https://kevesko.vn/20240107/da-co-nha-dau-tu-muon-tham-gia-tai-co-cau-scb-4-ngan-hang-chuyen-giao-bat-buoc-27459298.html
Đã có nhà đầu tư muốn tham gia tái cơ cấu SCB, 4 ngân hàng chuyển giao bắt buộc
Đã có nhà đầu tư muốn tham gia tái cơ cấu SCB, 4 ngân hàng chuyển giao bắt buộc
Sputnik Việt Nam
Một số nhà đầu tư đã đề nghị tham gia cơ cấu lại Ngân hàng Sài Gòn SCB, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư. 07.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-07T15:37+0700
2024-01-07T15:37+0700
2024-01-07T15:37+0700
việt nam
ngân hàng scb
ngân hàng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/0c/18518938_0:0:640:361_1920x0_80_0_0_1ef45e17b448a6993807ab14155f5101.jpg
Ngân hàng SCB được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022 sau sự cố rút tiền hàng loạt.Cũng theo Bộ KH&ĐT, liên quan việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, cấp có thẩm quyền đã phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng gồm CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank.Đã có nhà đầu tư muốn tham gia tái cơ cấu SCBTheo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi tới cuộc họp Chính phủ ngày 5/1, Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 được triển khai quyết liệt và hiệu quả.Đáng chú ý, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại SCB của SCB và Ban Kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương xử lý SCB và đang nghiên cứu xử lý đề xuất tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư.Vnexpress dẫn báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về tái cơ cấu nền kinh tế cho biết, trong 2 năm vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.Với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong đó có Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Thủ tướng về chủ trương xử lý.Hướng xử lý dưa trên cơ sở đánh giá tổng thể thực trạng, cũng như đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt ngân hàng này.Như Sputnik đã thông tin, hiện Việt Nam có 5 ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, gồm CBBank, OceanBank, GPBank, DongABank và SCB.Kiểm soát đặc biệt là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng nói chung.Trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, đã có nhiều ngân hàng từng được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt nhưng sau đó đã phục hồi và phát triển mạnh.Với SCB, ngân hàng này được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022 sau vụ nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng ghi nhận tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt.4 ngân hàng chuyển giao bắt buộcVới 4 ngân hàng còn lại (CBBank, OceanBank, GP Bank và DongABank), Ngân hàng Nhà nước đã trình và được phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.Hiện cơ quan chức năng đang xem xét, chuẩn bị phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.Việc cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém trên thực tế đang bị chậm so với kế hoạch.Đồng thời, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý, cơ chế hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng tham gia xử lý/nhận chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng yếu kém.Báo cáo hồi năm ngoái của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán tại NHNN năm 2023 cũng cho biết, phương án xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm, kéo dài qua nhiều năm phát sinh (từ năm 2015 đến nay).Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc kéo dài tiến độ xử lý dẫn đến nguồn lực dự kiến hỗ trợ thông qua các hình thức cho vay đặc biệt tăng do hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này lỗ liên tục. Dự kiến, tổng quy mô khoản vay đặc biệt của 4 đơn vị (CBBank, OceanBank, GPBank và Dong A Bank) là 168.000 tỷ đồng.Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, đến thời điểm kiểm toán (tháng 8/2023), việc xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc mới ở bước được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc, đang ở giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển giao bắt buộc. Trong đó, mới có một ngân hàng được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng đánh giá, quá trình triển khai xử lý các ngân hàng yếu kém gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý và cơ chế hỗ trợ.Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã lý giải cụ thể cho vấn đề này. Theo người đứng đầu NHNN, quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng kéo dài do việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc khó khăn vì phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng thương mại, cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia.Ngoài ra, cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém nói chung và phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng mua bắt buộc và DongA Bank nói riêng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.Việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém là “phức tạp, chưa có tiền lệ”.Hồi giữa tháng 12/2023, trong cuộc gặp lãnh đạo Ngân hàng Mizuho, một trong ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị ngân hàng này tham gia tái cấu trúc ngân hàng yếu kém của Việt Nam.Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng nhận thấy, các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng, về quy mô vốn, tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu.Các ngân hàng cũng đang nỗ lực củng cố, chấn chỉnh toàn diện về mặt tài chính, quản trị và khâu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.Ngân hàng Nhà nước khẳng định, thời gian tới sẽ tăng cường công tác thanh gia, giám sát đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng.Tiếp tục xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với một số lĩnh vực rủi ro, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, thường xuyên giám sát tiến độ, kết quả xử lý nợ xấu của VAMC.Tính đến cuối tháng 10/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 5,03%. Trong trường hợp không bao gồm 3 ngân hàng thương mại mua lại bắt buộc (OceanBank, CBBank, GPBank) và 2 ngân hàng thương mại kiểm soát đặc biệt (DAB, SCB) thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,97%.Toàn hệ thống xử lý được khoảng 184.050 tỷ đồng nợ xấu.
https://kevesko.vn/20240106/thong-doc-nguyen-thi-hong-su-co-rut-tien-hang-loat-tai-ngan-hang-scb-tac-dong-manh-27456428.html
https://kevesko.vn/20231218/ba-truong-my-lan-doi-dien-khung-hinh-phat-tu-hinh-tien-rut-tu-scb-co-lay-lai-duoc-khong-27157813.html
https://kevesko.vn/20231207/thong-doc-nguyen-thi-hong-ngan-hang-nha-nuoc-cheo-chong-qua-bien-co-lich-su-nhu-scb-26917644.html
https://kevesko.vn/20231205/scb-dong-cua-hang-loat-chi-nhanh-26862881.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/0c/18518938_61:0:618:418_1920x0_80_0_0_7b8bff819e645a09c59009cc0d6f45d5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ngân hàng scb, ngân hàng
việt nam, ngân hàng scb, ngân hàng
Ngân hàng SCB được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022 sau sự cố rút tiền hàng loạt.
Cũng theo Bộ KH&ĐT, liên quan việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, cấp có thẩm quyền đã phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng gồm CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank.
Đã có nhà đầu tư muốn tham gia tái cơ cấu SCB
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi tới cuộc họp Chính phủ ngày 5/1, Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 được triển khai quyết liệt và hiệu quả.
Đáng chú ý, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại SCB của SCB và Ban Kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương xử lý SCB và đang nghiên cứu xử lý đề xuất tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư.
Vnexpress dẫn báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về tái cơ cấu nền kinh tế cho biết, trong 2 năm vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
Với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong đó có
Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Thủ tướng về chủ trương xử lý.
Hướng xử lý dưa trên cơ sở đánh giá tổng thể thực trạng, cũng như đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt ngân hàng này.
“Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương án cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định”, - Vnexpress dẫn báo cáo nêu.
Như Sputnik đã thông tin, hiện Việt Nam có 5 ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, gồm CBBank, OceanBank, GPBank, DongABank và SCB.
Kiểm soát đặc biệt là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng nói chung.
Trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, đã có nhiều ngân hàng từng được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt nhưng sau đó đã phục hồi và phát triển mạnh.
Với SCB, ngân hàng này được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022 sau vụ nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng ghi nhận tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt.
4 ngân hàng chuyển giao bắt buộc
Với 4 ngân hàng còn lại (CBBank, OceanBank, GP Bank và DongABank),
Ngân hàng Nhà nước đã trình và được phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.
Hiện cơ quan chức năng đang xem xét, chuẩn bị phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.
Việc cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém trên thực tế đang bị chậm so với kế hoạch.
“Việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án tồn đọng còn lại gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc phải đánh giá, thẩm định chính xác giá trị tài sản đã qua nhiều năm”, - Báo Đầu tư dẫn báo cáo cho hay.
Đồng thời, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý, cơ chế hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng tham gia xử lý/nhận chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng yếu kém.
18 Tháng Mười Hai 2023, 18:14
Báo cáo hồi năm ngoái của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán tại NHNN năm 2023 cũng cho biết, phương án xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm, kéo dài qua nhiều năm phát sinh (từ năm 2015 đến nay).
Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc kéo dài tiến độ xử lý dẫn đến nguồn lực dự kiến hỗ trợ thông qua các hình thức cho vay đặc biệt tăng do hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này lỗ liên tục. Dự kiến, tổng quy mô khoản vay đặc biệt của 4 đơn vị (CBBank, OceanBank, GPBank và Dong A Bank) là 168.000 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, đến thời điểm kiểm toán (tháng 8/2023), việc xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc mới ở bước được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc, đang ở giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển giao bắt buộc. Trong đó, mới có một ngân hàng được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng đánh giá, quá trình triển khai xử lý các ngân hàng yếu kém gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý và cơ chế hỗ trợ.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã lý giải cụ thể cho vấn đề này. Theo người đứng đầu NHNN, quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng kéo dài do việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc khó khăn vì phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng thương mại, cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia.
Ngoài ra, cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém nói chung và phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng mua bắt buộc và DongA Bank nói riêng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.
7 Tháng Mười Hai 2023, 22:43
Việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém là “phức tạp, chưa có tiền lệ”.
Hồi giữa tháng 12/2023, trong cuộc gặp lãnh đạo Ngân hàng Mizuho, một trong ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị ngân hàng này tham gia tái cấu trúc ngân hàng yếu kém của Việt Nam.
Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng nhận thấy, các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng, về quy mô vốn, tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu.
Các ngân hàng cũng đang nỗ lực củng cố, chấn chỉnh toàn diện về mặt tài chính, quản trị và khâu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, thời gian tới sẽ tăng cường công tác thanh gia, giám sát đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Tiếp tục xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với một số lĩnh vực rủi ro, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, thường xuyên giám sát tiến độ, kết quả xử lý nợ xấu của VAMC.
5 Tháng Mười Hai 2023, 20:02
Tính đến cuối tháng 10/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 5,03%. Trong trường hợp không bao gồm 3 ngân hàng thương mại mua lại bắt buộc (OceanBank, CBBank, GPBank) và 2 ngân hàng thương mại kiểm soát đặc biệt (DAB, SCB) thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,97%.
Toàn hệ thống xử lý được khoảng 184.050 tỷ đồng nợ xấu.