https://kevesko.vn/20231127/hang-tram-nghin-tan-ca-phe-cacao-co-the-bi-tieu-huy-o-eu-do-luat-lam-nghiep-26684908.html
Hàng trăm nghìn tấn cà phê, cacao có thể bị tiêu hủy ở EU do luật lâm nghiệp
Hàng trăm nghìn tấn cà phê, cacao có thể bị tiêu hủy ở EU do luật lâm nghiệp
Sputnik Việt Nam
Matxcơva (Sputnik) - Hàng trăm nghìn tấn cà phê và ca cao dự trữ trong các kho ở Liên minh châu Âu có thể bị tiêu hủy do luật bảo vệ rừng có hiệu lực từ tháng... 27.11.2023, Sputnik Việt Nam
2023-11-27T17:08+0700
2023-11-27T17:08+0700
2023-11-27T17:08+0700
báo chí thế giới
eu
cà phê
cacao
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/614/52/6145281_0:219:4288:2631_1920x0_80_0_0_568547eede1125541d5222e561f03894.jpg
Ấn phẩm trích dẫn dữ liệu từ sàn giao dịch ICE và Trung tâm Thương mại Quốc tế cho biết, cà phê và ca cao được sản xuất và lưu trữ tại EU trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài đến tháng 12 năm 2024, có thể không tuân thủ các tiêu chuẩn và sẽ phải được bán ra bên ngoài liên minh hoặc bị tiêu hủy. Đồng thời, cà phê, ca cao có thể được lưu kho tại hải quan lâu hơn thời gian chuyển tiếp.Một đại diện của công ty nói với ấn phẩm rằng nhà sản xuất sô cô la lớn nhất thế giới Barry Callebaut cũng sẽ bị thiệt hại về mặt tài chính do luật được ban hành. Barry Callebaut chế biến khoảng 20% sản lượng ca cao trên thế giới và EU là thị trường quan trọng nhất đối với công ty, ấn phẩm lưu ý.Tờ báo lưu ý rằng khoảng 70% ca cao của thế giới được trồng ở Bờ Biển Ngà và Ghana, nơi đang xảy ra vấn đề phá rừng và lao động trẻ em, và các nhà sản xuất cà phê chính trên thế giới là Brazil, Việt Nam, Colombia và Indonesia.Đạo luật chống phá rừng, được các nhà lập pháp EU thông qua vào tháng 12 năm 2022, cấm xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm mà việc sản xuất và tiêu thị chúng có thể dẫn đến nạn phá rừng. Điều này áp dụng cho các mặt hàng như dầu cọ, thịt bò, cà phê, ca cao, đậu nành và các sản phẩm phái sinh như sô cô la, đồ nội thất, sản phẩm giấy in, trừ khi chúng được chứng nhận là có nguồn gốc từ vùng đất được quản lý bền vững.
https://kevesko.vn/20231117/quy-dinh-moi-cua-eu-tac-dong-truc-tiep-toi-nganh-ca-phe-viet-nam-26512509.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/614/52/6145281_246:0:4043:2848_1920x0_80_0_0_1a45f8245d95209b1d12c1c4c19a07c7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, eu, cà phê, cacao, thế giới
báo chí thế giới, eu, cà phê, cacao, thế giới
Hàng trăm nghìn tấn cà phê, cacao có thể bị tiêu hủy ở EU do luật lâm nghiệp
Matxcơva (Sputnik) - Hàng trăm nghìn tấn cà phê và ca cao dự trữ trong các kho ở Liên minh châu Âu có thể bị tiêu hủy do luật bảo vệ rừng có hiệu lực từ tháng 6, Financial Times đưa tin.
Tờ báo viết: “Hàng trăm nghìn tấn ca cao và cà phê lưu trữ trong kho của EU có thể bị tiêu hủy do hậu quả không lường trước được từ luật chống phá rừng của EU có hiệu lực vào tháng 6 năm nay”.
Ấn phẩm trích dẫn dữ liệu từ sàn giao dịch ICE và Trung tâm Thương mại Quốc tế cho biết, cà phê và ca cao được sản xuất và lưu trữ tại EU trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài đến tháng 12 năm 2024, có thể không tuân thủ các tiêu chuẩn và sẽ phải được bán ra bên ngoài liên minh hoặc bị tiêu hủy. Đồng thời, cà phê, ca cao có thể được lưu kho tại hải quan lâu hơn thời gian chuyển tiếp.
Một đại diện của công ty nói với ấn phẩm rằng nhà sản xuất sô cô la lớn nhất thế giới Barry Callebaut cũng sẽ bị thiệt hại về mặt tài chính do luật được ban hành. Barry Callebaut chế biến khoảng 20% sản lượng ca cao trên thế giới và EU là thị trường quan trọng nhất đối với công ty, ấn phẩm lưu ý.
17 Tháng Mười Một 2023, 16:08
Tờ báo lưu ý rằng khoảng 70% ca cao của thế giới được trồng ở Bờ Biển Ngà và Ghana, nơi đang xảy ra vấn đề phá rừng và lao động trẻ em, và các nhà sản xuất cà phê chính trên thế giới là Brazil,
Việt Nam, Colombia và Indonesia.
Đạo luật chống phá rừng, được các nhà lập pháp EU thông qua vào tháng 12 năm 2022, cấm xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm mà việc sản xuất và tiêu thị chúng có thể dẫn đến nạn phá rừng. Điều này áp dụng cho các mặt hàng như dầu cọ, thịt bò, cà phê, ca cao, đậu nành và các sản phẩm phái sinh như sô cô la, đồ nội thất, sản phẩm giấy in, trừ khi chúng được chứng nhận là có nguồn gốc từ vùng đất được quản lý bền vững.