Việt Nam ngoại giao khéo léo

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangSáng 21/12/2023, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước”.
Sáng 21/12/2023, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước”. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2023
Đăng ký
Đường lối ngoại giao khéo léo của Việt Nam gây ấn tượng với nhiều lãnh đạo trên thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, khi ông tham dự các sự kiện đa phương, lãnh đạo nhiều nước đều bày tỏ ấn tượng việc Việt Nam có đường lối ngoại giao khéo léo, đất nước vẫn kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy được tăng trưởng dù kinh tế thế giới còn khó khăn.
TTXVN dẫn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 cho biết, trong thời gian tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, nguy nhiều hơn cơ.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao phải nỗ lực hơn, nâng cao tính chủ động trong triển khai công tác Ngoại giao kinh tế.

Đường lối ngoại giao khéo léo

Ngày 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự phiên họp toàn thể về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu rất quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, đề nghị ngành Ngoại giao tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị 15 của Ban Bí thư và các chỉ đạo của Tổng Bí thư.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cũng chia sẻ, khi ông tham dự các sự kiện đa phương, lãnh đạo nhiều nước đều bày tỏ ấn tượng về Việt Nam khi có đường lối ngoại giao khéo léo, đồng thời trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn vẫn kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy được tăng trưởng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản
Theo Tuổi Trẻ dẫn lại phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, quan hệ đối ngoại của Việt Nam thời gian qua đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước, tạo ra nhiều "điểm hơn" trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
Tuy nhiên sau những cái hơn đấy, theo Thủ tướng, cần phải tạo ra của cải vật chất, các dự án cụ thể.
Phát biểu tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ tầm quan trọng của việc tăng cường triển khai công tác ngoại giao kinh tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, phát huy mạnh mẽ bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam", công tác đối ngoại và đặc biệt là công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ khắp các trụ cột đối ngoại, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục trên cả bình diện song phương và đa phương.
Công tác đối ngoại trong 3 năm qua "đã đạt nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước trong những năm qua".
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến UAE, bắt đầu chuyến tham dự COP28  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Dubai, bắt đầu tham dự COP28
“Thành tựu ngoại giao kinh tế là kết tinh trí tuệ, nỗ lực của các ngành, các địa phương và doanh nghiệp, cũng như của cả hệ thống chính trị và nền kinh tế, trong đó có đóng góp của ngành ngoại giao”, - báo Chính phủ dẫn lời Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan rất tự hào khi các sản phẩm nông nghiệp, OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề vinh dự được làm quà tặng đối ngoại cấp cao. Ông vui khi đối ngoại không phân biệt giữa doanh nghiệp, nông dân hay những người đứng đầu đất nước. Bộ trưởng đề xuất triển khai "ngoại giao nông nghiệp" gắn với thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, đến nay, các tập đoàn lớn trên thế giới, như Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), Nvidia, SK, Samsung, John Cockerill đều ghi nhận và xác định Việt Nam là địa bàn chiến lược để đặt cơ sở sản xuất và phát triển.

Ngoại giao kinh tế Việt Nam đạt 6 thành tựu

Sau Đại hội Đảng lần thứ XIII, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ngoại giao kinh tế có sáu thành tựu nổi bật:
Thứ nhất, liên tục đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức về ngoại giao kinh tế, nắm chắc tình hình khu vực, thế giới, tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước, xây dựng chính sách và thực hiện chính sách về ngoại giao kinh tế.
Thứ hai, kết hợp nhuần nhuyễn giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại. Phát huy mạnh mẽ mối quan hệ giữa lấy nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài, từ đó huy động nguồn lực để phát triển đất nước.
Thứ ba, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, mang tính toàn dân như vấn đề đại dịch, vấn đề chống biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến thăm chính thức Brazil - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2023
Điều đặc biệt trong chuyến công du Tây bán cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thứ tư, góp phần quan trọng tạo môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển để huy động nguồn lực.
Thứ năm, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc với tinh thần "văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất, văn hóa soi đường cho quốc dân đi".
Thứ sáu, thúc đẩy ngoại giao nhân dân, thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa người dân với người dân, lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm phục vụ. Thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các địa phương.
Thủ tướng nhận định, ngành ngoại giao đã đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, đồng thời hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro với các đối tác, phản ứng nhanh, chính xác, kịp thời.

“Phải làm những gì người ta cần”

Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao những đóng góp của ngành ngoại giao vào thành tích chung của đất nước trong ba năm qua. Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ lưu ý không được thỏa mãn với những gì đã đạt được.
Ngoài những thành tựu đã đạt, Thủ tướng chỉ ra một số hạn chế trong ngoại giao kinh tế như công tác thu thập tình hình có nơi còn chưa kịp thời, phản ứng chính sách còn bị động, thực hiện ngoại giao kinh tế vẫn chưa thành hệ thống, còn manh mún, chia cắt, chưa có trọng tâm, trọng điểm.
Ông cho biết, sự đột phá về ngoại giao kinh tế là có nhưng chưa cao, ký kết nhiều nhưng việc tổ chức thực hiện vẫn khiêm tốn.
Nhấn mạnh việc tham mưu chính sách phải nhanh, kịp thời, chính xác hơn, lãnh đạo Chính phủ cho biết, tình hình thế giới biến chuyển rất nhanh, tình hình mới cần có chính sách mới và cách làm mới.
Thủ tướng Việt Nam ông Phạm Minh Chính tại cuộc đàm phán với Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga ông Vyacheslav Volodin - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2023
Tân Thư ký Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là ai?
“Các biện pháp ngoại giao phải thực tiễn, hiệu quả nhưng phải chân thành, tôn trọng, tin cậy thể hiện tinh thần ngoại giao cây tre”, - người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.
Đồng thời, công tác ngoại giao kinh tế phải bám sát yêu cầu trong nước.
“Phải làm những gì người ta cần, không làm những gì ta có”, - Thủ tướng phân tích, có thể thu thập được rất nhiều thông tin nhưng phải xác định được thông tin mà người dân, doanh nghiệp, Đảng, Nhà nước cần là cái gì.
Thủ tướng nhắc phải chủ động, tích cực đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, trong đó có những ngành có nhiều tiềm năng lớn như Halal. Các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải chủ động làm chiến lược, không đợi đến khi có sự kiện mới gặp gỡ, tiếp xúc.
Thủ tướng quán triệt, khi triển khai ngoại giao kinh tế phải "đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, hài hòa về lợi ích, rủi ro thì chia sẻ".
Đồng thời, đội ngũ cán bộ ngoại giao nhạy bén về chính trị, nhạy cảm về kinh tế, sâu sắc về khoa học công nghệ, tinh thông về ngoại giao, hiểu biết về luật pháp, có tâm và có tầm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала