Lý do ông Trương Tấn Sơn về Long An

© Nguyễn Thị Đức HạnhBí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được trao quyết định tiếp nhận cán bộ cho ông Trương Tấn Sơn.
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được trao quyết định tiếp nhận cán bộ cho ông Trương Tấn Sơn.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2023
Đăng ký
Ông Trương Tấn Sơn, nguyên Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình, TP.HCM, vừa nhận quyết định điều động đến nhận công tác tại Tỉnh uỷ Long An.
Theo Bí thư Tỉnh uỷ Long An Nguyễn Văn Được, do nhu cầu nhân sự, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An đã có đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM tăng cường, hỗ trợ cán bộ quản lý cho tỉnh.

Lý do ông Trương Tấn Sơn được điều ề Long An

Chiều ngày 22/12, Tỉnh ủy Long An đã tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An đã chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An có quyết định tiếp nhận ông Trương Tấn Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình, TP.HCM, đến Ban Tổ chức Tỉnh ủy và chờ bố trí công tác, kể từ ngày 18/12/2023.
Phát biểu hôm nay tại buổi công bố quyết định, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An Nguyễn Văn Được đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà ông Sơn phấn đấu đạt được thời gian qua.
© TTXVN - Nguyễn Thị Đức HạnhBí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được trao quyết định tiếp nhận cán bộ cho ông Trương Tấn Sơn.
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được trao quyết định tiếp nhận cán bộ cho ông Trương Tấn Sơn.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2023
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được trao quyết định tiếp nhận cán bộ cho ông Trương Tấn Sơn.
Ông Được mong muốn, ông Trương Tấn Sơn tiếp tục phát huy sở trường, kiến thức, kinh nghiệm; phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, sự nêu gương trách nhiệm trong công việc, đồng thời, không ngừng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị.
Đáng chú ý, Bí thư Tỉnh uỷ Long An cũng chia sẻ về quyết định điều động nhân sự đối với ông Trương Tấn Sơn.

Theo ông Nguyễn Văn Được: “Do nhu cầu nhân sự, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An đã có đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM tăng cường, hỗ trợ cán bộ quản lý cho tỉnh”.

Bí thư Được nói thêm, Long An và TP.HCM là hai địa phương gắn bó keo sơn. Thời gian qua, TP.HCM đã hỗ trợ giúp đỡ rất nhiều cho Long An trong phát triển kinh tế - xã hội.
Về phần mình, phát biểu tại buổi lễ, ông Trương Tấn Sơn tiếp thu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An.
Ông Sơn cũng bày tỏ niềm vui khi được công tác tại quê hương của mình là tỉnh Long An.
“Đây là niềm vinh dự cũng là trách nhiệm”, Lao Động dẫn phát biểu của ông Trương Tấn Sơn cho hay.
Ông Sơn cũng hứa sẽ cố gắng cùng tập thể xây dựng nội bộ đoàn kết, triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ, ra sức phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ.

Lý giải quy trình điều động ông Trương Tấn Sơn về Long An

Những ngày qua, việc điều động, tiếp nhận này theo quy trình nào đã nhận được sự quan tâm của nhiều người. Một số cơ quan báo chí đưa tin và lý giải về quy trình điều động nhân sự này.
Cầu Long Thành, Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2023
Thủ tướng giao Long An chủ trì điều phối Vành đai 4: Long An nói không phù hợp
Ngày 22/12, báo Pháp luật TP.HCM cho biết, việc một cán bộ, công chức đang công tác ở tỉnh này được điều động sang tỉnh khác là hoàn toàn bình thường.
Trước đó, báo Tuổi Trẻ cũng nhấn mạnh, việc điều động ông Trương Tấn Sơn được thực hiện theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Cán bộ, công chức.
Theo PLO dẫn lời TS. Vũ Trung Kiên, thứ nhất, để điều động ông Trương Tấn Sơn về công tác tại Tỉnh uỷ Long An chắc chắn Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM và Chủ tịch UBND TP.HCM không thể tự quyết định, tức Ban Thường vụ Thành uỷ thống nhất ý kiến và Chủ tịch UBND TP.HCM ra quyết định “nếu không có công văn xin cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Long An”.
Đặc biệt, để xin ông Trương Tấn Sơn về công tác tại Tỉnh uỷ Long An, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Long An trước hết phải gặp riêng ông Trương Tấn Sơn đặt vấn đề và phải nhận được sự đồng ý của ông Sơn.
“Sau khi ông Sơn đồng ý về công tác tại tỉnh Long An, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Long An sẽ họp, bàn, thống nhất và có văn bản gửi Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM xin cán bộ về tỉnh công tác”, TS. Vũ Trung Kiên nói.
Thứ hai, việc điều động cán bộ hiện nay thực hiện theo Quy định 80 ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Đối với TP.HCM còn thực hiện thêm theo Quyết định 3008 ngày 21/7/2014 của Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM ban hành quy định về phân cấp, quản lý cán bộ.
Ông Trương Tấn Sơn là Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình, vậy ông thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM. Do đó, khi Chủ tịch UBND TP.HCM ký quyết định điều động ông về công tác ở Tỉnh uỷ Long An, theo TS. Vũ Trung Kiên, chắc chắn đã có sự bàn bạc, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM.
"Tức Chủ tịch UBND TP.HCM ban hành quyết định để hợp thức hoá về mặt Nhà nước quyết định của tập thể Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM", - chuyên gia lưu ý.
Vấn đề thứ ba, Chủ tịch UBND TP.HCM điều động ông Trương Tấn Sơn là thực hiện đúng thẩm quyền của Chủ tịch UBND TP trong việc quản lý cán bộ, công chức.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2023
'Cháy vé' tham quan Trụ sở HĐND và UBND TP.HCM
Theo ông Kiên phân tích, trong trường hợp cụ thể này, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ thực hiện nhiệm vụ ban hành quyết định điều động ông Sơn.
Còn việc tiếp nhận và bổ nhiệm ông Trương Tấn Sơn giữ chức vụ gì và ở đâu trong tỉnh Long An thì Chủ tịch UBND TP.HCM không còn thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm đối với các quy trình cán bộ tiếp theo của ông Sơn ở tỉnh Long An.
Chuyên gia nhấn mạnh, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ có thẩm quyền ban hành quyết định điều động ông Trương Tấn Sơn mà không còn có thẩm quyền gì sau đó nữa.
Điều thứ tư, cơ quan có trách nhiệm của tỉnh Long An sẽ ban hành văn bản tiếp nhận ông Sơn và điều động ông Sơn về công tác ở cơ quan, đơn vị nào đó theo nhu cầu và sắp xếp công tác cán bộ của tỉnh. Việc phân công công tác và bổ nhiệm ông Sơn sau đó sẽ thực hiện theo các quy trình của công tác cán bộ hiện nay.
“Tóm lại, một cán bộ, công chức đang công tác ở tỉnh này được điều động sang tỉnh khác là hoàn toàn bình thường. Vì ông Sơn là phó chủ tịch UBND quận của TP.HCM nên Chủ tịch UBND TP ban hành quyết định điều động. Còn nếu một công chức không thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM mà về Long An công tác, khi đó giám đốc Sở Nội vụ TP sẽ ban hành quyết định điều động”, PLO dẫn lời TS. Vũ Trung Kiên nêu rõ.
Ngày 21/12, Quận ủy quận Tân Bình (TPHCM) cũng đã tổ chức lễ trao quyết định điều động công tác đối với ông Trương Tấn Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình, đến nhận công tác tại Tỉnh uỷ Long An.
Trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
Trao huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Ông Trương Tấn Sơn là ai?

Ông Trương Tấn Sơn sinh năm 1984, quê quán ở Long An.
Ông Sơn có trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế; Kỹ sư Xây dựng - địa chính. Trình độ chính trị: Cao cấp Lý luận chính trị.
Ông Trương Tấn Sơn là con trai nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ông Sơn từng là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH Một thành viên (Saigontourist).
Tháng 3/2020, ông được HĐND quận Tân Bình bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình.
Đến tháng 4/2020, UBND TPHCM đã có quyết định phê chuẩn bầu ông Trương Tấn Sơn giữ chức Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình (TPHCM).
Tháng 8/2022, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã trao quyết định công nhận Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy Tân Bình, nhiệm kỳ 2020-2025, đối với ông Trương Tấn Sơn.
Đến ngày 22/12/2023, ông Trương Tấn Sơn được điều động đến nhận công tác tại Tỉnh ủy Long An.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала