https://kevesko.vn/20240103/co-cach-giup-viet-nam-thanh-cuong-quoc-hang-trung-27425228.html
Có cách giúp Việt Nam thành “cường quốc hạng trung”
Có cách giúp Việt Nam thành “cường quốc hạng trung”
Sputnik Việt Nam
TS. Lê Hồng Hiệp đã chia sẻ những điều mà ông cho là Việt Nam cần thực hiện để trở thành “cường quốc hạng trung” và người dân có thu nhập cao năm 2045. 03.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-03T18:53+0700
2024-01-03T18:53+0700
2024-01-03T18:53+0700
việt nam
đông nam á
chính phủ
kinh tế
kinh doanh
gdp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/641/52/6415262_2:0:999:561_1920x0_80_0_0_21c0e796174c6865d271b2fb6ca2b812.jpg
Theo ông, một trong số những công việc đó là tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng và “loại trừ các hành vi kinh doanh độc hại, chộp giật, phi pháp”.Chiến lược ngoại giao khéo léo của Việt NamMarket Times dẫn lời TS. Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), cho biết trong gần 3 năm qua, đối ngoại có thể coi là một điểm sáng nổi bật với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ với Mỹ, Nhật và Hàn Quốc lên mức Đối tác chiến lược toàn diện.Ngoài ra, Việt Nam cũng tiếp tục củng cố quan hệ với Trung Quốc, thể hiện qua chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 10/2022 và chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình tháng 12/2023 mới đây.Theo ông Hiệp, những sự kiện trên cho thấy Việt Nam đang ngày càng nâng cao vị thế và uy tín quốc tế, giúp quốc gia giữ được sự cân bằng và tự chủ chiến lược trong quan hệ với các nước lớn.Ngoài những lợi ích chiến lược, Việt Nam cũng thu được các lợi ích kinh tế không nhỏ từ mối quan hệ với các nước. Chẳng hạn, đó là việc đón nhận thêm nhiều nguồn vốn đầu tư chất lượng cao, bao gồm cả trong các lĩnh vực then chốt như chất bán dẫn, pin xe điện hay hàng điện tử công nghệ cao.Ở những tổ chức đa phương, Việt Nam cũng cho thấy vai trò của mình tại các diễn đàn của ASEAN và Liên Hợp Quốc. Việc được mời tham gia một số hội nghị của nhóm G7 và G20 đã chứng minh uy tín và vai trò của Việt Nam, được các nước lớn công nhận. Song song đó, Việt Nam cũng tăng cường đóng góp cho các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.Nâng caonăng lực doanh nghiệp trong nướcTheo ông Hiệp, để đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế phát triển và người dân có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam chắc chắn không thể duy trì mô hình tăng trưởng cũ dựa trên các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và tài nguyên, hay phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài.Điều cần phải làm là nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nội địa, thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, dựa trên đổi mới – sáng tạo. Bên cạnh những ngành như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, còn có các ngành khác như điện tử, xe điện, năng lượng xanh, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới.Lấy ví dụ, vừa qua Chính phủ đã thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), ban hành nhiều chính sách, biện pháp thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.Trong nước, các doanh nghiệp như FPT, Viettel, VinFast,… đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ trong mảng thiết kế chip, phát triển công nghệ 5G hay xe điện…Với sự đồng hành của các cơ quan nhà nước, cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân nhiều khát vọng, trong tương lai không xa, Việt Nam có thể đạt được những đột phá trong các lĩnh vực này, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, trở thành nền kinh tế thu nhập cao như mục tiêu đề ra.Tiếp tục công cuộc chống tham nhũngTheo TS. Lê Hồng Hiệp, “quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, và hiệu quả” có thể là những từ khóa miêu tả chính xác cách Chính phủ điều hành chính sách vĩ mô và vượt qua những thách thức trong 1.000 ngày qua.Cùng với sự quyết liệt trong chiến dịch “ngoại giao vaccine”, giải ngân đầu tư công, thu hút FDI,… là sự linh hoạt, sáng tạo trong cách xử lý các khó khăn của Chính phủ.Chẳng hạn, khi thấy các chính sách thắt chặt thị trường bất động sản và trái phiếu chính phủ có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực, Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh bằng cách nới lỏng hay hoãn thi hành một số quy định.Những động thái trên đã giúp nền kinh tế không bị tác động quá tiêu cực, lấy lại động lực tăng trưởng, mà vẫn đảm bảo các thị trường sẽ trở nên lành mạnh, bền vững hơn trong trung và dài hạn.Dù vậy, vẫn cần phải lưu ý đến những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự hành động tích cực và hiệu quả hơn nữa của tập thể Chính phủ. Trong đó, có thể kể đến việc thúc đẩy đầu tư công, hay nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu.Thêm vào đó, các thách thức trong việc quản lý thị trường chứng khoán và hệ thống tài chính - ngân hàng, mà đại án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB là một ví dụ, cho thấy còn rất nhiều việc phải làm để lành mạnh hóa nền kinh tế.Theo ông Hiệp, Việt Nam vẫn đang phải đương đầu với nhiều thách thức nội sinh lẫn ngoại sinh. Việc không đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 là một lời nhắc nhở về những khó khăn và điểm yếu mà Việt Nam cần khắc phục.Trong 2 năm cuối nhiệm kỳ, các thách thức được kỳ vọng sẽ từng bước giảm bớt và Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Đây sẽ là tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo, giai đoạn bản lề quyết định liệu Việt Nam có thể hiện thực hoá tham vọng trở thành nền kinh tế phát triển, thu nhập cao năm 2045 hay không.Ông Hiệp cho biết ông lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam thời gian tới. Theo ông, điều này không chỉ xuất phát từ tiềm năng, nội lực của nền kinh tế, từ quyết tâm của lãnh đạo quốc gia, mà còn từ bối cảnh quốc tế đang có xu hướng thuận lợi để Việt Nam có thể bứt phá trong tương lai gần.Về đối ngoại, TS. Lê Hồng Hiệp mong rằng Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì chiến lược ngoại giao cân bằng, thực dụng và hiệu quả để nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, qua đó tạo ra môi trường phát triển thuận lợi, thu hút hiệu quả các nguồn lực quốc tế nhằm phát triển kinh tế đất nước.
https://kevesko.vn/20240103/pho-thong-doc-lai-suat-cho-vay-ngan-hang-viet-nam-dang-thap-nhat-20-nam-qua-27422851.html
https://kevesko.vn/20240101/viet-nam-co-the-la-nen-kinh-te-lon-thu-21-the-gioi-nam-2038-27400163.html
https://kevesko.vn/20240101/viet-nam-de-danh-duoc-23-ty-usd-tang-luong-nhieu-nuoc-bat-ngo-27404289.html
https://kevesko.vn/20240101/nguoi-giau-nhat-viet-nam-27400659.html
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/641/52/6415262_126:0:874:561_1920x0_80_0_0_fd451ae337c225cd5c4741726af7a47a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, đông nam á, chính phủ, kinh tế, kinh doanh, gdp
việt nam, đông nam á, chính phủ, kinh tế, kinh doanh, gdp
Theo ông, một trong số những công việc đó là tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng và “loại trừ các hành vi kinh doanh độc hại, chộp giật, phi pháp”.
Chiến lược ngoại giao khéo léo của Việt Nam
Market Times dẫn lời TS. Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), cho biết trong gần 3 năm qua, đối ngoại có thể coi là một điểm sáng nổi bật với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ với Mỹ, Nhật và Hàn Quốc lên mức Đối tác chiến lược toàn diện.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tiếp tục củng cố quan hệ với Trung Quốc, thể hiện qua chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 10/2022 và chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình tháng 12/2023 mới đây.
Theo ông Hiệp, những sự kiện trên cho thấy Việt Nam đang ngày càng nâng cao vị thế và uy tín quốc tế, giúp quốc gia giữ được sự cân bằng và tự chủ chiến lược trong quan hệ với các nước lớn.
“Có được kết quả này là nhờ sự nguyên tắc, kiên trì về chiến lược đi kèm với sự khôn ngoan, khéo léo về sách lược và thực thi chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tất cả những thành quả này càng nổi bật hơn nữa nếu chúng ta đặt chúng trong bối cảnh thế giới đầy bất ổn, biến động và nhiều bất định thời gian qua”, TS. Lê Hồng Hiệp nhận định.
Ngoài những lợi ích chiến lược, Việt Nam cũng thu được các lợi ích kinh tế không nhỏ từ mối quan hệ với các nước. Chẳng hạn, đó là việc đón nhận thêm nhiều nguồn vốn đầu tư chất lượng cao, bao gồm cả trong các lĩnh vực then chốt như chất bán dẫn, pin xe điện hay hàng điện tử công nghệ cao.
Ở những tổ chức đa phương, Việt Nam cũng cho thấy vai trò của mình tại các diễn đàn của
ASEAN và Liên Hợp Quốc. Việc được mời tham gia một số hội nghị của nhóm G7 và G20 đã chứng minh uy tín và vai trò của Việt Nam, được các nước lớn công nhận. Song song đó, Việt Nam cũng tăng cường đóng góp cho các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của
Liên Hợp Quốc.
“Những điều này giúp gia tăng hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam và phù hợp với định hướng trở thành một “cường quốc hạng trung” hay “quốc gia tầm trung” (middle power) của chúng ta trong thời gian tới”, Market Times dẫn lời chuyên gia.
Nâng caonăng lực doanh nghiệp trong nước
Theo ông Hiệp, để đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế phát triển và người dân có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam chắc chắn không thể duy trì mô hình tăng trưởng cũ dựa trên các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và tài nguyên, hay phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài.
Điều cần phải làm là nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nội địa, thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, dựa trên đổi mới – sáng tạo. Bên cạnh những ngành như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, còn có các ngành khác như điện tử, xe điện, năng lượng xanh, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới.
Lấy ví dụ, vừa qua Chính phủ đã thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), ban hành nhiều chính sách, biện pháp thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Trong nước, các doanh nghiệp như FPT,
Viettel, VinFast,… đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ trong mảng thiết kế chip, phát triển công nghệ 5G hay xe điện…
Với sự đồng hành của các cơ quan nhà nước, cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân nhiều khát vọng, trong tương lai không xa, Việt Nam có thể đạt được những đột phá trong các lĩnh vực này, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, trở thành nền kinh tế thu nhập cao như mục tiêu đề ra.
Tiếp tục công cuộc chống tham nhũng
Theo TS. Lê Hồng Hiệp, “quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, và hiệu quả” có thể là những từ khóa miêu tả chính xác cách Chính phủ điều hành chính sách vĩ mô và vượt qua những thách thức trong 1.000 ngày qua.
Cùng với sự quyết liệt trong chiến dịch “ngoại giao vaccine”, giải ngân đầu tư công, thu hút FDI,… là sự linh hoạt, sáng tạo trong cách xử lý các khó khăn của Chính phủ.
Chẳng hạn, khi thấy các chính sách thắt chặt thị trường bất động sản và trái phiếu chính phủ có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực,
Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh bằng cách nới lỏng hay hoãn thi hành một số quy định.
Những động thái trên đã giúp nền kinh tế không bị tác động quá tiêu cực, lấy lại động lực tăng trưởng, mà vẫn đảm bảo các thị trường sẽ trở nên lành mạnh, bền vững hơn trong trung và dài hạn.
Dù vậy, vẫn cần phải lưu ý đến những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự hành động tích cực và hiệu quả hơn nữa của tập thể Chính phủ. Trong đó, có thể kể đến việc thúc đẩy đầu tư công, hay nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu.
Thêm vào đó, các thách thức trong việc quản lý thị trường chứng khoán và hệ thống tài chính - ngân hàng, mà đại án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB là một ví dụ, cho thấy còn rất nhiều việc phải làm để lành mạnh hóa nền kinh tế.
“Mặc dù vậy, tôi cho rằng thời gian qua Chính phủ đã có những bước đi phù hợp để từng bước hóa giải hoặc kiềm chế các thách thức này, thông qua cả các biện pháp chính sách lẫn hành động thực tiễn”, TS. Lê Hồng Hiệp nhận định.
Theo ông Hiệp, Việt Nam vẫn đang phải đương đầu với nhiều thách thức nội sinh lẫn ngoại sinh. Việc không đạt mục tiêu tăng trưởng
GDP 6,5% năm 2023 là một lời nhắc nhở về những khó khăn và điểm yếu mà Việt Nam cần khắc phục.
Trong 2 năm cuối nhiệm kỳ, các thách thức được kỳ vọng sẽ từng bước giảm bớt và Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Đây sẽ là tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo, giai đoạn bản lề quyết định liệu Việt Nam có thể hiện thực hoá tham vọng trở thành nền kinh tế phát triển, thu nhập cao năm 2045 hay không.
Ông Hiệp cho biết ông lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam thời gian tới. Theo ông, điều này không chỉ xuất phát từ tiềm năng, nội lực của nền kinh tế, từ quyết tâm của lãnh đạo quốc gia, mà còn từ bối cảnh quốc tế đang có xu hướng thuận lợi để Việt Nam có thể bứt phá trong tương lai gần.
“Về phía Chính phủ, tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ tiếp tục hành động quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, và hiệu quả như thời gian qua. Việc chống tham nhũng và loại trừ các hành vi kinh doanh độc hại, chộp giật, phi pháp… cần được tiếp tục”, chuyên gia khuyến nghị.
Về đối ngoại, TS. Lê Hồng Hiệp mong rằng Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì chiến lược ngoại giao cân bằng, thực dụng và hiệu quả để nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, qua đó tạo ra môi trường phát triển thuận lợi, thu hút hiệu quả các nguồn lực quốc tế nhằm phát triển kinh tế đất nước.