https://kevesko.vn/20231217/cac-ngan-hang-yeu-kem-vao-tam-ngam-phai-xu-ly-xong-it-nhat-2-3-nha-bang-27121110.html
Các ngân hàng yếu kém “vào tầm ngắm”: Phải xử lý xong ít nhất 2-3 nhà băng
Các ngân hàng yếu kém “vào tầm ngắm”: Phải xử lý xong ít nhất 2-3 nhà băng
Sputnik Việt Nam
Chính phủ vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất 2 - 3 ngân hàng và dự... 17.12.2023, Sputnik Việt Nam
2023-12-17T16:22+0700
2023-12-17T16:22+0700
2023-12-17T16:22+0700
việt nam
ngân hàng nhà nước vn
ngân hàng
chính phủ
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/07/17/10850007_0:113:3240:1936_1920x0_80_0_0_f5da6875973fa731480e9e7a0bdfed33.jpg
Tại Tokyo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masahiko Kato, Chủ tịch ngân hàng Mizuho (một trong 3 đại ngân hàng của Nhật Bản). Lãnh đạo Chính phủ đã đề nghị Mizuho ủng hộ, tham gia tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém của Việt Nam.Phải xử lý xong ít nhất 2-3 ngân hàng yếu kémViệt Nam đang nỗ lực “chạy nước rút” xử lý ngân hàng yếu kém theo kế hoạch từ nay đến cuối năm 2023.Cổng thông tin Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2023.Trước tình hình đó, trong tháng 12 năm 2023 và thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực.Chính phủ đề nghị phát huy sự linh hoạt, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, kịp thời, bình tĩnh, sáng suốt trong phản ứng chính sách; nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.Đáng chú ý, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023, việc xử lý ngân hàng yếu kém là một trong những nội dung quan trọng được lãnh đạo Chính phủ chú tâm.Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, ưu tiên cho tăng trưởng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.Xử lý các ngân hàng yếu kém rất khóNhư Sputnik thông tin trước đó, quá trình “chuyển giao bắt buộc” được hiểu đơn giàn là việc các ngân hàng yếu kém sẽ được những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính vững vàng nhận và ưu tiên nguồn lực tái cơ cấuđể hoạt động hiệu quả.Hiện 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu của Việt Nam hiện gồm Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) và 3 ngân hàng mua bắt buộc là Ngân hàng Xây dựng (CB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội về kết quả kiểm toán thực hiện chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, Kiểm toán Nhà nước có đề cập đến việc phương án xử lý các ngân hàng yếu kém rất chậm, kéo dài từ 2015 đến nay chưa dứt điểm.Đến thời điểm kiểm toán (tháng 8/2023), Kiểm toán Nhà nước cho biết, mới có DongABank được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc. Còn lại 3 ngân hàng khác, là CB, OceanBank, GPBank ở bước được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc, đang xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển giao bắt buộc.Kiểm toán Nhà nước lưu ý các ngân hàng trong diện tái cơ cấu, chuyển giao bắt buộc có tình hình tài chính rất khó khăn, như nợ xấu, tài sản tồn đọng cao, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế có xu hướng tăng và không đáp ứng quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Một số ngân hàng thương mại tiềm ẩn rủi ro cao, gây mất an toàn hệ thống.Về điều này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đã từng lưu ý trong cuộc họp vừa qua về thực trạng trong 10 năm qua Việt Nam vẫn chưa giải quyết được ngân hàng 0 đồng nào, thậm chí đã có chủ trương cơ cấu lại các ngân hàng 0 đồng nhưng đến giờ cũng chưa xử lý dứt điểm.Về góc độ của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần khẳng định, việc xử lý các ngân hàng yếu kém gặp rất nhiều khó khăn. Từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo xử lý rất quyết liệt. Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành cũng đã trình, xin chủ trương của cấp có thẩm quyền để tích cực xử lý.Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt (OceanBank, GPBank, CB, DongABank). NHNN cũng đang tìm nhà đầu tư để tái cơ cấu SCB.Ngân hàng lớn của Nhật hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng yếu kémTrong một diễn biến đáng chú ý, ngày 16/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masahiko Kato, Chủ tịch ngân hàng Mizuho của Nhật.Theo cổng thông tin Chính phủ, tại cuộc tiếp, Thủ tướng cho biết Chính phủ, các cơ quan phía Việt Nam ghi nhận các đề xuất của Mizuho và sẽ xử lý nhanh theo thẩm quyền.Người đứng đầu Chính phủ đã đề nghị ‘đại ngân hàng’ Mizuho ủng hộ, tham gia tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém của Việt Nam và có chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội.Mizuho (2013) là một trong 3 "Đại ngân hàng" (megabanks) của Nhật Bản (bên cạnh SMBC và MUFG) với 461 chi nhánh tại Nhật Bản và 82 chi nhánh tại nước ngoài như Mỹ, châu Âu, Singapore, Trung Quốc.Tổng số nhân viên của Mizuho là hơn 24.000 người, doanh thu năm 2022 đạt hơn 15 tỷ USD, tổng tài sản (tính đến năm 2022) là hơn 1.700 tỷ USD.Mizuho hiện có 2 chi nhánh ở Việt Nam tại Hà Nội và TPHCM. Năm 2011, Mizuho trở thành cổ đông chiến lược của Vietcombank (VCB) thông qua thương vụ mua 15% cổ phần của VCB trị giá khoảng 567,3 triệu USD).
https://kevesko.vn/20231212/ly-do-ngan-hang-nha-nuoc-kho-ha-them-lai-suat-27012277.html
https://kevesko.vn/20231207/thong-doc-nguyen-thi-hong-ngan-hang-nha-nuoc-cheo-chong-qua-bien-co-lich-su-nhu-scb-26917644.html
https://kevesko.vn/20231202/viet-nam-yeu-cau-thanh-tra-viec-cap-tin-dung-cua-ngan-hang-nha-nuoc--26792400.html
https://kevesko.vn/20231201/lai-suat-ngan-hang-giam-ky-luc-tien-re-chua-tung-co-26778827.html
https://kevesko.vn/20231117/nhom-big4-ngan-hang-no-nuc-chia-co-tuc-26513999.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/07/17/10850007_256:0:2985:2047_1920x0_80_0_0_8f716d8b40931b6b7f11db2293e42983.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ngân hàng nhà nước vn, ngân hàng, chính phủ, chính trị
việt nam, ngân hàng nhà nước vn, ngân hàng, chính phủ, chính trị
Tại Tokyo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masahiko Kato, Chủ tịch ngân hàng Mizuho (một trong 3 đại ngân hàng của Nhật Bản). Lãnh đạo Chính phủ đã đề nghị Mizuho ủng hộ, tham gia tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém của Việt Nam.
Phải xử lý xong ít nhất 2-3 ngân hàng yếu kém
Việt Nam đang nỗ lực “chạy nước rút” xử lý ngân hàng yếu kém theo kế hoạch từ nay đến cuối năm 2023.
Cổng thông tin Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2023.
Trong đó, Nghị quyết nêu rõ: “Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng bấp bênh, không đều, rủi ro gia tăng. Ở trong nước, nền kinh tế nước ta có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn”.
12 Tháng Mười Hai 2023, 20:23
Trước tình hình đó, trong tháng 12 năm 2023 và thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực.
Chính phủ đề nghị phát huy sự linh hoạt, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, kịp thời, bình tĩnh, sáng suốt trong phản ứng chính sách; nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
“Phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2023, nhất là những chỉ tiêu ước chưa đạt kế hoạch và tạo đà thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024”, - Chính phủ nhấn mạnh.
Đáng chú ý, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023, việc xử lý ngân hàng yếu kém là một trong những nội dung quan trọng được lãnh đạo Chính phủ chú tâm.
7 Tháng Mười Hai 2023, 22:43
“Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém”, - Nghị quyết thể hiện.
Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, ưu tiên cho tăng trưởng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Xử lý các ngân hàng yếu kém rất khó
Như Sputnik thông tin trước đó, quá trình “chuyển giao bắt buộc” được hiểu đơn giàn là việc các ngân hàng yếu kém sẽ được những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính vững vàng nhận và ưu tiên nguồn lực tái cơ cấuđể hoạt động hiệu quả.
Hiện 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu của Việt Nam hiện gồm Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) và 3 ngân hàng mua bắt buộc là Ngân hàng Xây dựng (CB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội về kết quả kiểm toán thực hiện chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, Kiểm toán Nhà nước có đề cập đến việc phương án xử lý các ngân hàng yếu kém rất chậm, kéo dài từ 2015 đến nay chưa dứt điểm.
2 Tháng Mười Hai 2023, 16:07
Đến thời điểm kiểm toán (tháng 8/2023), Kiểm toán Nhà nước cho biết, mới có DongABank được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc. Còn lại 3 ngân hàng khác, là CB, OceanBank, GPBank ở bước được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc, đang xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển giao bắt buộc.
Kiểm toán Nhà nước lưu ý các ngân hàng trong diện tái cơ cấu, chuyển giao bắt buộc có tình hình tài chính rất khó khăn, như nợ xấu, tài sản tồn đọng cao, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế có xu hướng tăng và không đáp ứng quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Một số ngân hàng thương mại tiềm ẩn rủi ro cao, gây mất an toàn hệ thống.
Về điều này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đã từng lưu ý trong cuộc họp vừa qua về thực trạng trong 10 năm qua Việt Nam vẫn chưa giải quyết được ngân hàng 0 đồng nào, thậm chí đã có chủ trương cơ cấu lại các ngân hàng 0 đồng nhưng đến giờ cũng chưa xử lý dứt điểm.
Về góc độ của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần khẳng định, việc xử lý các ngân hàng yếu kém gặp rất nhiều khó khăn. Từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo xử lý rất quyết liệt. Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành cũng đã trình, xin chủ trương của cấp có thẩm quyền để tích cực xử lý.
1 Tháng Mười Hai 2023, 18:23
Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt (OceanBank, GPBank, CB, DongABank). NHNN cũng đang tìm nhà đầu tư để tái cơ cấu SCB.
“Trong điều kiện bình thường xử lý ngân hàng yếu kém đã khó, trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước ở giai đoạn nửa nhiệm kỳ, việc cơ cấu lại và xử lý các ngân hàng yếu kém đang trong giai đoạn hoàn tất”, - Thống đốc nhấn mạnh.
Ngân hàng lớn của Nhật hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng yếu kém
Trong một diễn biến đáng chú ý, ngày 16/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masahiko Kato, Chủ tịch ngân hàng Mizuho của Nhật.
Theo cổng thông tin Chính phủ, tại cuộc tiếp, Thủ tướng cho biết Chính phủ, các cơ quan phía Việt Nam ghi nhận các đề xuất của Mizuho và sẽ xử lý nhanh theo thẩm quyền.
Người đứng đầu Chính phủ đã đề nghị ‘đại ngân hàng’ Mizuho ủng hộ, tham gia tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém của Việt Nam và có chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội.
17 Tháng Mười Một 2023, 16:40
Mizuho (2013) là một trong 3 "Đại ngân hàng" (megabanks) của Nhật Bản (bên cạnh SMBC và MUFG) với 461 chi nhánh tại Nhật Bản và 82 chi nhánh tại nước ngoài như Mỹ, châu Âu, Singapore, Trung Quốc.
Tổng số nhân viên của Mizuho là hơn 24.000 người, doanh thu năm 2022 đạt hơn 15 tỷ USD, tổng tài sản (tính đến năm 2022) là hơn 1.700 tỷ USD.
Mizuho hiện có 2 chi nhánh ở Việt Nam tại Hà Nội và TPHCM. Năm 2011, Mizuho trở thành cổ đông chiến lược của
Vietcombank (VCB) thông qua thương vụ mua 15% cổ phần của VCB trị giá khoảng 567,3 triệu USD).