“Trùm cuối” quyền lực nhất SCB

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2023
Đăng ký
Dù không giữ chức vụ ở SCB, bà chủ đế chế Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan nắm cổ phần chi phối ngân hàng TMCP Sài Gòn đến hơn 91% và “là người có quyền lực cao nhất, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB”.
Cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa công bố cho thấy chuỗi phương thức tinh vi mà bà Trương Mỹ Lan đã dùng để thao túng SCB và rút hơn 1 triệu tỷ đồng khỏi nhà băng này.

Người quyền lực nhất SCB

Trong đại án Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã bị VKSND Tối cao truy tố về ba tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản với hàng loạt hành vi sai phạm "có tổ chức, tinh vi, xảo quyệt", như Sputnik đưa tin trước đó.
Ngoài hành vi của bà Trương Mỹ Lan, trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan này, các đồng phạm khác của Lan cũng được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.
Đáng nói, dù không lãnh đạo trực tiếp ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB nhưng với nhiều phương thức phạm tội, bà Trương Mỹ Lan đã nắm cổ phần chi phối nhà băng này đến hơn 91%, và là người có quyền lực cao nhất, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB.
Bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã làm khuấy đảo, “làm mưa, làm gió” tại SCB, nhằm thâu tóm và điều khiển toàn bộ hoạt động của ngân hàng, rút hơn 1 triệu tỷ đồng khỏi nhà băng này.
Cáo trạng của VKSND Tối cao nêu rõ, Trương Mỹ Lan là Chủ tịch của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gồm một tập hợp các Công ty con, Công ty liên kết.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2023
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngân hàng Nhà nước chèo chống qua biến cố lịch sử như SCB
Để có nguồn vốn lớn phục vụ hoạt động của hệ thống Công ty trên cũng như việc liên tục đầu tư, mua các dự án bất động sản, Trương Mỹ Lan đã tìm cách thâu tóm, chi phối, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng SCB trong đó có hoạt động cho vay.
Do đó, từ trước thời điểm hợp nhất, Trương Mỹ Lan đã sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng. Sau khi hợp nhất, Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu trên 85% cổ phần của SCB, đồng thời tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên cổ phần SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên hơn 91 % vào ngày 1/1/2018.
Đáng nói, để nắm quyền chi phối, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của SCB, Trương Mỹ Lan đã tuyển chọn, đưa các cá nhân thân tín, có trình độ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo chỉ đạo của Lan vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB (Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc các Chi nhánh lớn, Trưởng Ban kiểm soát).
Trương Mỹ Lan đã trả mức lương cao từ 200 đến 500 triệu đồng/tháng; tặng, thưởng tiền, cổ phần SCB, nhằm “thu phục” dàn lãnh đạo SCB để thông qua các cá nhân này điều hành toàn bộ hoạt động của SCB.

Trương Mỹ Lan thao túng và rút ruột SCB thế nào?

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nêu rõ, bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần, chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt, Trương Mỹ Lan đã sử dụng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân.
Về thủ đoạn rút tiền, kết quả điều tra cho thấy, Trương Mỹ Lan đã điều hành, chỉ đạo các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tổ chức thành lập nhiều bộ phận, đơn vị, công ty, thuê và sử dụng hàng nghìn cá nhân, câu kết chặt chẽ với nhau, thông đồng với các Công ty Thẩm định giá, triển khai rút tiền.
Cáo trạng xác định, Trương Mỹ Lan đã thành lập các đơn vị thuộc SCB chỉ để cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan. Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo Đinh Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB, Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc SCB thành lập 3 đơn vị cho vay để phục vụ các khoản vay gồm: Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale, Kênh kinh doanh trực tiếp thuộc Khối doanh nghiệp, Kênh kinh doanh trực tiếp thuộc Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.
Nhà chức trách xác định, cả 3 đơn vị này có chức năng cho vay như các Chi nhánh nhưng trực thuộc quản lý điều hành của Hội sở SCB, không có bộ phận kho quỹ và con dấu riêng mà sử dụng con dấu của đơn vị khác khi hoạt động và chỉ lập hồ sơ cho vay đối với các khoản vay của Trương Mỹ Lan.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2023
SCB đóng cửa hàng loạt chi nhánh
Trong đó, từ ngày 3/6/2020 đến ngày 24/6/2022, 3 đơn vị cho vay này đã lập hồ sơ, giải ngân cho 396 khoản vay/tổng dư nợ là 212.725 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 185.183 tỷ đồng, nợ lãi/phí là 27.542 tỷ đồng (chiếm 38,27% dư nợ gốc các khoản vay của Trương Mỹ Lan).
Ngoài ra, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo thành lập, sử dụng các công ty “ma”, thuê/nhờ các cá nhân để đứng tên hồ sơ vay, cổ phần, tài sản đảm bảo, ký hợp thức chứng từ rút, nộp tiền để tạo lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của SCB.
Kết quả điều tra xác định, có 875 khách hàng gồm 440 cá nhân, 435 pháp nhân đứng tên 1.284 khoản vay, được Trương Mỹ Lan chỉ đạo nhóm đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập, thuê hoặc nhờ người đứng tên.
Bên cạnh việc tạo lập các công ty “ma” đứng tên hồ sơ vay vốn, Trương Mỹ Lan còn câu kết và chỉ đạo các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật hoặc được giao quản lý công ty thực tế có hoạt động kinh doanh.
Trong đó, Trương Huệ Vân là cháu ruột Trương Mỹ Lan, được giao quản lý điều hành một số Công ty trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Nguyễn Phi Long (Tổng Giám đốc), Đặng Quang Nguyên, (Phó Tổng Giám đốc) Công ty Lavifood; Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ) là chồng Trương Mỹ Lan làm Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư Times Square… để các Công ty này đứng tên vay vốn hoặc tạo lập thêm nhiều công ty “ma”, tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống, rút tiền của SCB để cùng sử dụng.
Thực tế, Vạn Thịnh Phát được xác định có hơn 1.000 công ty "ma" trong và ngoài nước, không có hoạt động kinh doanh, chia thành nhiều tầng lớp tạo thành một hệ sinh thái. Trong đó, Vạn Thịnh Phát là trung tâm, kiểm soát toàn bộ hoạt động. Các công ty "ma" chủ yếu được bà Lan dựng lên để phục vụ việc đứng tên các khoản vay khống và chuyển nhượng cổ phần.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2023
7 người nhận tiền khi SCB bị thanh tra thoát tội hình sự
Kết quả điều tra xác định, từ 2012 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ và SCB đã giải ngân hơn 2.500 khoản cho nhóm của mình (1.000 khoản cho cá nhân, 1.500 khoản cho tổ chức) với tổng số tiền hơn 1.066.600 tỷ đồng. Khi giải ngân, SCB sẽ chuyển cho các cá nhân hoặc pháp nhân theo phương án vay vốn.
Trên Vnexpress nêu một phép so sánh rằng, nếu so với quy mô GDP Việt Nam (cuối quý III năm nay là 4,7 triệu tỷ đồng), thì hơn 1.066.600 tỷ đồng (43,96 tỷ USD) mà SCB giải ngân cho nhóm của bà Lan được ước tính chiếm khoảng 22,6%.
Chưa kể, số tiền bị rút ruột khỏi SCB cũng gấp 3 lần tổng mức đầu tư sân bay Long Thành (336.630 tỷ đồng), bằng 7 lần tổng vốn đầu tư 12 dự án cao tốc Bắc Nam (147.000 tỷ đồng) của Việt Nam.

Hối lộ tiền để bịt sai phạm

Cơ quan điều tra cho hay, mỗi khi cần rút tiền, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cán bộ ở SCB và đồng phạm tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức.
Lan chỉ đạo đưa các cá nhân được thuê/nhờ đứng tên khoản vay, đứng tên tài sản, đại diện công ty “ma” đến ký vào hồ sơ vay vốn khống, hồ sơ thế chấp, hầu hết là ký vào các tờ giấy trắng đã được đánh dấu sẵn vị trí cần ký.
Các đại diện pháp nhân và cá nhân đứng tên khoản vay đều không được thụ hưởng và sử dụng tiền, không biết mình vay và nợ SCB số tiền đặc biệt lớn; những người đứng tên tài sản đều xác nhận không phải tài sản của họ.
Đáng chú ý, hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau.
Trên hồ sơ các khoản vay thể hiện thời điểm giải ngân cùng thời điểm ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, nhưng thực tế việc rút tiền tại Ngân hàng SCB đã được thực hiện trước khi hợp đồng tín dụng, thủ tục thế chấp tài sản được hoàn thiện, hợp thức.
Ban Nội chính Trung ương thông báo kết quả cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Tất cả thành viên đoàn thanh tra SCB đều nhận hối lộ
TTTXVN cho biết, trong 1.284 khoản vay thuộc trách nhiệm của Trương Mỹ Lan còn dư nợ, có 684 khoản vay với dư nợ 382.876 tỷ đồng chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân, số còn lại tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản.
Đặc biệt, có 201 khoản vay với dư nợ 11.686 tỷ đồng có hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền tại SCB.
Thêm vào đó, nhằm rút tiền từ SCB thông qua thủ đoạn lập hồ sơ vay vốn khống bị can Trương Mỹ Lan bị Viện Kiểm sát xác định đã thông đồng, câu kết với Công ty Thẩm định giá để cấp Chứng thư nâng khống giá trị tài sản bảo đảm, đưa vào hồ sơ vay vốn; đưa tài sản đảm bảo không đủ pháp lý; không đăng ký giao dịch bảo đảm; rút tài sản có giá trị lớn hoán đổi bằng tài sản có giá trị thấp hơn.
Kết quả điều tra xác định: SCB thuê 19 Công ty thẩm định giá/46 đối tượng là Giám đốc, Phó giám đốc, Thẩm định viên, nhân viên thực hiện phát hành tham gia phát hành 378 chứng thư có liên quan đến các khoản vay còn dư nợ của nhóm Trương Mỹ Lan. Cơ quan chức năng đã xác định có 5 công ty Thẩm định giá phát hành 23 chứng thư thẩm định giá hợp thức cho các khoản vay của nhóm Trương Mỹ Lan.
Bên cạnh đó, để hợp thức việc rút tiền đã được SCB giải ngân theo phương án khống, cắt đứt, che giấu dòng tiền, tránh sự phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cán bộ dưới quyền lập phương án thực hiện việc giải quỹ bằng việc lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống để sử dụng tiền mà không bị các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý đồng thời né tránh việc phải nộp thuế theo quy định của pháp luật; đồng thời cho các cá nhân được thuê đứng tên người thụ hưởng khoản vay, đứng tên cổ phần… đến Ngân hàng ký chứng từ rút, nộp tiền.
Trong gian đoạn từ ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chỉ đạo các đối tượng tại SCB bán nợ xấu cho VAMC, bán nợ các khoản cấp tín dụng trả chậm, cấn trừ nợ 269 khoản vay của 216 khách hàng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2023
Có thêm vụ nào như SCB nữa không? Chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng là việc rất khó
Điểm bị chú ý nhiều nhất trong vụ án này chính là việc dùng tiền hối lộ để bưng bít sai phạm. Như đã biết, nhằm che giấu hành vi phạm tội khi bị thanh tra, kiểm tra, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các cán bộ chủ chốt của SCB mua chuộc cán bộ, lãnh đạo Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ trưởng Tổ giám sát tăng cường tại SCB để các cá nhân có thẩm quyền trên bưng bít, che giấu thông tin sai phạm, báo cáo kết quả thanh, kiểm tra không trung thực, không đầy đủ.
Trong đại án Vạn Thịnh Phát, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kết luận, trong vụ án này, Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần như tuyệt đối của Ngân hàng SCB (từ 85% đến 91,5% cổ phần) qua đó trở thành cổ đông có “quyền lực” để chỉ đạo, điều hành, thực chất là thao túng toàn bộ hoạt động phục vụ cho các mục đích của mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала