Chuyên gia: Mỹ là tác nhân chính dẫn tới chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình
10:54 13.12.2023 (Đã cập nhật: 10:55 13.12.2023)
© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nghe giới thiệu về trà.
© Ảnh : TTXVN - Lê Trí Dũng
Đăng ký
Ngày 12/12 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên kể từ năm 2017. Trung Quốc lo ngại việc Mỹ gia tăng ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lựa chọn Việt Nam làm mắt xích chính trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở châu Á, các chuyên gia được Izvestia phỏng vấn nhận xét.
Bắc Kinh đang cố gắng làm rõ mối quan hệ Trung - Việt sau khi Hà Nội tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ vào mùa thu năm nay. Trong khi đó Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của nước láng giềng phía Nam, khiến Việt Nam phải khéo léo giữ thế cân bằng giữa hai cường quốc hạt nhân.
“Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển hợp tác kinh tế thương mại, đặc biệt là trong việc điều hòa và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Cụ thể, Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam và các nước khác trong khu vực thông qua đàm phán để xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”, - giáo sư Li Xin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Nga và Trung Á (CRCAS) tại Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, thành viên hội đồng điều hành Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về SCO cho biết.
Theo người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu các nước Viễn Đông ở St. Petersburg Kirill Kotkov, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa sang thăm Việt Nam để làm rõ quan hệ giữa các nước liên quan đến việc ký kết hiệp ước giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ông nhắc lại việc Mỹ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt đối với Việt Nam và kim ngạch thương mại giữa hai nước không ngừng tăng trưởng.
“Washington cũng coi Việt Nam là đồng minh trong việc kiềm chế Trung Quốc ở Đông Nam Á, vì quân đội Việt Nam có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất ở Đông Nam Á. Nghĩa là Việt Nam rất quan trọng đối với người Mỹ, cùng với Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc”, - ông Kotkov giải thích.