời điểm đó thì hành vi của ông là đúng, nhưng sau này cơ quan chức năng xác định thành sai.
Trần Văn Tuynh, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2023
Thêm nhiều cá nhân liên quan đến AIC bị bắt
Khi nói lời sau cùng, bị cáo Tuấn đã bật khóc, bày tỏ ân hận. Cựu lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai cho hay, ông rất đau lòng về sai phạm của mình, nhiều tháng nay không thể ngủ và xin "chấp nhận mọi phán quyết của tòa".
Trong khi đó, ông Hiển cũng thừa nhận hành vi, cho rằng đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ với vai trò là Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đồng Nai.
Việc để xảy ra các sai sót dẫn đến thất thoát tài sản là do mong muốn ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn, theo ông Hiển.
Nói lời sau cùng, bị cáo Hiển mong tòa xem xét hành vi cụ thể để tuyên mức án thấp nhất với mình, để sớm trở về với gia đình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала