Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Philippines xem xét các dự án mới về thăm dò năng lượng ở Biển Đông

© Google EarthTàu vận tải RMS Sierra Madre của Philippines cố tình neo đậu ở bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông
Tàu vận tải RMS Sierra Madre của Philippines cố tình neo đậu ở bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2023
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Philippines đang nỗ lực giải quyết các vấn đề ở Biển Đông để khởi động các dự án mới thăm dò năng lượng. Đó là tuyên bố của Tổng thống nước này Ferdinand Marcos Jr.

"Hiện tại, chúng tôi vẫn đang bế tắc. Đây là khu vực xung đột. Vì vậy, đây là thêm một vấn đề nữa mà chúng tôi phải cố gắng giải quyết", - ông Ferdinand Marcos Jr.nói trong cuộc phỏng vấn của truyền thông Nhật Bản, khi được hỏi về tình hình ở mỏ khí đốt Malampaya.

Theo lời ông, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết trước khi cạn kiệt trữ lượng tài nguyên ở mỏ nói trên. Bài trả lời phỏng vấn của ông Marcos Jr. được công bố trên trang web của chính quyền.
Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2020
Duterte dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Quá trình chuyển đổi các loại nhiên liệu năng lượng

"Chúng tôi coi LNG như là sự chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang tổ hợp rộng rãi hơn các nguồn năng lượng tái tạo. Nhưng quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo này không đơn giản như chúng tôi từng nghĩ và vì thế chúng tôi cần giai đoạn quá độ để có thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghệ. Việc cung cấp năng lượng điện chắc chắn và giá cả phải chăng sẽ luôn có ý nghĩa quyết định và đây là một trong những thách thức mà Philippines phải đối mặt", - ông Marcos Jr. cho biết thêm.

Philippines mong muốn đối thoại

Nói về bối cảnh ở Biển Đông, Tổng thống Philippines tuyên bố rằng gần đây tình hình đang tồi tệ hơn.
Giàn khoan dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2023
Philippines bác thỏa thuận thăm dò dầu khí: Việt Nam khẳng định chủ quyền

“Tôi e rằng chúng ta sẽ phải nói rằng trong những tháng gần đây hoặc thậm chí những năm gần đây căng thẳng đã gia tăng thay vì giảm bớt. Đó là lý do tại sao cuộc đối thoại với các đối tác của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là rất quan trọng. Tôi không muốn bất kỳ sự cố nào leo thang thành những cuộc đụng độ bạo lực khốc liệt hơn", - ông kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала