Vì sao ai cũng muốn thành bạn của Việt Nam?

© Ảnh : Lê Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt - Trung
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt - Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2023
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh nước Việt Nam độc lập, tự chủ, năng động lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay.
Công tác đối ngoại và ngoại giao đã khẳng định rõ bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam” - bản sắc rất độc đáo của nền ngoại giao Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
Nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đến Hà Nội, Wall Street Journal mới đây đã đặt câu hỏi “Vì sao ai cũng muốn thành bạn của Việt Nam?”, câu trả lời được tìm thấy trong chính những chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn về đường lối chiến lược ngoại giao của Việt Nam trong thời đại mới.

Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục nâng cao

Việt Nam đang ngày được quan tâm và trở thành trung tâm chú ý từ các cường quốc lớn nhất toàn cầu tranh giành ảnh hưởng chiến lược.
Với sự khéo léo trong đường lối đối ngoại, đặc biệt là thành công của nền ngoại giao cây tre dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh vốn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quán triệt đến nay Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế, uy tín và tiếng nói trên vũ đài chính trị thế giới.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 15/12 được Bộ Ngoại giao công bố trước thềm Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã có những chia sẻ đáng chú ý về thành công của ngoại giao Việt Nam năm 2023 với bản sắc “ngoại giao cây tre” được nêu bật.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2023
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí.
Theo TTXVN dẫn lời Bộ trưởng, từ sau Đại hội XIII của Đảng, tình hình thế giới và trong nước bên cạnh cơ hội, thuận lợi, có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp hơn so với dự báo, nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện và gay gắt hơn.
Ông lưu ý, trong bối cảnh đó, nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác đối ngoại nặng nề hơn trước.
“Tuy nhiên, có thể khẳng định với sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, công tác đối ngoại và ngoại giao đã khẳng định rõ bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, là một “điểm sáng” nổi bật trong thành tựu chung của đất nước”, Bộ trưởng nói.
Đầu tiên, theo đồng chí Bùi Thanh Sơn, đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng đã được tổ chức quán triệt và triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thông qua nhiều đề án đối ngoại quan trọng và ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận để cụ thể hóa đường lối đối ngoại Đại hội XIII như Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 34 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII, các kết luận, chỉ thị về phát triển quan hệ với một số đối tác quan trọng, hợp tác ASEAN, hợp tác tiểu vùng Mekong, công tác ngoại giao kinh tế, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, đối ngoại nhân dân, v.v...
Thứ hai, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Thành công của các chuyến thăm, điện đàm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là 45 chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược, hầu hết các nước ASEAN, nhiều đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và gần 50 chuyến thăm của Lãnh đạo các nước đến Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt - Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2023
Hoạt động cuối cùng khép lại chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình
“Trong đó có những chuyến thăm lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden..., đã tạo nên bước phát triển mới về chất trong đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta”, người đứng đầu Bộ Ngoại giao cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả.

“Chúng ta xử lý đúng đắn các vấn đề đối ngoại”

Thứ ba, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ, đối ngoại đã phát huy vai trò tiên phong giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và bảo vệ Tổ quốc.
“Mặc dù thế giới trải qua những biến động lớn, rất phức tạp, nhưng chúng ta đã xử lý đúng đắn các vấn đề đối ngoại, quan hệ với các đối tác trên cơ sở kiên định độc lập, tự chủ, hòa hiếu, đồng thời linh hoạt trong sách lược, ứng xử”, ông nói.
Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực thúc đẩy đối thoại và đạt được những kết quả rất quan trọng về phân định, giải quyết một số vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng đại biểu hai nước tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tại sân bay quốc tế Nội Bài.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2023
Bắc Kinh và Washington: Ai sẽ thắng trong cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam?
Thứ tư, đối ngoại đi đầu huy động nguồn lực bên ngoài, đóng góp quan trọng vào kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội.
Ở đây, theo Bộ trưởng, “ngoại giao vaccine” đã đóng góp trực tiếp vào thực hiện thắng lợi chiến lược tiêm chủng, tạo tiền đề cho đẩy lùi dịch COVID-19.
“Chúng ta đã tranh thủ tốt các hiệp định thương mại tự do, các xu thế phát triển mới để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, khoa học-công nghệ, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam trở thành một “điểm sáng” trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao bày tỏ.
Điều thứ năm, theo Bộ trưởng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, trọng trách quốc tế quan trọng, nhất là trong ASEAN và Liên hợp quốc như Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban Di sản Thế giới, Ủy ban Luật pháp Quốc tế v.v…
Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào các vấn đề chung như chống biến đổi khí hậu, cắt giảm khí thải, cử cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo cho các quốc gia chịu thiên tai, xung đột...
“Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thủy chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.
Video: Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2023
Multimedia
Video: Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao nêu rõ, những thành tựu nói trên là minh chứng sinh động cho đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Đây cũng là kết tinh nỗ lực của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị, trong đó có đóng góp quan trọng của các cơ quan đối ngoại và ngành ngoại giao.

“Những kết quả đó cũng khẳng định bản sắc rất độc đáo của nền ngoại giao Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, thấm đượm tâm hồn, cốt cách, khí phách và truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tư tưởng của nhân loại”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.

Hướng đi tiếp theo

Về Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho hay, đây là sự kiện quan trọng không chỉ với ngành ngoại giao, mà còn với đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại ở các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương.
Chủ đề của Hội nghị lần này là “phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, cũng đã phản ánh rõ tính chất và nội dung trọng tâm của Hội nghị.
Ngoài việc đánh giá và dự báo tình hình quốc tế, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Hội nghị sẽ kiểm điểm, đánh giá toàn diện kết quả hai năm triển khai vừa qua và hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, đề án quan trọng về đối ngoại mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2023
Việt Nam và Trung Quốc giờ đây cùng xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai"
“Từ đó đề xuất các nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm và các biện pháp cần tập trung triển khai đến hết nhiệm kỳ khóa XIII và những năm tiếp theo”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao nói.
Đây cũng là dịp để ngành ngoại giao trao đổi một số vấn đề lớn, vấn đề mới về đối ngoại để đóng góp vào tổng kết 40 năm thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới.
Hội nghị cũng dành nhiều thời gian thảo luận sâu rộng phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng ngành ngoại giao, nhất là những vấn đề then chốt như công tác cán bộ, xây dựng Đảng, cơ chế chính sách về đối ngoại, đổi mới lề lối làm việc với quyết tâm xây dựng ngành ngoại giao Việt Nam vững mạnh, chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại.
Với những thành công vừa qua, Việt Nam tiếp tục khẳng định sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và bất kỳ quốc gia nào trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала