Tăng thanh tra lĩnh vực ngân hàng, trái phiếu, chứng khoán

© Depositphotos.com / BignaiĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2023
Đăng ký
Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội 15, Quốc hội giao Chính phủ và các cơ quan tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực như đất đai, ngân hàng, đấu thầu, mua sắm, chứng khoán, trái phiếu…
Với lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp "sân sau" các nhà băng.

Thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm

VTV thông tin, sáng 29/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết.
Các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực cần được thanh kiểm tra còn có quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tài sản công; đấu thầu, mua sắm tài sản công; đấu giá, tài chính, trái phiếu; xây dựng cơ bản, tổ chức cán bộ.
Liên quan đến lĩnh vực tài chính, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là công tác đấu thầu mua sắm tài sản công.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ rà soát, hoàn thiện pháp luật, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và trong công tác quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Thủ tướng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ NN và PTNT - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2023
Thủ tướng "bật đèn xanh", ngân hàng sẽ nới lỏng tín dụng cho lĩnh vực bất động sản?
Quốc hội giao đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp, bảo đảm các nguyên tắc cổ phần hóa các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ, không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng vốn, tài sản Nhà nước.
Tại Nghị quyết được thông qua, Quốc hội lưu ý việc khẩn trương giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc cổ phần hóa các ngân hàng, trong đó có Agribank.
“Khẩn trương đánh giá và có phương án giải quyết trường hợp doanh nghiệp quá hạn, mất khả năng thanh toán trái phiếu đã phát hành”, - Quốc hội lưu ý.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, nghĩa vụ trả nợ... trong giới hạn cho phép.
Ngoài ra, tiếp tục cải thiện tín nhiệm quốc gia, quan tâm phát triển mạnh hơn nữa các loại thị trường, nhất là thị trường vốn.
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra số 353/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ tại Ngân hàng PVcombank sáng 22/11 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2023
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định kiểm tra tại ngân hàng PVcomBank
“Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật về thuế theo Kế hoạch số 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện mục tiêu mở rộng nguồn thu, chống xói mòn cơ sở thuế. Đẩy mạnh thực hiện hóa đơn điện tử trong việc thu thuế, phí, lệ phí nhằm chống thất thu ngân sách Nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, - Quốc hội yêu cầu.

Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

Cụ thể đối với lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; nhất là cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu.
Đặc biệt, Quốc hội yêu cầu có giải pháp kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo của tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp "sân sau" của ngân hàng.
Đồng thời, triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả và thực chất phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Quốc hội cũng yêu cầu tích cực triển khai phương án tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng tín dụng, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực ngân hàng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2023
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt ngân hàng
Cùng với đó, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp; bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Đẩy mạnh thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và có giải pháp phù hợp sử dụng hiệu quả gói cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội cho vay đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ.
Nhiều vụ án lớn về ngân hàng, trái phiếu gây ảnh hưởng đến toàn bộ bức tranh, sức khoẻ nền kinh tế cũng như bức xúc cho cử tri và nhân dân. Điển hình, vụ án Tập đoàn Tân Hoàng Minh huy động gần 14.000 tỷ đồng của người mua trái phiếu. Trong đó, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, và đồng phạm bị cáo buộc chiếm đoạt 8.600 tỷ đồng của 6.630 nhà đầu tư.
Cũng liên quan trái phiếu, ngân hàng, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mới đây đã bị đề nghị truy tố về ba tội Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Đưa hối lộ.
Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank). - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Ngân hàng DongAbank phải được chuyển giao bắt buộc
Kết luận điều tra được công bố cho thấy, từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 545.000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỷ. Bà Lan còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỷ đồng.

Siết chặt kỷ luật

Cùng với đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Chính phủ, Thủ tướng, TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương phải siết chặt kỷ luật, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đầu tư nguồn lực cho xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế, bảo đảm tiến độ và chất lượng.
Ngân hàng BIDV - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2023
Nhóm Big4 ngân hàng "nô nức" chia cổ tức
Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ và các cơ quan tư pháp được giao xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong xây dựng và thi hành pháp luật; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phát hiện và xử lý các quy định có mâu thuẫn, chồng chéo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала